Chiếc Lồng Gà
Ngài Gia Bảo,
Khi tới đây, ngài sẽ biết rằng người Ấn Độ chúng tôi sáng tạo ra mọi thứ từ Internet, món trứng luộc cho tới tàu vũ trụ trước khi bị người Anh lấy trộm tất cả.
Nhưng những thứ đó thật ra vớ vẩn. Thứ vĩ đại nhất đất nước này sáng tạo ra trong 10.000 năm lịch sử của nó chính là Chiếc lồng Gà.
Xin ngài tới Delhi cổ, ngay phía sau ngôi đền Jama Masjid, và nhìn cách họ giữ gà ở chợ. Hàng trăm gà mái xanh xao và gà trống sặc sỡ được nhét vào mấy chiếc lồng mắt cáo, nhồi nhét chặt như giun trong bao tử. Chúng cắn mổ, ỉa hết lên nhau, xô đẩy để giành lấy khoảng không để thở. Cả cái lồng là một mùi hôi thối kinh hoàng – mùa hôi của sự sợ hãi, của những miếng thịt đầy lông lá. Trên cùng chiếc lồng là tấm ván gỗ với tay mổ gà trẻ ngồi đó tươi cười. Tay này hươ hươ những tấm thịt và nội tạng của những con gà vừa chặt, vẫn nguyên những vết máu bầm. Những con gà phía dưới ngửi thấy mùi máu phía trên. Chúng thấy nội tạng những anh em chúng nằm quanh đó. Chúng biết mình sẽ là người kế tiếp nhưng chúng không dám nổi dậy, không dám thoát ra khỏi lồng.
Chuyện tương tự vậy cũng đang diễn ra với con người ở đất nước này.
Thử nhìn ngắm đường phố Delhi về đêm; chốc lát ngài sẽ thấy người đàn ông đạp chiếc xe kéo trên đường với chiếc giường lớn, chiếc bàn buộc trên xe. Hàng ngày, đồ đạc được được chuyển tới nhà mọi người bởi người đàn ông này – người giao hàng. Chiếc giường giá khoảng năm ngàn rupee, có thể là sáu ngàn. Thêm chiếc ghế, chiếc bàn, giá cỡ khoảng 10-15 ngàn. Người đàn ông trên chiếc xe chuyển, giường, bàn, ghế, này có khi chỉ nhận khoảng năm trăm rupee một tháng. Anh ta dỡ đồ cho ngài, ngài đưa anh ta tiền – cục tiền bự cỡ viên gạch. Anh ta cho tiền vào túi quần, hoặc túi áo, hoặc quần trong và lại đạp xe về đưa tiền cho chủ mà không dám chạm vào đồng xu nào! Số tiền tương đương một năm, hai năm tiền lương trong tay và anh ta không bao giờ dám đụng một xu.
Hàng ngày trên đường ở Delhi, vài lái xe lại lái chiếc xe trống với chiếc vali đen phía sau. Trong đó là một, hai triệu rupeee, nhiều hơn cả số tiền anh ta nhìn thấy cả đời. Nếu lấy, anh ta có thể trốn tới Mỹ, Úc hay bất cứ đâu để bắt đầu cuộc đời mới. Anh ta có thể vào các khách sạn năm sao mà cả đời anh mơ tưởng mà chỉ có thể nhìn thấy từ bên ngoài, có thể đưa cả gia đình tới Goa hay Anh Quốc. Nhưng anh ta vẫn chỉ đưa chiếc va li tới nơi nào mà ông chủ muốn. Anh ta đặt nó vào nơi phải đặt và không bao giờ dám chạm vào một đồng. Tại sao vậy?
Có phải vì dân Ấn là những người trung thực nhất thế giới, giống như cuốn sách nhỏ của ngài thủ tướng sẽ nói cho ngài chăng?
Không hề. Đó chỉ vì 99.9% chúng tôi bị mắc kẹt trong Chiếc Lồng Gà này giống như những gã nghèo ở ngoài chợ bán gia cầm kia.
Chiếc Lồng Gà luôn hoạt động với những số tiền nhỏ. Đừng thử người lái xe với một hay hai đồng rupee – anh ta có thể dám trộm số tiền lớn đó. Nhưng nếu để một triệu đô trước mặt người hầu thì anh ta sẽ chẳng dám chạm một cắc. Cứ thử đi: để chiếc túi đen với một triệu đô trên chiếc taxi ở Mumbai. Người lái taxi sẽ gọi cho cảnh sát và sẽ giao tiền vào cuối ngày. Tôi cam đoan vậy. (Cảnh sát có trả tiền hay không thì là câu chuyện khác thưa ngài!) Các ông chủ ở đây có thể tin tưởng giao người hầu kim cương! Sự thật là thế. Tối tối, hàng đoàn tàu lại rời khỏi Surat, nơi họ có ngành cắt và đánh bóng kim cương lớn nhất thế giới, người hầu các ông chủ buôn cầm những vali đầy nhách kim cương. Tại sao những người hầu không lấy chiếc vali đầy kim cương đó? Anh ta chẳng phải Gandhi mà cũng chỉ là người giống như ngài và tôi. Đó là vì anh ta mắc trong Chiếc Lồng Gà. Sự đáng tin của những người hầu chính là nền tảng của toàn bộ nền kinh tế Ấn.
Chiếc Lồng Gà Đại Ấn. Ngài có gì tương tự vậy ở Trung Quốc không? Tôi nghi ngờ điều đó, thưa ngài Gia Bảo. Hay ngài không cần Đảng Cộng sản bắn người và rồi cảnh sát mật sẽ đến đột kích nhà họ vào buổi đêm rồi đưa họ vào tù như tôi vẫn nghe thấy. Ở Ấn Độ chúng tôi không có chế độ độc tài. Cũng chẳng có cảnh sát mật.
Đó là vì chúng tôi có chiếc lồng gà.
Không ở đâu trong lịch sử loài người mà một nhúm rất nhỏ lại kiểm soát tới nhiều người tới vậy ngài Gia Bảo. Một nhúm người ở đất nước này đã rèn cho 99,9% còn lại – cũng khỏe mạnh, tài năng và thông minh trên mọi khía cạnh – có tư duy nhẫn nhịn phục dịch dài lâu tới vậy. Tư duy phục dịch này mạnh tới mức nếu ngài đưa chiếc chìa khóa giải phóng vào tay thì anh ta sẽ ném chiếc chìa khóa lại phía ngài kèm theo câu chửi thề.
Ngài phải tới đây và tự chứng kiến thì mới tin được. Hàng ngày hàng triệu người thức dậy từ tinh mơ – chen chúc trong những chiếc xe bus bẩn thỉu – đi tới những ngôi nhà sang trọng của ông chủ - rồi lau nhà, rửa bát, nhổ cỏ trong vườn, cho lũ trẻ ăn, đấm bóp chân cho chủ - để nhận vài đồng thù lao rẻ mạt. Tôi sẽ không bao giờ ghen tị sự giàu có của nước Mỹ hay Anh Quốc, ngài Gia Bảo. Ở đó họ không có người hầu và thậm chí chẳng hiểu cuộc sống tốt đẹp là thế nào nữa.
GIờ một người có suy nghĩ như ngài, ngài Thủ tướng, sẽ phải hỏi hai câu.
Tại sao Chiếc Lồng Gà hoạt động? Làm sao nó giữ hàng triệu đàn ông và phụ nữ tài đến vậy?
Thứ hai là, liệu một người có thể thoát khỏi cái lồng? Ví dụ, nếu một ngày người lái xe lấy tiền của ông chủ và trốn đi, đời anh ta sẽ thế nào?
Tôi sẽ trả lời cả hai câu cho ngài.
Với câu thứ nhất, đó là danh dự và vinh quang của đất nước tôi, đó là nơi ủy thác tất cả tình yêu và sự hi sinh – chủ đề chắc chắn chiếm vị trí không nhỏ trong cuốn sổ tay ngài thủ tướng sẽ trao cho ngài -, chính là gia đình Ấn, là lí do chúng tôi mắc kẹt vào trong chiếc lồng này.
Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai là chỉ có kẻ nào sẵn sàng chấp nhận thấy gia mình bị hủy hoại – bị truy nã, đánh dập, thiêu sống bởi các ông chủ - mới có thể thoát khỏi lồng. Điều đó thì không có người nào mà chỉ có con quái vật, kẻ vô đạo mới dám.
Thực tế sẽ cần một Con Hổ Trắng để làm vậy và ngài đang lắng nghe câu chuyện của một doanh nhân xã hội thưa ngài.
(Trích WHite Tiger của Aravind Adiga)
Sao chép từ: