Đứa chút chít Thủy Hoàng tàn bạo ấy...



Chiến Thắng Đống Đa

. Trinh Đường

Vùng Khương thượng đây
Nửa phố nửa nông thôn
Lòng dân ngoại thành củ khoai hạt lúa
Bỗng mà đồn, mà thành to lũy nhỏ
Dựng lên
Trên tươi tốt hoa màu
Sầm Nghi Đống
Chỉ đưa tay lên vuốt chòm râu
Đâu đấy đã máu xa lửa dậy
Nhưng giờ đây
Đứa chút chít Thủy Hoàng tàn bạo ấy
Lần đầu chịu ở chung
Với lũ quân binh
Chỉ có điều hơi khác bọn lính quèn
Là bọn chúng chết nằm
Còn hắn thì chết đứng
Thân đề đốc giữa không gian lơ lửng
Chân không chấm đất cật chẳng đến trời
Thân hình chưa nai nịt đủ cân đai
Đung đưa gió dưới sợi dây treo cổ
Lưỡi thòng tím
Còn nguyên màu khiếp sợ
Chân như còn muốn chạy trốn giữa … không gian

Lũ áo xanh thân xác đám quân tàn
Chết đủ kiểu
Và phơi bày đủ vẻ
Đứa đền tội khi trườn qua mặt lũy
Đứa chết thiêu trong dáng lậy tế sao

Đứa cầm tay lệnh tiến ngã nhào
Đứa tết bím còn trơ sọ trọc
Không đứa nào còn say
Còn ăn càn nói tục
Đấy đây nhiều đứa hơi kỳ
Chúng định đưa xuống cả âm tình yêu
Những túi đựng vàng
Những lư đồng lọ cổ
(cũng không ít người lính người phu
Bần cùng đói khổ
Bị lùa sang đây
Nhận cái chết tha hương)
Nhưng chôn đâu
Chôn làm sao cho hết
Mọi người đành phải kéo thây dồn
Từng đống một
Rồi đắp đất thành những gò đống
Trên vườn ruộng tươi xưa
Trại đồn giặc đóng
Trên đồn lũy tan hoang
Những mồ nổi mọc lên
Mồ nổi khổng lồ
Mười hai mộ bia đen
Nhà thơ đương thời
Ngô Ngọc Du
Gọi là Kình Ngê quán
Những cá mập ăn thịt người
Những con nghê điên loạn
Bị ghè trụi vuốt nanh
Giam xuống đất đen
Để nắng mưa hàng phố vui yên
Ta trồng đa lên
Cho đống gò khỏi lở
Và gò đống với những cây đa lịch sử
Xanh lại luôn sau những kỉ niệm hào hùng!

Nơi đây
Mỗi mồng năm Tết Quang Trung.

(Trích Sử thi Quang Trung)

Chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong...

“Nước Việt ta từ khi lập quốc đến bây giờ, chính học lâu ngày đã mất đi. Người ta chỉ tranh đua tập việc học từ chương cầu lợi... Chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong, những tệ kia ở đó mà ra… cho nên việc học phải tuần tự mà tiến, đọc cho kỹ mà ngẫm nghĩ cho tinh, học cho rộng rồi ước lượng cho gọn, theo điều học biết mà làm, hoạ may nhân tài mới có thể thành tựu, nước nhà nhờ đó mà vững yên”.

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804)

Đạo trị dân đại để có nhiều điều làm cứng cỏi phiền nhiễu...


Nguyễn Huệ

và sự định vị nhân cách thời đại

. Trần T. Huyền Trang


….

Thử thách lớn nhất mà Quang Trung – Nguyễn Huệ gặp phải là công cuộc chinh phục kẻ sĩ, vốn là tầng lớp được coi là tinh tuý nhất của xã hội phong kiến. Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nổi dậy của tầng lớp nông dân bị áp bức, và những người lãnh đạo nó là những người áo vải. Đó là một ưu điểm lớn xét về bản chất lịch sử, song trong thời điểm bấy giờ, nó lại là một nhược điểm khiến cho phong trào khó tiếp cận tầng lớp trí thức vốn mang nặng tư tưởng tôn phò chính thống. Các lãnh tụ Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ ý thức rất rõ điều này, cho nên không chỉ trong bước khởi nghiệp mà mãi đến khi đã hình thành nhà nước Tây Sơn, Nguyễn Huệ rất lo lắng vì sự thiếu vắng đội ngũ trí thức trong lực lượng cách mạng của mình. Trong thư gửi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, ông không giấu giếm nỗi lo ngại: “Những kẻ giúp việc trong nhất thời đều là những kẻ mạnh bạo… Đạo trị dân đại để có nhiều điều làm cứng cỏi phiền nhiễu.”

Thời bấy giờ những trí thức có chút danh giá ở Đàng trong trốn theo chúa Nguyễn, còn giới sĩ phu Đàng ngoài đã quen nhìn Đàng trong là láng giềng hoặc “phía bên kia”. Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra nêu cao chính nghĩa diệt Trịnh phò Lê, họ đã nhìn đội quân Tây Sơn như một lũ giặc mọi rợ, gọi xách mé là “man tặc”, là lũ “giặc lông đỏ”. Trong một bài thơ của mình, Phan Huy Ích gọi quân Tây Sơn là “tặc phong lai”- lũ giặc đến theo hơi gió. Các dòng trí thức lớn đều chiêu mộ hào kiệt “dò hư thực thế nào để tìm cách bắt lấy Huệ”. Bùi Dương Lịch ở Nghệ An thấy Nguyễn Thiếp không chịu ra hợp tác với Nguyễn Huệ đã làm thơ ca ngợi. Không phải Nguyễn Huệ không biết điều đó. Theo Hoàng lê nhất thống chí, Nguyễn Huệ hơn một lần khiêm xưng mình là kẻ ở hang núi xa xôi, nhưng trước hàng trăm cặp mắt của những kẻ tự nhận là bậc thức giả quan sát ông, kẻ ở hang núi luôn “coi xét lễ nghi hết sức chu đáo” trong mọi ứng xử với triều đình nhà Lê. Hai lần ra Bắc, Nguyễn Huệ có thừa cơ hội và sức mạnh để nắm lấy quyền thống trị đất nước. Song cả hai lần Nguyễn Huệ đều hành động rất cao thượng, không hề nhân chỗ yếu của người mà làm lợi riêng cho mình, chấp nhận quyền giám quốc của Sùng Nhượng công, kêu gọi cựu thần nhà Lê ra làm việc lại. Ông chủ trương dung nạp rộng rãi những người muốn ra hợp tác, và ông luôn lấy mắt xanh để nhìn kẻ sĩ.

Kể ra bấy giờ dưới trướng ông đã có những kẻ sĩ tài giỏi như Trần Văn Kỷ, Ngô Thế Lân, … nhưng với quan niệm “Dựng nước lấy đạo học làm đầu; cai trị lấy nhân tài làm gốc”, ông biết sau những chiến công, nền văn trị mà ông tiến hành rất cần các tài năng lớn. Khi Ngô Thì Nhậm đến ra mắt, Nguyễn Huệ đã nhận ra chân tài từ cái nhìn đầu tiên, ông bảo “Đây là trời để dành người tài cho ta dùng” rồi ban ngay chức tước xứng đáng, phong Ngô Thì Nhậm làm Tả thị lang bộ Lại, tước Tình phái hầu, lại cho đứng đầu tất thảy quan lại cựu triều. Không riêng Ngô Thì Nhậm, mà với Phan Huy Ích, Nguyễn Bá Lan, Vũ Huy Tấn…, Nguyễn Huệ đều đón nhận và không câu nệ mới cũ. Đối với Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huệ dành một sự biệt đãi khác thường, ba lần gửi thư mời kèm theo lễ trọng, lời thư trước sau một mực thiết tha tôn kính. Nguyễn Thiếp nặng lòng với nhà Lê, ba lần từ chối. Mãi đến khi Lê Chiêu Thống rước quân Thanh về nước, Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu Quang Trung rồi xuất binh ra Bắc đánh quân xâm lược, Nguyễn Thiếp mới chịu thừa nhận chính nghĩa Tây Sơn. Khi Nguyễn Huệ dừng ở Nghệ An lấy quân, Nguyễn Thiếp ra gặp Nguyễn Huệ và nói: “Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan”. Thật ra, với quyết tâm và phương lược đã định để đánh giặc Thanh, dù Nguyễn Thiếp có nói ngược Quang Trung vẫn không đổi chí, song lời bàn ấy khiến ông vô cùng vui mừng coi đây là dấu hiệu tốt đẹp đầu tiên trong quan hệ giữa ông với La Sơn phu tử. Khi chiến thắng trở về, ông đã ghé Nghệ An thăm Nguyễn Thiếp và cảm tạ: “Người xưa có nói : một lời nói mà dấy nổi cơ đồ. Lời tiên sinh quả có thế thật.” Quang Trung lại kiên trì thuyết phục nhiều lần nữa, và cuối cùng, dường như sự dịu dàng bền bỉ của nước đã thấm đượm vào từng thớ đá, Nguyễn Thiếp bằng lòng hợp tác, đầu tiên là giúp vua chấm thi, coi đất, rồi nhận lời ra làm viện trưởng viện Sùng Chính. Cần nói thêm rằng Quang Trung lập viện Sùng Chính ở Nghệ An, là ông đã hiểu đối tượng ở những chỗ vi tế nhất. Với một chức vụ thiên về giáo dục hơn là chính trị, mà La Sơn phu tử đã từng dạy học, người ta sẽ không thấy bỡ ngỡ khi ông ra dịch sách hay đào tạo nhân tài, do vậy Nguyễn Thiếp có thể yên tâm làm việc mà không sợ suy giảm thanh danh. Nếu không có tấm lòng rộng rãi, hết mực yêu sĩ chuộng hiền, chắc chắn Quang Trung không thể đưa nhà ẩn sĩ đất La Sơn trở lại với đời, để “hưng khởi chính học”, “khiến cho nhân tài có thể thành tựu”, “phong tục trở lại tốt đẹp” như ông từng mong muốn

….

Trần T. Huyền Trang
Bình Định

Nguồn: http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=4594&LOAIID=17&LOAIREF=5&TGID=944

Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng...



Đại Phá Quân Thanh




. Hoàng Thi Thơ


(1)
Ai phá tan quân Sầm Nghi Đống? (Vua Quang Trung)
Đất Đống Đa chôn vạn quân thù. (Nơi chôn bao nhiêu quân thù)
Ai phá tan binh đoàn giặc Thanh? (Vua Quang Trung)
Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng
(2)
Ai nhớ chăng Quang Bình anh dũng? (Vua Quang Trung)
Đất Đống Đa chôn vạn quân thù. (Nơi chôn bao nhiêu quân thù)
Ai phá tan binh đoàn giặc Thanh? (Vua Quang Trung)
Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng

Giặc nhà Thanh, đây Tôn Sĩ Nghị
Giặc nhà Thanh, đây Sầm Nghi Đống
Giặc tràn qua khắp bờ sông Nhị
Giặc tràn qua vây chặt thành Thăng Long

Mười vạn quân do ngài Quang Bình
Ào Ào đi ngăn đoàn quân tiến
Ào Ào đi đến miền Tam Điệp
Đợi mồng năm tiêu diệt sạch quân Thanh

Này bập bùng nhịp trống bồi hồi dòng chiêng
Vó ngựa hùng anh, vó ngựa dồn nhanh, vó ngựa tàn canh
Vó ngựa lừng vang rung rinh kinh thành
Nhằm Lục Đầu mà tiến, nhìn về Lạng Giang hướng về Hải Dương
Bắc Bình Đại Vương tiến Hà Hồi nhanh
đến Ngọc Hồi luôn quân Thanh tan tành

Ngàn quân Tàu vượt cầu như nước tràn
Hàng ngàn hàng ngàn quân Tàu vượt cầu trong gió ngàn
Ngàn quân Tàu sập cầu tô thắm màu Nhị Hà
Nhị Hà nước về đỏ ngầu thây chất tràn
Nào ngờ đâu bao mộng tan tành
Vạn giặc Thanh như là mây khói
Và từ đây nước Việt yên lành
Ngàn đời sau Bắc Bình còn vang danh




Bốn bề ráp ranh những đâu sách đã chép rõ...


Tinh Thần Độc Lập Dân Tộc

Của Anh Hùng

Quang Trung Nguyễn Huệ

. Trần Thanh Hằng

Chiến thắng Đống Đa đã xảy ra cách đây đúng hai trăm hai mươi năm. Trong một chiến dịch kéo dài 5 tuần lễ kết thúc bằng 5 ngày tổng phản công, quân dân Việt Nam đã quét sạch gần ba trăm ngàn quân binh Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, giải phóng dân tộc, giành lại chủ quyền và sự độc lập cho đất nước. Chiến thắng Đống Đa là một chiến công ghi dấu tinh thần yêu nước, yêu nòi giống của người Việt Nam. Chiến thắng Đống Đa cũng là kết quả của quyết tâm bảo vệ tổ quốc do một vị anh hùng dân tộc phát huy thành sức mạnh sấm sét. Bậc đại anh hùng đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đuổi quân Thanh đến thành công và đã thống nhất đất nước sau hai trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh là một người nổi bật trong thời đại Lê mạt, vì một tinh thần hầu như đã bị các vua chúa lãng quên, đó là tinh thần độc lập dân tộc.

Quang Trung Hoàng Đế là người có tinh thần độc lập, và được dân tộc kính cẩn ghi ơn vì tinh thần này.

Trong bối cảnh tao loạn thời Lê mạt, dân tộc ta bị lãnh đạo bởi vua hôn ám nhu nhược, chúa lộng quyền tàn ác, bởi tầng lớp sĩ phu, Bắc Hà và Nam Hà, đóng khung tư tưởng trong cái học Trình Chu, lấy lễ nghĩa Trung Quốc làm "tiêu chuẩn văn minh", coi thứ dân như mán mọi. Tầng lớp lãnh đạo ấy đem Thánh hiền Trung Quốc ra che đậy và biện minh cho thái độ thủ thân. Có chút hiểu biết thì cũng chỉ loanh quanh với những phỏng đoán chiều gió quyền lực ở Phú Xuân hay Thăng Long. Còn việc an dân định quốc, việc trù liệu cho họa ngoại xâm gần kề thì hình như không phải là mối quan tâm của họ, nói chi đến việc khơi động lại niềm tự hào dân tộc, niềm hãnh diện là người Việt Nam. Việc bảo tồn bản sắc Việt càng là chuyện xa vời viển vông nữa.

Có nhớ lại hoàn cảnh xã hội nước ta như vậy, vào hai thế kỷ trước, với những phân hóa sâu đậm ở mọi lãnh vực và với ảnh hưởng mê muội của cái học Tống Nho trong tầng lớp trí thức lãnh đạo quốc gia ta mới thấy tính chất cách mạng trong ý thức dân tộc và ý chí xây dựng lại tinh thần dân tộc của người anh hùng Nguyễn Huệ. Chữ "cách mạng" là chữ bậc anh hùng này sử dụng khi nói thẳng với quần chúng, vượt ra ngoài cái khuôn nô dịch của tầng lớp lãnh đạo đương thời. Xuyên qua những ý nguyện và hành động của Ngài, ta thấy là tinh thần dân tộc của Ngài được thể hiện qua hai hoài bão lớn lao: Ngài không chỉ quan tâm tới việc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ mà còn có ý chí thống nhất ý thức dân tộc trong bản sắc Việt Nam. Trong thời gian ngắn ngủi từ lúc dựng nghiệp cho đến khi thống lãnh sơn hà, Vua Quang Trung đã làm đủ mọi cách thực hiện cho được hai hoài bão này.

Nhớ lại công đức của Ngài, ta hãy so sánh tinh thần độc lập dân tộc trong triều đại của Ngài với tinh thần của hai triều đại trước và sau đó: Thời Lê mạt của Lê Chiêu Thống và thời Tân Nguyễn của Gia Long Nguyễn Ánh.

*

Trước khi vua Quang Trung thống nhất đất nước là thời kỳ Lê mạt: Vua Lê đã mất hết thực quyền từ hai trăm năm. Miền Bắc Hà do các chúa Trịnh nối giòng cai trị, thành một loại lãnh chúa tập trung mọi quyền hành quốc gia. Vua chỉ còn có cái tiếng, một loại bình phong để nhà Trịnh núp đằng sau, biện minh cho sự tiếm quyền của mình bằng danh nghĩa "phò Lê". Thời đó, vua Lê vẫn phải nhận sắc phong của triều đình Trung quốc và có lệ triều cống hàng năm. Việc cầu phong và triều cống được coi là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo của triều đình ta để được yên nước yên dân, tránh họa chiến tranh từ phương Bắc, ngay cả sau khi đã lật đổ được ách đô hộ của Minh triều trên đất nước. Tiếng là được sắc phong, nhưng thực tế là kẻ chiến thắng, các vua Việt Nam đời trước không coi mình là một thứ vua "phong" mà luôn luôn hành xử như một quốc trưởng có chủ quyền trên một lãnh thổ độc lập.

Nhưng đến đời Lê Mạt, thì ý chí độc lập đó không còn nữa. Thậm chí, khi quyền lực bị đe dọa, Lê Chiêu Thống đã tìm đủ mọi cách để trở lại ngai vàng, kể cả với cái giá bán nước. Lòng hướng về "Đại Thanh" như nguồn gốc quyền lực, Lê Chiêu Thống khóc lóc cầu cứu Tôn Sĩ Nghị giúp đỡ và ngụy trang thực tế bằng lời tâu dối trá:"..Quốc thành bị giặc (Tây Sơn) đánh phá, quân giặc cướp bóc tàn bạo không thể kêu xin với ai. Cho nên ai cũng căm thù thề không cùng sống với chúng, lắm người trốn trong núi, kết thành đồ đảng chỉ vì chưa có người chủ trương cho nên vẫn linh đinh. Nếu có Thiên binh sang cứu, các xứ đồng thời nổi lên thì chắc có thể lấy lại được quốc thành...". Mới thấy đầu óc của Chiêu Thống vừa thu gọn vấn đề trong quyền lợi của mình, vừa không nhớ đến công lao cứu nước của tổ tiên là Lê Lợi khi bị một Trần Thiêm Bình khóc lóc xin Minh triều cấp cứu.

Sách kể khi còn lẩn khuất ở Kinh Bắc và được tin báo từ bên Thanh về là đèn xanh vừa bật -Thanh Đế đã chuẩn lời "xin" và sẽ cho quân sang "cứu"-, thì Lê Chiêu Thống "rất mừng rỡ, chắp tay lên trán mà nói: Kẻ tiểu tử này gặp nhà nhiều nạn, đức Đại Hoàng Đế đoái thương nước nhỏ, trong nước lại được thấy bóng thiên nhật (ý chỉ Hoàng Đế Mãn Thanh), cái cớ trung hưng chắc ở lúc này"(!).

"Mừng rỡ" như vậy nên khi theo Tôn Sĩ Nghị về lại Thăng Long rồi, Lê Chiêu Thống đã tự bỏ hiệu Cảnh Hưng để dùng niên hiệu Càn Long trong các công văn. Tự coi như đã là nô bộc nhà Thanh và coi đất nước của tổ tiên để lại như quận huyện của Mãn triều!

Trái ngược với sự ươn hèn, tăm tối và vọng ngoại của Chiêu Thống là khí phách và sự hãnh diện dân tộc của vua Quang Trung.

"...Trong vòm trời đã chia sao Dực Chẩn, Nam Bắc vẫn riêng một non sông. Người phương Bắc không phải nòi giống ta thì tất khác dạ. Từ nhà Hán về sau, chúng cướp đất đai ta, cá thịt nhân dân, vơ vét của cải. Nông nỗi ấy, quốc dân ai cũng phải nghĩ để đánh đuổi đi...".

Cái chí của vị vua anh hùng này quả có khác với mộng "chiếm lại quốc thành" của Lê Chiêu Thống. Nhưng, qua chí hướng đó vua Quang Trung còn xác định rõ ràng tinh thần dân tộc: Việt Nam là nước của dân tộc Việt Nam, chứ không phải là là một loại "nước nhỏ được đức Đại Hoàng Đế đoái thương" như Chiêu Thống tự nhủ.

Vua Quang Trung cũng đã phát triển ý thức dân tộc một cách trọn vẹn khi huy động dân quân ra Bắc khu trừ giặc nước và bọn tòng vong Chiêu Thống. Ngài xác định chính nghĩa nằm ở lòng dân, không nằm ở chế độ, và càng không nằm nơi những giá trị do chế độ tạo ra để bảo vệ quyền lực của nó.

Phúc An Khang, đệ nhất dũng sĩ Mãn Thanh, thượng tướng của Càn Long đã vì sợ tấm gương của tiền nhiệm Tôn Sĩ Nghị, mà phát huy sáng kiến mọi kiểu để giữ hòa khí với nước ta. Đến độ dối cả hoàng đế của mình để khỏi làm mất lòng vua Quang Trung. Những việc đòi bãi bỏ lệ cống người vàng, hay khéo léo bắt nhà Thanh phải cung ứng ngựa tốt, sâm quý..., đều phản ảnh sự khôn ngoan trong đối xử mà vẫn tỏ lộ sức mạnh dân tộc của triều đại Quang Trung. Sử chép rằng khi được Càn Long mời sang Bắc Kinh, vua Quang Trung nhất định không đi. Phúc An Khang phải "dung hoà" bằng cách chịu mưu của ta là cho một nhân vật khác giả làm vua Quang Trung sang thăm Càn Long. Phái đoàn Việt Nam đã được triều Thanh cung phụng như chưa từng thấy.

*

Trong khi đó thì ở phía Nam, một người khác cũng nuôi mộng trở lại vị thế quyền uy của giòng họ là Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long sau này. Từ thời Huệ Vương trở đi, họ Nguyễn trong Nam cũng đã mục nát không kém triều đình của vua chúa Bắc Hà. Bị nhà Trịnh chiếm Phú Xuân, bị nhà Tây Sơn đuổi khỏi Gia Định, nhà Nguyễn chưa chịu dứt nghiệp: Nguyễn Ánh tìm đủ mọi cách duy trì quyền lực cho giòng họ và cản trở công nghiệp thống nhất đất nước của nhà Tây Sơn. Lòng dân không phục nên triều Cựu Nguyễn đã bị mất Phú Xuân, Thuận Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Nguyễn Ánh bị năm lần thất bại mỗi khi Nguyễn Huệ đưa quân vào Gia Định. Là người trì chí, Nguyễn Ánh tìm đến cả hậu thuẫn của ngoại bang. Đây cũng là một đặc điểm của ông chúa này: Quyền lợi của dân tộc, ông coi nhẹ hơn cái ngai chúa của ông rất nhiều. Không địch nổi Nguyễn Huệ, ông đi cầu viện hết Chân Lạp đến Xiêm La, đem cả quân ngoại quốc về đánh phá nước ta, làm dân ta khổ. Trận Rạch Gầm Xoài Mút năm 1785 là trận phá ngoại xâm đầu tiên của anh hùng Nguyễn Huệ. Dưới sự hướng đạo của Nguyễn Ánh, vua Xiêm La cho 50,000 quân sang đánh Nam Hà. Đạo quân Xiêm tàn ngược này cùng quân Nguyễn Ánh bị quân ta phục binh đánh cho tan tành, gây rúng động đến tận Vọng Các, chấm dứt vĩnh viễn mọi ý đồ xâm lăng Việt Nam của vua Xiêm. Năm 1789, khi Lê Chiêu Thống đưa quân Thanh về chiếm nước, Nguyễn Ánh cũng đã gởi lương thực tiếp vận Mãn Thanh (chỉ vì ông ta nghĩ kẻ thù của Mãn Thanh cướp nước là vua Quang Trung Nguyễn Huệ mà không nghĩ kẻ thù của Quang Trung là quân Mãn Thanh cướp nước!) Cũng còn may cho đất nước là thuyền lương "hữu nghị" của Nguyễn Ánh bị bão đánh đắm.

Chiến thắng Đống Đa không chỉ chấm dứt ước mơ quyền hành của Chiêu Thống, ông vua bất tài bất mục đã mếu khóc khi Nguyễn Huệ rút quân khỏi Bắc Hà vì "hắn để lại cái nước rỗng cho ta, bây giờ biết làm gì". Chiến thắng này còn kết thúc cả ước mơ đánh "hợp đồng" giữa Càn Long nhà Thanh với Nguyễn Ánh ở Đàng Trong, nhằm xiết chặt lực lượng Quang Trung trong gọng kìm thủy bộ ở cả hai mặt Bắc Nam.

Cầu viện "cấp vùng" không thành, Nguyễn Ánh nhìn xa hơn, xoay sang Tây Dương, qua trung gian các giáo sĩ để cầu viện nước Pháp. Trong chuyến vận động của Giám Mục Bá Đa Lộc với triều đình Louis 16 này, Nguyễn Ánh đã định tâm bán đứng một phần lãnh thổ và hy sinh quyền lợi quốc gia lâu dài cho người Pháp để đổi lấy sự trợ giúp vũ khí và kỹ thuật quân sự của họ. Sách chép rằng, Bá Đa Lộc được sự ủy nhiệm của Nguyễn Ánh để thương thuyết với Pháp đã cam kết cùng triều đình Louis 16 như sau:

"...Vua An Nam (tức Nguyễn Ánh) bằng lòng nhường cho vua Lang Sa, và sẽ cho kẻ tức vị nối quờn, đặng trị lấy cửa Hàn (Đà nẵng) cùng cả địa phận cửa ấy và những đảo áp cửa Phố và Ải Vân; Cho nên từ ấy về sau cho đến đời đời các đất ấy đều thuộc về nước Lang Sa..." (Điều 4 của Tờ Giao Ước - Sử Ký Đại Nam Việt Quốc Triều)

"...Hoặc sau này, nếu vua Lang sa có phải đánh giặc nước nào bên Phương Đông, thì vua An Nam (Nguyễn Ánh) phải cho quan sứ Lang sa được thâu 14,000 binh An Nam đặng cho đi giúp... (Điều 8 Tờ Giao Ước).

Nhượng đất nước của ông cha để lại cho ngoại bang khai thác, lại hứa sẽ cho dân đi làm "nghĩa vụ quốc tế", là Nguyễn Ánh. Lợi dụng giáo sĩ ngoại quốc làm việc cho mình, rồi sau lại cấm đạo, gây chia rẽ trong dân tộc cũng là ông vua này. Tinh thần bao dung dân tộc đã không có, tinh thần độc lập dân tộc cũng bị Nguyễn Ánh hy sinh cho tham vọng quyền lực của mình.

Chiếm được ngôi vua rồi, bản chất vọng ngoại của Nguyễn Gia Long cũng đã thể hiện qua việc rập khuôn theo văn hóa Trung Quốc: Từ việc xây dựng kinh thành rập khuôn Bắc kinh của Mãn Thanh cho đến việc du nhập lại cái học từ chương Tống Nho: Cũng chỉ vì văn hoá này có lợi cho việc gìn giữ quyền uy của nhà Nguyễn. Điều này giải thích tại sao trong khi Nguyễn Ánh là người có nhiều dịp tiếp xúc với các nền văn minh khác trước nhất, trong giai đoạn mà cuộc cách mạng kỹ nghệ Tây Phương đang chuyển mình đưa các quốc gia lên hàng tiến bộ, thì triều đại nhà Nguyễn lại từ khước mở mang, lại "bế quan toả cảng", để đến nỗi chỉ 80 năm sau chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung, đất nước bị lâm vào cảnh ngoại thuộc dưới thời Tự Đức. Dân trí bị bưng bít trong sự tối tăm, dân khí bị lãnh đạo làm cho nhu nhược, và quốc gia không theo kịp trào lưu thế giới, đó kết quả của biết bao xương máu đổ ra cho việc tranh hùng thời nội chiến

*

So sánh với tinh thần vọng ngoại (vào nhà Thanh) của Gia Long, ta đã thấy vua Quang Trung hành xử ra sao?
"...Tôi nay ra đánh cho nó (quân nhà Thanh) chết. Dẹp giặc xong rồi thì xin rước thầy (Nguyễn Thiếp) ra dạy học. Tôi muốn khí dụng gì cũng chẳng mua của nước Tàu..."
Trên đây là lời vua Quang Trung nói cùng La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp khi dừng quân ở Nghệ An trên đường ra Bắc đánh quân Thanh.

Ý thức độc lập dân tộc của vua Quang Trung không dừng ở chỗ bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, mà còn ở niềm hãnh diện về bản sắc Việt và khả năng của dân tộc mình.

Khi đã đuổi được quân Mãn Thanh và Lê Chiêu Thống khỏi bờ cõi, vua Quang Trung đã áp dụng một chính sách ngoại giao vừa nhu hòa, vừa biểu lộ được sức mạnh và tinh thần dân tộc với nhà Mãn Thanh. Tránh được cho đất nước nạn đao binh mà vẫn không nhượng bộ cho ngoại bang bất cứ điều gì có hại cho quyền lợi đất nước.

Đối với vua Quang Trung, lãnh thổ cha ông đã đổ máu gìn giữ cho đời sau là những gì linh thiêng, không thể để ngoại bang xâm chiếm. Sau khi đã ổn định trong nước, Ngài đã chuẩn bị đòi Mãn Thanh trả lại 6 Châu vùng Hưng Hóa Tuyên Quang mà nhà Hậu Lê và nhà Mạc đã dâng cho Trung Quốc sát nhập vào lãnh thổ Lưỡng Quảng:

"...Chỉ vì phần đất cõi Nam đứng làm phên dậu, bốn bề ráp ranh những đâu sách đã chép rõ..." (Thư vua Quang Trung gởi Càn Long đòi đất).

Bình định được trong nước rồi, Ngài còn lập chí muốn "đòi" Càn Long hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Tiếc rằng việc chưa thành thì Ngài đã mệnh chung. Và di sản tinh thần dân tộc đó, nhà Nguyễn đã không giữ gìn phát huy, mà còn làm băng hoại gây nên những hậu quả cho đất nước đến ngày nay.

Ý nghĩa đích thực của chiến thắng Đống Đa


Mùa Xuân Nói Chuyện

Đống Đa


Trích đoạn từ Cuộc Phỏng Vấn Của Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại. Người phỏng vấn: PV Hồng Phúc. Người trả lời: GS Trần Gia Phụng Ngày phỏng vấn: Thứ Bảy 12-02-2005 Ngày phát thanh: Chủ Nhật 13-02-2005

Nguồn: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=6&nid=17224

….

Câu hỏi 9: Thưa Gs., chúng tôi có đọc được một tài liệu nói rằng trận Đống Đa không phải là một trận lớn, chẳng qua là vì lòng tự hào dân tộc mà chúng ta thổi phồng chiến công này của vua Quang Trung lên mà thôi. Giáo sư nghĩ sao về lời bình phẩm này?

Trả lời: Thưa ông Hồng Phúc, ông không nêu tên tài liệu đó ra, nhưng tôi cũng đoán được tài liệu nầy rồi, vì tài liệu nầy đã một thời gây dư luận xôn xao. Ở đây tôi chỉ xin nhắc lại điều tôi đã thưa với ông khi ông phỏng vấn tôi lần trước, rằng người viết sử là người cố gắng trình bày lại quá khứ như nó đã xảy ra. Còn sử dụng quá khứ đó, tức sử dụng tài liệu sử học vào những công việc gì, thì tùy vào mục đích của từng người. Ví dụ nhà giáo dục sử dụng sử học để hướng dẫn, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ. Những người làm chính trị sử dụng sử học để tranh đấu và biện minh cho lý tưởng của mình.

Tác giả của tài liệu mà ông đề cập đến là một nhà chính trị. Mà đã là nhà chính trị, thì người ta sử dụng lịch sử theo ý của họ để phục vụ cho ý đồ chính trị của họ. Tôi xin miễn đề cập ở đây. Tôi chỉ xin trở lại ý nghĩa đích thực của chiến thắng Đống Đa năm 1789.

Muốn thấy rõ ý nghĩa và giá trị chiến thắng Đống Đa năm 1789, chúng ta phải đặt chiến thắng nầy trong bối cảnh lịch sử mà nó đã xảy ra. Vì vậy, khi mở đầu, tôi hơi dài dòng về bối cảnh lịch sử Trung Hoa. Tất cả các nhà cầm quyền Trung Hoa, kể cả các nhà cầm quyền hiện nay của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đều nuôi tham vọng bá quyền ở Đông Nam Á. Họ vẽ bản đồ Trung Hoa bao gồm cả Việt Nam và một số nước ĐNÁ. Qua đài phát thanh, chúng ta không thể xem bản đồ, nhưng chỉ cần nghe cách họ đặt các địa danh cũng biết tham vọng của họ. Ví dụ Biển Đông của chúng ta, thì họ gọi là Nam Hải. Ví dụ quần đảo Indonesia, thì họ gọi là quần đảo Nam Dương. Nam Hải và Nam Dương là biển nhỏ và biển lớn ở phía nam của Trung Hoa, tức là kín đáo ghi nhận rằng vùng nầy thuộc Trung Hoa.

Trở lại vấn đế năm 1789, như tôi đã thưa trên đây, theo tài liệu trong bộ Cao Tông thực lục, một bộ chính sử đời Thanh, chép việc đời vua Thanh Cao Tông tức Thanh Càn Long, thì vua Càn Long có ý định đánh tràn xuống Đàng Trong, tức miền Nam Đại Việt để tranh giành ảnh hưởng với Xiêm La. Dĩ nhiên, nếu nhà Thanh nuốt được Đại Việt thì chắc chắn họ không dừng tại đó. Đo đó, vua Quang Trung chiến thắng nhà Thanh năm 1789 cũng giống như nhà Trần chiến thắng nhà Nguyên vào thế kỷ 13, và Lê Lợi chiến thắng nhà Minh vào thế kỷ 15, vừa để bảo vệ độc lập dân tộc Việt chúng ta, vừa đánh tan giấc mộng xâm lăng và bành trướng của những nhà lãnh đạo Bắc phương.

Đó là giá trị và ý nghĩa đích thực của chiến thắng Đống Đa năm 1789, thưa ông Hồng Phúc và thưa quý vị thính giả nghe đài.

Nam Quốc Anh Hùng Chi Hữu Chủ

Người kỵ mã cầm cờ vào Thăng Long

Lê Hân là lính kỵ mã trong tiền quân của Ngô Văn Sở, từng cầm đại kỳ, hộ giá Quang Trung vào Thăng Long sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Thuở thiếu thời, Lê Hân, một cậu bé con nhà nghèo ở huyện Bình Khê, được một nhà sư ở Thiên Thai tự dạy võ nghệ cho. Khi tập đánh bộ, khi tập đánh trên ngựa, Hân trở thành một chàng trai dũng mãnh, những muốn đem tài sức ra cứu dân giúp đời. Gặp Ngô Văn Sở trên đường đi mộ binh, Hân ứng nghĩa ngay. Buổi đầu, chưa ai biết đến, Hân chỉ là một giản binh giữa hàng quân. Về sau, nhờ tài đức hơn người, Hân được cất nhắc làm đội trưởng, cầm cờ đi đầu khi hành quân hay phất cao trên trận địa để cổ vũ binh sĩ xông lên.

Đại kỳ của tướng Tây Sơn hình vuông, mỗi bề hai mét, giữa có màu đào, thêu tên chủ tướng, quanh viền tua xanh đính chặt các móc câu sắc, khi cần, có thể thành vũ khí phất ngang, làm sát thương quân địch. Người lính cầm cờ phải rất khỏe, can đảm, giỏi võ nghệ, để giữ chắc lá cờ khi xông trận. Vì giữ được cờ là giữ vững tinh thần quân sĩ, bị địch chém gãy cờ là báo điềm vỡ trận. Vì thế Ngô Văn Sở mới giao cho Lê Hân giữ đại kỳ. Mỗi lần ra trận, ông ngồi trên một chiến mã, tay cầm chắc cán cờ bằng gỗ trắc, sườn đeo trường kiếm, lưng mang hỏa hổ để ứng phó khi cần. Tay cờ, tay kiếm, Hân không ngại khi đánh giáp mặt với kẻ thù. Cuộc đời chiến đấu của Lê Hân đã gắn với ngọn cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn như vậy.

Mùa đông năm 1773, sau khi lấy được phủ Quy Nhơn, Tây Sơn Vương cử Ngô Văn Sở làm Chinh Nam Đại Tướng quân, đem binh vào đánh chiếm ba phủ: Phú Yên, Diên Khánh và Bình Thuận. Các tướng giữ thành của chúa Nguyễn kẻ đầu hàng kẻ tử trận. Lê Hân ngồi trên mình ngựa, giương cao cờ dẫn đoàn quân chiến thắng làm chủ hết thành này đến thành khác, trong tiếng reo hòa vang dội của nhân dân.

Vinh quang nhất là giữa trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Lê Hân hiên ngang giương cao lá cờ đào, đi đầu đội tiền quân, hộ giá vua Quang Trung vào thành Thăng Long sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đi sau đoàn kỵ binh của ông là hàng trăm thớt voi mang súng cự thuần trên lưng. Đầu các quản tượng và nòng súng đều quấn dải lụa điều mừng chiến thắng. Vua Quang Trung ngồi trên bành voi, áo bào đỏ và khăn vàng xạm đen khói súng, vẫy tay chào trăm họ đang hân hoan ra đón bên vệ đường.

Sau chiến thắng, vua trở về Phú Xuân, Lê Hân ở lại Bắc Thành cùng chủ soái. Từ một người lính kỵ mã cầm cờ tiền quân, ông trở thành một tỳ tướng thân cận của Ngô Văn Sở. Tới triều Cảnh Thịnh, chủ soái bị hại, ông chán ngán, lấy lý do đau yếu và xin về quê, nhưng không được chấp thuận. Triều Tây Sơn sụp đổ, ông trốn thoát khỏi vùng truy lùng của nhà Nguyễn, băng rừng núi trở về vùng Tây Sơn Thượng, mai danh ẩn tích, sống cùng đồng bào Ba Na quen biết từ hồi dấy nghĩa. Tới thời Minh Mệnh, lúc đã gần 80 tuổi, lệnh truy lùng quan quân nhà Tây Sơn đã lắng dịu, ông mới lặng lẽ về quê, sống trong đùm bọc, chở che của họ hàng, làng xóm.

  • Song Lộc
Nguồn: báo Bình Định Online

Đứa chút chít Thủy Hoàng tàn bạo ấy...

Chiến Thắng Đống Đa

. Trinh Đường

Vùng Khương thượng đây
Nửa phố nửa nông thôn
Lòng dân ngoại thành củ khoai hạt lúa
Bỗng mà đồn, mà thành to lũy nhỏ
Dựng lên
Trên tươi tốt hoa màu
Sầm Nghi Đống
Chỉ đưa tay lên vuốt chòm râu
Đâu đấy đã máu xa lửa dậy
Nhưng giờ đây
Đứa chút chít Thủy Hoàng tàn bạo ấy
Lần đầu chịu ở chung
Với lũ quân binh
Chỉ có điều hơi khác bọn lính quèn
Là bọn chúng chết nằm
Còn hắn thì chết đứng
Thân đề đốc giữa không gian lơ lửng
Chân không chấm đất cật chẳng đến trời
Thân hình chưa nai nịt đủ cân đai
Đung đưa gió dưới sợi dây treo cổ
Lưỡi thòng tím
Còn nguyên màu khiếp sợ
Chân như còn muốn chạy trốn giữa … không gian

Lũ áo xanh thân xác đám quân tàn
Chết đủ kiểu
Và phơi bày đủ vẻ
Đứa đền tội khi trườn qua mặt lũy
Đứa chết thiêu trong dáng lậy tế sao

Đứa cầm tay lệnh tiến ngã nhào
Đứa tết bím còn trơ sọ trọc
Không đứa nào còn say
Còn ăn càn nói tục
Đấy đây nhiều đứa hơi kỳ
Chúng định đưa xuống cả âm tình yêu
Những túi đựng vàng
Những lư đồng lọ cổ
(cũng không ít người lính người phu
Bần cùng đói khổ
Bị lùa sang đây
Nhận cái chết tha hương)
Nhưng chôn đâu
Chôn làm sao cho hết
Mọi người đành phải kéo thây dồn
Từng đống một
Rồi đắp đất thành những gò đống
Trên vườn ruộng tươi xưa
Trại đồn giặc đóng
Trên đồn lũy tan hoang
Những mồ nổi mọc lên
Mồ nổi khổng lồ
Mười hai mộ bia đen
Nhà thơ đương thời
Ngô Ngọc Du
Gọi là Kình Ngê quán
Những cá mập ăn thịt người
Những con nghê điên loạn
Bị ghè trụi vuốt nanh
Giam xuống đất đen
Để nắng mưa hàng phố vui yên
Ta trồng đa lên
Cho đống gò khỏi lở
Và gò đống với những cây đa lịch sử
Xanh lại luôn sau những kỉ niệm hào hùng!

Nơi đây
Mỗi mồng năm Tết Quang Trung.

(Trích Sử thi Quang Trung)

Chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong...

“Nước Việt ta từ khi lập quốc đến bây giờ, chính học lâu ngày đã mất đi. Người ta chỉ tranh đua tập việc học từ chương cầu lợi... Chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong, những tệ kia ở đó mà ra… cho nên việc học phải tuần tự mà tiến, đọc cho kỹ mà ngẫm nghĩ cho tinh, học cho rộng rồi ước lượng cho gọn, theo điều học biết mà làm, hoạ may nhân tài mới có thể thành tựu, nước nhà nhờ đó mà vững yên”.

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804)

Đạo trị dân đại để có nhiều điều làm cứng cỏi phiền nhiễu...



Nguyễn Huệ

và sự định vị nhân cách thời đại

. Trần T. Huyền Trang


….

Thử thách lớn nhất mà Quang Trung – Nguyễn Huệ gặp phải là công cuộc chinh phục kẻ sĩ, vốn là tầng lớp được coi là tinh tuý nhất của xã hội phong kiến. Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nổi dậy của tầng lớp nông dân bị áp bức, và những người lãnh đạo nó là những người áo vải. Đó là một ưu điểm lớn xét về bản chất lịch sử, song trong thời điểm bấy giờ, nó lại là một nhược điểm khiến cho phong trào khó tiếp cận tầng lớp trí thức vốn mang nặng tư tưởng tôn phò chính thống. Các lãnh tụ Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ ý thức rất rõ điều này, cho nên không chỉ trong bước khởi nghiệp mà mãi đến khi đã hình thành nhà nước Tây Sơn, Nguyễn Huệ rất lo lắng vì sự thiếu vắng đội ngũ trí thức trong lực lượng cách mạng của mình. Trong thư gửi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, ông không giấu giếm nỗi lo ngại: “Những kẻ giúp việc trong nhất thời đều là những kẻ mạnh bạo… Đạo trị dân đại để có nhiều điều làm cứng cỏi phiền nhiễu.”

Thời bấy giờ những trí thức có chút danh giá ở Đàng trong trốn theo chúa Nguyễn, còn giới sĩ phu Đàng ngoài đã quen nhìn Đàng trong là láng giềng hoặc “phía bên kia”. Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra nêu cao chính nghĩa diệt Trịnh phò Lê, họ đã nhìn đội quân Tây Sơn như một lũ giặc mọi rợ, gọi xách mé là “man tặc”, là lũ “giặc lông đỏ”. Trong một bài thơ của mình, Phan Huy Ích gọi quân Tây Sơn là “tặc phong lai”- lũ giặc đến theo hơi gió. Các dòng trí thức lớn đều chiêu mộ hào kiệt “dò hư thực thế nào để tìm cách bắt lấy Huệ”. Bùi Dương Lịch ở Nghệ An thấy Nguyễn Thiếp không chịu ra hợp tác với Nguyễn Huệ đã làm thơ ca ngợi. Không phải Nguyễn Huệ không biết điều đó. Theo Hoàng lê nhất thống chí, Nguyễn Huệ hơn một lần khiêm xưng mình là kẻ ở hang núi xa xôi, nhưng trước hàng trăm cặp mắt của những kẻ tự nhận là bậc thức giả quan sát ông, kẻ ở hang núi luôn “coi xét lễ nghi hết sức chu đáo” trong mọi ứng xử với triều đình nhà Lê. Hai lần ra Bắc, Nguyễn Huệ có thừa cơ hội và sức mạnh để nắm lấy quyền thống trị đất nước. Song cả hai lần Nguyễn Huệ đều hành động rất cao thượng, không hề nhân chỗ yếu của người mà làm lợi riêng cho mình, chấp nhận quyền giám quốc của Sùng Nhượng công, kêu gọi cựu thần nhà Lê ra làm việc lại. Ông chủ trương dung nạp rộng rãi những người muốn ra hợp tác, và ông luôn lấy mắt xanh để nhìn kẻ sĩ.

Kể ra bấy giờ dưới trướng ông đã có những kẻ sĩ tài giỏi như Trần Văn Kỷ, Ngô Thế Lân, … nhưng với quan niệm “Dựng nước lấy đạo học làm đầu; cai trị lấy nhân tài làm gốc”, ông biết sau những chiến công, nền văn trị mà ông tiến hành rất cần các tài năng lớn. Khi Ngô Thì Nhậm đến ra mắt, Nguyễn Huệ đã nhận ra chân tài từ cái nhìn đầu tiên, ông bảo “Đây là trời để dành người tài cho ta dùng” rồi ban ngay chức tước xứng đáng, phong Ngô Thì Nhậm làm Tả thị lang bộ Lại, tước Tình phái hầu, lại cho đứng đầu tất thảy quan lại cựu triều. Không riêng Ngô Thì Nhậm, mà với Phan Huy Ích, Nguyễn Bá Lan, Vũ Huy Tấn…, Nguyễn Huệ đều đón nhận và không câu nệ mới cũ. Đối với Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huệ dành một sự biệt đãi khác thường, ba lần gửi thư mời kèm theo lễ trọng, lời thư trước sau một mực thiết tha tôn kính. Nguyễn Thiếp nặng lòng với nhà Lê, ba lần từ chối. Mãi đến khi Lê Chiêu Thống rước quân Thanh về nước, Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu Quang Trung rồi xuất binh ra Bắc đánh quân xâm lược, Nguyễn Thiếp mới chịu thừa nhận chính nghĩa Tây Sơn. Khi Nguyễn Huệ dừng ở Nghệ An lấy quân, Nguyễn Thiếp ra gặp Nguyễn Huệ và nói: “Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan”. Thật ra, với quyết tâm và phương lược đã định để đánh giặc Thanh, dù Nguyễn Thiếp có nói ngược Quang Trung vẫn không đổi chí, song lời bàn ấy khiến ông vô cùng vui mừng coi đây là dấu hiệu tốt đẹp đầu tiên trong quan hệ giữa ông với La Sơn phu tử. Khi chiến thắng trở về, ông đã ghé Nghệ An thăm Nguyễn Thiếp và cảm tạ: “Người xưa có nói : một lời nói mà dấy nổi cơ đồ. Lời tiên sinh quả có thế thật.” Quang Trung lại kiên trì thuyết phục nhiều lần nữa, và cuối cùng, dường như sự dịu dàng bền bỉ của nước đã thấm đượm vào từng thớ đá, Nguyễn Thiếp bằng lòng hợp tác, đầu tiên là giúp vua chấm thi, coi đất, rồi nhận lời ra làm viện trưởng viện Sùng Chính. Cần nói thêm rằng Quang Trung lập viện Sùng Chính ở Nghệ An, là ông đã hiểu đối tượng ở những chỗ vi tế nhất. Với một chức vụ thiên về giáo dục hơn là chính trị, mà La Sơn phu tử đã từng dạy học, người ta sẽ không thấy bỡ ngỡ khi ông ra dịch sách hay đào tạo nhân tài, do vậy Nguyễn Thiếp có thể yên tâm làm việc mà không sợ suy giảm thanh danh. Nếu không có tấm lòng rộng rãi, hết mực yêu sĩ chuộng hiền, chắc chắn Quang Trung không thể đưa nhà ẩn sĩ đất La Sơn trở lại với đời, để “hưng khởi chính học”, “khiến cho nhân tài có thể thành tựu”, “phong tục trở lại tốt đẹp” như ông từng mong muốn

….

Trần T. Huyền Trang
Bình Định

Nguồn: http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=4594&LOAIID=17&LOAIREF=5&TGID=944


Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng ...


Đại Phá Quân Thanh




. Hoàng Thi Thơ


(1)
Ai phá tan quân Sầm Nghi Đống? (Vua Quang Trung)
Đất Đống Đa chôn vạn quân thù. (Nơi chôn bao nhiêu quân thù)
Ai phá tan binh đoàn giặc Thanh? (Vua Quang Trung)
Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng
(2)
Ai nhớ chăng Quang Bình anh dũng? (Vua Quang Trung)
Đất Đống Đa chôn vạn quân thù. (Nơi chôn bao nhiêu quân thù)
Ai phá tan binh đoàn giặc Thanh? (Vua Quang Trung)
Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng

Giặc nhà Thanh, đây Tôn Sĩ Nghị
Giặc nhà Thanh, đây Sầm Nghi Đống
Giặc tràn qua khắp bờ sông Nhị
Giặc tràn qua vây chặt thành Thăng Long

Mười vạn quân do ngài Quang Bình
Ào Ào đi ngăn đoàn quân tiến
Ào Ào đi đến miền Tam Điệp
Đợi mồng năm tiêu diệt sạch quân Thanh

Này bập bùng nhịp trống bồi hồi dòng chiêng
Vó ngựa hùng anh, vó ngựa dồn nhanh, vó ngựa tàn canh
Vó ngựa lừng vang rung rinh kinh thành
Nhằm Lục Đầu mà tiến, nhìn về Lạng Giang hướng về Hải Dương
Bắc Bình Đại Vương tiến Hà Hồi nhanh
đến Ngọc Hồi luôn quân Thanh tan tành

Ngàn quân Tàu vượt cầu như nước tràn
Hàng ngàn hàng ngàn quân Tàu vượt cầu trong gió ngàn
Ngàn quân Tàu sập cầu tô thắm màu Nhị Hà
Nhị Hà nước về đỏ ngầu thây chất tràn
Nào ngờ đâu bao mộng tan tành
Vạn giặc Thanh như là mây khói
Và từ đây nước Việt yên lành
Ngàn đời sau Bắc Bình còn vang danh



Bốn bề ráp ranh những đâu sách đã chép rõ...

Tinh Thần Độc Lập Dân Tộc

Của Anh Hùng

Quang Trung Nguyễn Huệ

. Trần Thanh Hằng

Chiến thắng Đống Đa đã xảy ra cách đây đúng hai trăm hai mươi năm. Trong một chiến dịch kéo dài 5 tuần lễ kết thúc bằng 5 ngày tổng phản công, quân dân Việt Nam đã quét sạch gần ba trăm ngàn quân binh Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, giải phóng dân tộc, giành lại chủ quyền và sự độc lập cho đất nước. Chiến thắng Đống Đa là một chiến công ghi dấu tinh thần yêu nước, yêu nòi giống của người Việt Nam. Chiến thắng Đống Đa cũng là kết quả của quyết tâm bảo vệ tổ quốc do một vị anh hùng dân tộc phát huy thành sức mạnh sấm sét. Bậc đại anh hùng đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đuổi quân Thanh đến thành công và đã thống nhất đất nước sau hai trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh là một người nổi bật trong thời đại Lê mạt, vì một tinh thần hầu như đã bị các vua chúa lãng quên, đó là tinh thần độc lập dân tộc.

Quang Trung Hoàng Đế là người có tinh thần độc lập, và được dân tộc kính cẩn ghi ơn vì tinh thần này.

Trong bối cảnh tao loạn thời Lê mạt, dân tộc ta bị lãnh đạo bởi vua hôn ám nhu nhược, chúa lộng quyền tàn ác, bởi tầng lớp sĩ phu, Bắc Hà và Nam Hà, đóng khung tư tưởng trong cái học Trình Chu, lấy lễ nghĩa Trung Quốc làm "tiêu chuẩn văn minh", coi thứ dân như mán mọi. Tầng lớp lãnh đạo ấy đem Thánh hiền Trung Quốc ra che đậy và biện minh cho thái độ thủ thân. Có chút hiểu biết thì cũng chỉ loanh quanh với những phỏng đoán chiều gió quyền lực ở Phú Xuân hay Thăng Long. Còn việc an dân định quốc, việc trù liệu cho họa ngoại xâm gần kề thì hình như không phải là mối quan tâm của họ, nói chi đến việc khơi động lại niềm tự hào dân tộc, niềm hãnh diện là người Việt Nam. Việc bảo tồn bản sắc Việt càng là chuyện xa vời viển vông nữa.

Có nhớ lại hoàn cảnh xã hội nước ta như vậy, vào hai thế kỷ trước, với những phân hóa sâu đậm ở mọi lãnh vực và với ảnh hưởng mê muội của cái học Tống Nho trong tầng lớp trí thức lãnh đạo quốc gia ta mới thấy tính chất cách mạng trong ý thức dân tộc và ý chí xây dựng lại tinh thần dân tộc của người anh hùng Nguyễn Huệ. Chữ "cách mạng" là chữ bậc anh hùng này sử dụng khi nói thẳng với quần chúng, vượt ra ngoài cái khuôn nô dịch của tầng lớp lãnh đạo đương thời. Xuyên qua những ý nguyện và hành động của Ngài, ta thấy là tinh thần dân tộc của Ngài được thể hiện qua hai hoài bão lớn lao: Ngài không chỉ quan tâm tới việc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ mà còn có ý chí thống nhất ý thức dân tộc trong bản sắc Việt Nam. Trong thời gian ngắn ngủi từ lúc dựng nghiệp cho đến khi thống lãnh sơn hà, Vua Quang Trung đã làm đủ mọi cách thực hiện cho được hai hoài bão này.

Nhớ lại công đức của Ngài, ta hãy so sánh tinh thần độc lập dân tộc trong triều đại của Ngài với tinh thần của hai triều đại trước và sau đó: Thời Lê mạt của Lê Chiêu Thống và thời Tân Nguyễn của Gia Long Nguyễn Ánh.

*

Trước khi vua Quang Trung thống nhất đất nước là thời kỳ Lê mạt: Vua Lê đã mất hết thực quyền từ hai trăm năm. Miền Bắc Hà do các chúa Trịnh nối giòng cai trị, thành một loại lãnh chúa tập trung mọi quyền hành quốc gia. Vua chỉ còn có cái tiếng, một loại bình phong để nhà Trịnh núp đằng sau, biện minh cho sự tiếm quyền của mình bằng danh nghĩa "phò Lê". Thời đó, vua Lê vẫn phải nhận sắc phong của triều đình Trung quốc và có lệ triều cống hàng năm. Việc cầu phong và triều cống được coi là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo của triều đình ta để được yên nước yên dân, tránh họa chiến tranh từ phương Bắc, ngay cả sau khi đã lật đổ được ách đô hộ của Minh triều trên đất nước. Tiếng là được sắc phong, nhưng thực tế là kẻ chiến thắng, các vua Việt Nam đời trước không coi mình là một thứ vua "phong" mà luôn luôn hành xử như một quốc trưởng có chủ quyền trên một lãnh thổ độc lập.

Nhưng đến đời Lê Mạt, thì ý chí độc lập đó không còn nữa. Thậm chí, khi quyền lực bị đe dọa, Lê Chiêu Thống đã tìm đủ mọi cách để trở lại ngai vàng, kể cả với cái giá bán nước. Lòng hướng về "Đại Thanh" như nguồn gốc quyền lực, Lê Chiêu Thống khóc lóc cầu cứu Tôn Sĩ Nghị giúp đỡ và ngụy trang thực tế bằng lời tâu dối trá:"..Quốc thành bị giặc (Tây Sơn) đánh phá, quân giặc cướp bóc tàn bạo không thể kêu xin với ai. Cho nên ai cũng căm thù thề không cùng sống với chúng, lắm người trốn trong núi, kết thành đồ đảng chỉ vì chưa có người chủ trương cho nên vẫn linh đinh. Nếu có Thiên binh sang cứu, các xứ đồng thời nổi lên thì chắc có thể lấy lại được quốc thành...". Mới thấy đầu óc của Chiêu Thống vừa thu gọn vấn đề trong quyền lợi của mình, vừa không nhớ đến công lao cứu nước của tổ tiên là Lê Lợi khi bị một Trần Thiêm Bình khóc lóc xin Minh triều cấp cứu.

Sách kể khi còn lẩn khuất ở Kinh Bắc và được tin báo từ bên Thanh về là đèn xanh vừa bật -Thanh Đế đã chuẩn lời "xin" và sẽ cho quân sang "cứu"-, thì Lê Chiêu Thống "rất mừng rỡ, chắp tay lên trán mà nói: Kẻ tiểu tử này gặp nhà nhiều nạn, đức Đại Hoàng Đế đoái thương nước nhỏ, trong nước lại được thấy bóng thiên nhật (ý chỉ Hoàng Đế Mãn Thanh), cái cớ trung hưng chắc ở lúc này"(!).

"Mừng rỡ" như vậy nên khi theo Tôn Sĩ Nghị về lại Thăng Long rồi, Lê Chiêu Thống đã tự bỏ hiệu Cảnh Hưng để dùng niên hiệu Càn Long trong các công văn. Tự coi như đã là nô bộc nhà Thanh và coi đất nước của tổ tiên để lại như quận huyện của Mãn triều!

Trái ngược với sự ươn hèn, tăm tối và vọng ngoại của Chiêu Thống là khí phách và sự hãnh diện dân tộc của vua Quang Trung.

"...Trong vòm trời đã chia sao Dực Chẩn, Nam Bắc vẫn riêng một non sông. Người phương Bắc không phải nòi giống ta thì tất khác dạ. Từ nhà Hán về sau, chúng cướp đất đai ta, cá thịt nhân dân, vơ vét của cải. Nông nỗi ấy, quốc dân ai cũng phải nghĩ để đánh đuổi đi...".

Cái chí của vị vua anh hùng này quả có khác với mộng "chiếm lại quốc thành" của Lê Chiêu Thống. Nhưng, qua chí hướng đó vua Quang Trung còn xác định rõ ràng tinh thần dân tộc: Việt Nam là nước của dân tộc Việt Nam, chứ không phải là là một loại "nước nhỏ được đức Đại Hoàng Đế đoái thương" như Chiêu Thống tự nhủ.

Vua Quang Trung cũng đã phát triển ý thức dân tộc một cách trọn vẹn khi huy động dân quân ra Bắc khu trừ giặc nước và bọn tòng vong Chiêu Thống. Ngài xác định chính nghĩa nằm ở lòng dân, không nằm ở chế độ, và càng không nằm nơi những giá trị do chế độ tạo ra để bảo vệ quyền lực của nó.

Phúc An Khang, đệ nhất dũng sĩ Mãn Thanh, thượng tướng của Càn Long đã vì sợ tấm gương của tiền nhiệm Tôn Sĩ Nghị, mà phát huy sáng kiến mọi kiểu để giữ hòa khí với nước ta. Đến độ dối cả hoàng đế của mình để khỏi làm mất lòng vua Quang Trung. Những việc đòi bãi bỏ lệ cống người vàng, hay khéo léo bắt nhà Thanh phải cung ứng ngựa tốt, sâm quý..., đều phản ảnh sự khôn ngoan trong đối xử mà vẫn tỏ lộ sức mạnh dân tộc của triều đại Quang Trung. Sử chép rằng khi được Càn Long mời sang Bắc Kinh, vua Quang Trung nhất định không đi. Phúc An Khang phải "dung hoà" bằng cách chịu mưu của ta là cho một nhân vật khác giả làm vua Quang Trung sang thăm Càn Long. Phái đoàn Việt Nam đã được triều Thanh cung phụng như chưa từng thấy.

*

Trong khi đó thì ở phía Nam, một người khác cũng nuôi mộng trở lại vị thế quyền uy của giòng họ là Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long sau này. Từ thời Huệ Vương trở đi, họ Nguyễn trong Nam cũng đã mục nát không kém triều đình của vua chúa Bắc Hà. Bị nhà Trịnh chiếm Phú Xuân, bị nhà Tây Sơn đuổi khỏi Gia Định, nhà Nguyễn chưa chịu dứt nghiệp: Nguyễn Ánh tìm đủ mọi cách duy trì quyền lực cho giòng họ và cản trở công nghiệp thống nhất đất nước của nhà Tây Sơn. Lòng dân không phục nên triều Cựu Nguyễn đã bị mất Phú Xuân, Thuận Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Nguyễn Ánh bị năm lần thất bại mỗi khi Nguyễn Huệ đưa quân vào Gia Định. Là người trì chí, Nguyễn Ánh tìm đến cả hậu thuẫn của ngoại bang. Đây cũng là một đặc điểm của ông chúa này: Quyền lợi của dân tộc, ông coi nhẹ hơn cái ngai chúa của ông rất nhiều. Không địch nổi Nguyễn Huệ, ông đi cầu viện hết Chân Lạp đến Xiêm La, đem cả quân ngoại quốc về đánh phá nước ta, làm dân ta khổ. Trận Rạch Gầm Xoài Mút năm 1785 là trận phá ngoại xâm đầu tiên của anh hùng Nguyễn Huệ. Dưới sự hướng đạo của Nguyễn Ánh, vua Xiêm La cho 50,000 quân sang đánh Nam Hà. Đạo quân Xiêm tàn ngược này cùng quân Nguyễn Ánh bị quân ta phục binh đánh cho tan tành, gây rúng động đến tận Vọng Các, chấm dứt vĩnh viễn mọi ý đồ xâm lăng Việt Nam của vua Xiêm. Năm 1789, khi Lê Chiêu Thống đưa quân Thanh về chiếm nước, Nguyễn Ánh cũng đã gởi lương thực tiếp vận Mãn Thanh (chỉ vì ông ta nghĩ kẻ thù của Mãn Thanh cướp nước là vua Quang Trung Nguyễn Huệ mà không nghĩ kẻ thù của Quang Trung là quân Mãn Thanh cướp nước!) Cũng còn may cho đất nước là thuyền lương "hữu nghị" của Nguyễn Ánh bị bão đánh đắm.

Chiến thắng Đống Đa không chỉ chấm dứt ước mơ quyền hành của Chiêu Thống, ông vua bất tài bất mục đã mếu khóc khi Nguyễn Huệ rút quân khỏi Bắc Hà vì "hắn để lại cái nước rỗng cho ta, bây giờ biết làm gì". Chiến thắng này còn kết thúc cả ước mơ đánh "hợp đồng" giữa Càn Long nhà Thanh với Nguyễn Ánh ở Đàng Trong, nhằm xiết chặt lực lượng Quang Trung trong gọng kìm thủy bộ ở cả hai mặt Bắc Nam.

Cầu viện "cấp vùng" không thành, Nguyễn Ánh nhìn xa hơn, xoay sang Tây Dương, qua trung gian các giáo sĩ để cầu viện nước Pháp. Trong chuyến vận động của Giám Mục Bá Đa Lộc với triều đình Louis 16 này, Nguyễn Ánh đã định tâm bán đứng một phần lãnh thổ và hy sinh quyền lợi quốc gia lâu dài cho người Pháp để đổi lấy sự trợ giúp vũ khí và kỹ thuật quân sự của họ. Sách chép rằng, Bá Đa Lộc được sự ủy nhiệm của Nguyễn Ánh để thương thuyết với Pháp đã cam kết cùng triều đình Louis 16 như sau:

"...Vua An Nam (tức Nguyễn Ánh) bằng lòng nhường cho vua Lang Sa, và sẽ cho kẻ tức vị nối quờn, đặng trị lấy cửa Hàn (Đà nẵng) cùng cả địa phận cửa ấy và những đảo áp cửa Phố và Ải Vân; Cho nên từ ấy về sau cho đến đời đời các đất ấy đều thuộc về nước Lang Sa..." (Điều 4 của Tờ Giao Ước - Sử Ký Đại Nam Việt Quốc Triều)

"...Hoặc sau này, nếu vua Lang sa có phải đánh giặc nước nào bên Phương Đông, thì vua An Nam (Nguyễn Ánh) phải cho quan sứ Lang sa được thâu 14,000 binh An Nam đặng cho đi giúp... (Điều 8 Tờ Giao Ước).

Nhượng đất nước của ông cha để lại cho ngoại bang khai thác, lại hứa sẽ cho dân đi làm "nghĩa vụ quốc tế", là Nguyễn Ánh. Lợi dụng giáo sĩ ngoại quốc làm việc cho mình, rồi sau lại cấm đạo, gây chia rẽ trong dân tộc cũng là ông vua này. Tinh thần bao dung dân tộc đã không có, tinh thần độc lập dân tộc cũng bị Nguyễn Ánh hy sinh cho tham vọng quyền lực của mình.

Chiếm được ngôi vua rồi, bản chất vọng ngoại của Nguyễn Gia Long cũng đã thể hiện qua việc rập khuôn theo văn hóa Trung Quốc: Từ việc xây dựng kinh thành rập khuôn Bắc kinh của Mãn Thanh cho đến việc du nhập lại cái học từ chương Tống Nho: Cũng chỉ vì văn hoá này có lợi cho việc gìn giữ quyền uy của nhà Nguyễn. Điều này giải thích tại sao trong khi Nguyễn Ánh là người có nhiều dịp tiếp xúc với các nền văn minh khác trước nhất, trong giai đoạn mà cuộc cách mạng kỹ nghệ Tây Phương đang chuyển mình đưa các quốc gia lên hàng tiến bộ, thì triều đại nhà Nguyễn lại từ khước mở mang, lại "bế quan toả cảng", để đến nỗi chỉ 80 năm sau chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung, đất nước bị lâm vào cảnh ngoại thuộc dưới thời Tự Đức. Dân trí bị bưng bít trong sự tối tăm, dân khí bị lãnh đạo làm cho nhu nhược, và quốc gia không theo kịp trào lưu thế giới, đó kết quả của biết bao xương máu đổ ra cho việc tranh hùng thời nội chiến

*

So sánh với tinh thần vọng ngoại (vào nhà Thanh) của Gia Long, ta đã thấy vua Quang Trung hành xử ra sao?
"...Tôi nay ra đánh cho nó (quân nhà Thanh) chết. Dẹp giặc xong rồi thì xin rước thầy (Nguyễn Thiếp) ra dạy học. Tôi muốn khí dụng gì cũng chẳng mua của nước Tàu..."
Trên đây là lời vua Quang Trung nói cùng La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp khi dừng quân ở Nghệ An trên đường ra Bắc đánh quân Thanh.

Ý thức độc lập dân tộc của vua Quang Trung không dừng ở chỗ bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, mà còn ở niềm hãnh diện về bản sắc Việt và khả năng của dân tộc mình.

Khi đã đuổi được quân Mãn Thanh và Lê Chiêu Thống khỏi bờ cõi, vua Quang Trung đã áp dụng một chính sách ngoại giao vừa nhu hòa, vừa biểu lộ được sức mạnh và tinh thần dân tộc với nhà Mãn Thanh. Tránh được cho đất nước nạn đao binh mà vẫn không nhượng bộ cho ngoại bang bất cứ điều gì có hại cho quyền lợi đất nước.

Đối với vua Quang Trung, lãnh thổ cha ông đã đổ máu gìn giữ cho đời sau là những gì linh thiêng, không thể để ngoại bang xâm chiếm. Sau khi đã ổn định trong nước, Ngài đã chuẩn bị đòi Mãn Thanh trả lại 6 Châu vùng Hưng Hóa Tuyên Quang mà nhà Hậu Lê và nhà Mạc đã dâng cho Trung Quốc sát nhập vào lãnh thổ Lưỡng Quảng:

"...Chỉ vì phần đất cõi Nam đứng làm phên dậu, bốn bề ráp ranh những đâu sách đã chép rõ..." (Thư vua Quang Trung gởi Càn Long đòi đất).

Bình định được trong nước rồi, Ngài còn lập chí muốn "đòi" Càn Long hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Tiếc rằng việc chưa thành thì Ngài đã mệnh chung. Và di sản tinh thần dân tộc đó, nhà Nguyễn đã không giữ gìn phát huy, mà còn làm băng hoại gây nên những hậu quả cho đất nước đến ngày nay.

Ý nghĩa đích thực của chiến thắng Đống Đa

Mùa Xuân Nói Chuyện

Đống Đa


Trích đoạn từ Cuộc Phỏng Vấn Của Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại. Người phỏng vấn: PV Hồng Phúc. Người trả lời: GS Trần Gia Phụng Ngày phỏng vấn: Thứ Bảy 12-02-2005 Ngày phát thanh: Chủ Nhật 13-02-2005

Nguồn: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=6&nid=17224

….

Câu hỏi 9: Thưa Gs., chúng tôi có đọc được một tài liệu nói rằng trận Đống Đa không phải là một trận lớn, chẳng qua là vì lòng tự hào dân tộc mà chúng ta thổi phồng chiến công này của vua Quang Trung lên mà thôi. Giáo sư nghĩ sao về lời bình phẩm này?

Trả lời: Thưa ông Hồng Phúc, ông không nêu tên tài liệu đó ra, nhưng tôi cũng đoán được tài liệu nầy rồi, vì tài liệu nầy đã một thời gây dư luận xôn xao. Ở đây tôi chỉ xin nhắc lại điều tôi đã thưa với ông khi ông phỏng vấn tôi lần trước, rằng người viết sử là người cố gắng trình bày lại quá khứ như nó đã xảy ra. Còn sử dụng quá khứ đó, tức sử dụng tài liệu sử học vào những công việc gì, thì tùy vào mục đích của từng người. Ví dụ nhà giáo dục sử dụng sử học để hướng dẫn, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ. Những người làm chính trị sử dụng sử học để tranh đấu và biện minh cho lý tưởng của mình.

Tác giả của tài liệu mà ông đề cập đến là một nhà chính trị. Mà đã là nhà chính trị, thì người ta sử dụng lịch sử theo ý của họ để phục vụ cho ý đồ chính trị của họ. Tôi xin miễn đề cập ở đây. Tôi chỉ xin trở lại ý nghĩa đích thực của chiến thắng Đống Đa năm 1789.

Muốn thấy rõ ý nghĩa và giá trị chiến thắng Đống Đa năm 1789, chúng ta phải đặt chiến thắng nầy trong bối cảnh lịch sử mà nó đã xảy ra. Vì vậy, khi mở đầu, tôi hơi dài dòng về bối cảnh lịch sử Trung Hoa. Tất cả các nhà cầm quyền Trung Hoa, kể cả các nhà cầm quyền hiện nay của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đều nuôi tham vọng bá quyền ở Đông Nam Á. Họ vẽ bản đồ Trung Hoa bao gồm cả Việt Nam và một số nước ĐNÁ. Qua đài phát thanh, chúng ta không thể xem bản đồ, nhưng chỉ cần nghe cách họ đặt các địa danh cũng biết tham vọng của họ. Ví dụ Biển Đông của chúng ta, thì họ gọi là Nam Hải. Ví dụ quần đảo Indonesia, thì họ gọi là quần đảo Nam Dương. Nam Hải và Nam Dương là biển nhỏ và biển lớn ở phía nam của Trung Hoa, tức là kín đáo ghi nhận rằng vùng nầy thuộc Trung Hoa.

Trở lại vấn đế năm 1789, như tôi đã thưa trên đây, theo tài liệu trong bộ Cao Tông thực lục, một bộ chính sử đời Thanh, chép việc đời vua Thanh Cao Tông tức Thanh Càn Long, thì vua Càn Long có ý định đánh tràn xuống Đàng Trong, tức miền Nam Đại Việt để tranh giành ảnh hưởng với Xiêm La. Dĩ nhiên, nếu nhà Thanh nuốt được Đại Việt thì chắc chắn họ không dừng tại đó. Đo đó, vua Quang Trung chiến thắng nhà Thanh năm 1789 cũng giống như nhà Trần chiến thắng nhà Nguyên vào thế kỷ 13, và Lê Lợi chiến thắng nhà Minh vào thế kỷ 15, vừa để bảo vệ độc lập dân tộc Việt chúng ta, vừa đánh tan giấc mộng xâm lăng và bành trướng của những nhà lãnh đạo Bắc phương.

Đó là giá trị và ý nghĩa đích thực của chiến thắng Đống Đa năm 1789, thưa ông Hồng Phúc và thưa quý vị thính giả nghe đài.

Nam Quốc Anh Hùng Chi Hữu Chủ

Người kỵ mã cầm cờ vào Thăng Long

Lê Hân là lính kỵ mã trong tiền quân của Ngô Văn Sở, từng cầm đại kỳ, hộ giá Quang Trung vào Thăng Long sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Thuở thiếu thời, Lê Hân, một cậu bé con nhà nghèo ở huyện Bình Khê, được một nhà sư ở Thiên Thai tự dạy võ nghệ cho. Khi tập đánh bộ, khi tập đánh trên ngựa, Hân trở thành một chàng trai dũng mãnh, những muốn đem tài sức ra cứu dân giúp đời. Gặp Ngô Văn Sở trên đường đi mộ binh, Hân ứng nghĩa ngay. Buổi đầu, chưa ai biết đến, Hân chỉ là một giản binh giữa hàng quân. Về sau, nhờ tài đức hơn người, Hân được cất nhắc làm đội trưởng, cầm cờ đi đầu khi hành quân hay phất cao trên trận địa để cổ vũ binh sĩ xông lên.

Đại kỳ của tướng Tây Sơn hình vuông, mỗi bề hai mét, giữa có màu đào, thêu tên chủ tướng, quanh viền tua xanh đính chặt các móc câu sắc, khi cần, có thể thành vũ khí phất ngang, làm sát thương quân địch. Người lính cầm cờ phải rất khỏe, can đảm, giỏi võ nghệ, để giữ chắc lá cờ khi xông trận. Vì giữ được cờ là giữ vững tinh thần quân sĩ, bị địch chém gãy cờ là báo điềm vỡ trận. Vì thế Ngô Văn Sở mới giao cho Lê Hân giữ đại kỳ. Mỗi lần ra trận, ông ngồi trên một chiến mã, tay cầm chắc cán cờ bằng gỗ trắc, sườn đeo trường kiếm, lưng mang hỏa hổ để ứng phó khi cần. Tay cờ, tay kiếm, Hân không ngại khi đánh giáp mặt với kẻ thù. Cuộc đời chiến đấu của Lê Hân đã gắn với ngọn cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn như vậy.

Mùa đông năm 1773, sau khi lấy được phủ Quy Nhơn, Tây Sơn Vương cử Ngô Văn Sở làm Chinh Nam Đại Tướng quân, đem binh vào đánh chiếm ba phủ: Phú Yên, Diên Khánh và Bình Thuận. Các tướng giữ thành của chúa Nguyễn kẻ đầu hàng kẻ tử trận. Lê Hân ngồi trên mình ngựa, giương cao cờ dẫn đoàn quân chiến thắng làm chủ hết thành này đến thành khác, trong tiếng reo hòa vang dội của nhân dân.

Vinh quang nhất là giữa trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Lê Hân hiên ngang giương cao lá cờ đào, đi đầu đội tiền quân, hộ giá vua Quang Trung vào thành Thăng Long sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đi sau đoàn kỵ binh của ông là hàng trăm thớt voi mang súng cự thuần trên lưng. Đầu các quản tượng và nòng súng đều quấn dải lụa điều mừng chiến thắng. Vua Quang Trung ngồi trên bành voi, áo bào đỏ và khăn vàng xạm đen khói súng, vẫy tay chào trăm họ đang hân hoan ra đón bên vệ đường.

Sau chiến thắng, vua trở về Phú Xuân, Lê Hân ở lại Bắc Thành cùng chủ soái. Từ một người lính kỵ mã cầm cờ tiền quân, ông trở thành một tỳ tướng thân cận của Ngô Văn Sở. Tới triều Cảnh Thịnh, chủ soái bị hại, ông chán ngán, lấy lý do đau yếu và xin về quê, nhưng không được chấp thuận. Triều Tây Sơn sụp đổ, ông trốn thoát khỏi vùng truy lùng của nhà Nguyễn, băng rừng núi trở về vùng Tây Sơn Thượng, mai danh ẩn tích, sống cùng đồng bào Ba Na quen biết từ hồi dấy nghĩa. Tới thời Minh Mệnh, lúc đã gần 80 tuổi, lệnh truy lùng quan quân nhà Tây Sơn đã lắng dịu, ông mới lặng lẽ về quê, sống trong đùm bọc, chở che của họ hàng, làng xóm.

  • Song Lộc
Nguồn: báo Bình Định Online