CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội 11/6/2009
ĐƠN KHỞI KIỆN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Do đã ban hành trái pháp luật Quyết định số 167/2007/QĐ – TTg ngày 01/11/2007 phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025
Kính gửi: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
Người khởi kiện: Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật
Quốc tịch: Việt Nam
HKTT: 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội
Người bị kiện: Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
1 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.
1 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.
NỘI DUNG
Ngày 01/11/2007, Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/2007/QĐ – TTg Phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định) trong đó có đề cập khai thác bauxit tại Tây Nguyên. Tôi thấy Quyết định này được ban hành trái pháp luật như trình bày sau đây.
I - QUYẾT ĐỊNH TRÁI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 14 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gồm:
1/ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia;
2/ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước;
3/ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng...
Điều 15 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường quy định: “1/ Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại Điều 14 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; 2/ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án”.
Khoản 6 Điều 17 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án”.
Điểm a Khoản 7 Điều 17 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án do Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
Căn cứ vào các quy định trên của Luật Bảo vệ môi trường thì Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 là đối tượng điều chỉnh của Điều 14 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường, đồng nghĩa với việc Thủ tướng Chính phủ không thể phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 nếu Quy hoạch này không có Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Thế nhưng Quy hoạch lại “chưa có một Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược” như Báo cáo số 91/BC-CP của Chính phủ gửi Quốc hội về việc triển khai các dự án bô-xít thừa nhận. Do đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 trong khi Quy hoạch này không có Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức là trái Luật Bảo vệ môi trường!
II - QUYẾT ĐỊNH TRÁI LUẬT QUỐC PHÒNG, LUẬT DI SẢN VĂN HOÁ
Khoản 2 Điều 11 Luật Quốc phòng quy định: “Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực trọng điểm về quốc phòng phải được Bộ Quốc phòng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định”. Như vậy, Luật Quốc phòng là một căn cứ để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định.
Khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hoá quy định “lối sống, nếp sống” thuộc di sản văn hoá phi vật thể được Nhà nước bảo vệ và phát huy. Việc khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit được triển khai trên diện rộng ở Tây Nguyên chắc chắn dẫn tới việc di dời một số đáng kể đồng bào dân tộc khỏi nơi sinh sống truyền thống của họ, dẫn tới “lối sống, nếp sống” của đồng bào rất có thể bị thay đổi. Để nói Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit nhất thiết phải có sự thẩm định của ngành văn hoá nhằm đảm bảo di sản văn hoá phi vật thể ấy không bị mất đi, đồng nghĩa Luật Di sản văn hoá phải là một căn cứ để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định.
Thế nhưng Quyết định chỉ ghi: “Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001”, đồng nghĩa Quyết định được ban hành không căn cứ Luật Quốc phòng, Luật Di sản văn hoá mà lẽ ra phải căn cứ. Do đó Quyết định này là trái pháp luật.
III - QUYẾT ĐỊNH TRÁI LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) quy định: “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc Hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch Nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị”. Như vậy để ban hành Quyết định, Thủ tướng Chính phủ nhất thiết phải căn cứ Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường là hai luật điều chỉnh trực tiếp việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản cũng như phải căn cứ Luật Quốc phòng, Luật Di sản văn hoá là những luật điều chỉnh gián tiếp Quy hoạch như đã trình bày. Do đó, Thủ tướng ban hành Quyết định mà không căn cứ các luật này và các nghị định hướng dẫn thi hành là trái Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật!
x x
x
Nguyên tắc của pháp luật là chủ thể của mọi hành vi (ban hành văn bản hành chính, lời nói, hành động…) trái pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đều là đối tượng khởi kiện. Ngoài ra, căn cứ:
- Khoản 2 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” (khởi kiện để Toà án huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật sai trái là một cách thực thi quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường).
- Khoản 1 Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường: “Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
I - QUYẾT ĐỊNH TRÁI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 14 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gồm:
1/ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia;
2/ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước;
3/ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng...
Điều 15 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường quy định: “1/ Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại Điều 14 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; 2/ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án”.
Khoản 6 Điều 17 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án”.
Điểm a Khoản 7 Điều 17 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án do Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
Căn cứ vào các quy định trên của Luật Bảo vệ môi trường thì Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 là đối tượng điều chỉnh của Điều 14 Mục 1 (Đánh giá môi trường chiến lược) Chương III Luật Bảo vệ môi trường, đồng nghĩa với việc Thủ tướng Chính phủ không thể phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 nếu Quy hoạch này không có Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Thế nhưng Quy hoạch lại “chưa có một Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược” như Báo cáo số 91/BC-CP của Chính phủ gửi Quốc hội về việc triển khai các dự án bô-xít thừa nhận. Do đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 trong khi Quy hoạch này không có Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức là trái Luật Bảo vệ môi trường!
II - QUYẾT ĐỊNH TRÁI LUẬT QUỐC PHÒNG, LUẬT DI SẢN VĂN HOÁ
Khoản 2 Điều 11 Luật Quốc phòng quy định: “Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực trọng điểm về quốc phòng phải được Bộ Quốc phòng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định”. Như vậy, Luật Quốc phòng là một căn cứ để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định.
Khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hoá quy định “lối sống, nếp sống” thuộc di sản văn hoá phi vật thể được Nhà nước bảo vệ và phát huy. Việc khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit được triển khai trên diện rộng ở Tây Nguyên chắc chắn dẫn tới việc di dời một số đáng kể đồng bào dân tộc khỏi nơi sinh sống truyền thống của họ, dẫn tới “lối sống, nếp sống” của đồng bào rất có thể bị thay đổi. Để nói Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit nhất thiết phải có sự thẩm định của ngành văn hoá nhằm đảm bảo di sản văn hoá phi vật thể ấy không bị mất đi, đồng nghĩa Luật Di sản văn hoá phải là một căn cứ để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định.
Thế nhưng Quyết định chỉ ghi: “Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001”, đồng nghĩa Quyết định được ban hành không căn cứ Luật Quốc phòng, Luật Di sản văn hoá mà lẽ ra phải căn cứ. Do đó Quyết định này là trái pháp luật.
III - QUYẾT ĐỊNH TRÁI LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) quy định: “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc Hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch Nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị”. Như vậy để ban hành Quyết định, Thủ tướng Chính phủ nhất thiết phải căn cứ Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường là hai luật điều chỉnh trực tiếp việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản cũng như phải căn cứ Luật Quốc phòng, Luật Di sản văn hoá là những luật điều chỉnh gián tiếp Quy hoạch như đã trình bày. Do đó, Thủ tướng ban hành Quyết định mà không căn cứ các luật này và các nghị định hướng dẫn thi hành là trái Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật!
x x
x
Nguyên tắc của pháp luật là chủ thể của mọi hành vi (ban hành văn bản hành chính, lời nói, hành động…) trái pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đều là đối tượng khởi kiện. Ngoài ra, căn cứ:
- Khoản 2 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” (khởi kiện để Toà án huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật sai trái là một cách thực thi quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường).
- Khoản 1 Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường: “Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
- Khoản 3 Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan, tổ chức khác và công dân có quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật sai trái (khởi kiện để Toà án huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật sai trái là một cách thực thi quyền của công dân giám sát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật sai trái).
-
Tôi, Cù Huy Hà Vũ, bằng Đơn này khởi kiện Thủ tướng Chính phủ do đã ban hành trái pháp luật Quyết định số 167/2007/QĐ–TTg Phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025.
YÊU CẦU
Tôi trân trọng đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý Đơn khởi kiện này và đưa vụ án ra xét xử để huỷ bỏ Quyết định số 167/2007 QĐ–TTg ngày 01/11/2007 Phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ do Quyết định được ban hành trái pháp luật, đồng thời huỷ bỏ các dự án khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit đã, đang và sẽ được triển khai trên cơ sở Quyết định trái pháp luật này.
YÊU CẦU
Tôi trân trọng đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý Đơn khởi kiện này và đưa vụ án ra xét xử để huỷ bỏ Quyết định số 167/2007 QĐ–TTg ngày 01/11/2007 Phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ do Quyết định được ban hành trái pháp luật, đồng thời huỷ bỏ các dự án khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit đã, đang và sẽ được triển khai trên cơ sở Quyết định trái pháp luật này.
Trân trọng,
NGƯỜI KHỞI KIỆN
CÙ HUY HÀ VŨ