Chiến Lược Hồn Nhiên


Chiến Lược Hồn Nhiên

. Đinh Tấn Lực

“Dưới gầm trời này, chẳng có đất nào không là đất của thiên tử” -Ngạn ngữ Trung Hoa.

Mật Lệnh Của Anh Ba

Chuyện kể quanh bàn nhậu: Năm 1977, anh Ba ra lệnh cho BCH TƯĐ: “Phải gấp rút lên phương án sản xuất để đến năm 1980, mỗi nhà đều có một tủ lạnh”. Ngay sau đó, anh Ba lại ra lệnh: “Phải có kế hoạch sản xuất thêm cho mỗi nhà một tivi”. Đầu năm 1979, anh Ba đích thân hối hả đến xí nghiệp Nghĩa Tận, hạ mật lệnh: “Đóng gấp cho nhân dân mỗi người một áo quan! Ưu tiên hàng đầu là bộ phận nhân dân ở Tây Nam và Chính Bắc”.

Ba thập kỷ sau, gần cuối năm 2009, rừng đã kiệt mà áo quan vẫn chưa đóng đủ. Cháu anh Ba bèn tính kế khác: Phát động Dân Quân Tự Vệ Biển.

*

Từ Nước Đôi Tới Tay Đôi

Ngày 24/1/2007, Ban chấp hành Trung ương đảng đã ra Nghị quyết về “Chiến lược biển VN đến năm 2020”. Theo đó, “Đến năm 2020 phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước”.

Tháng 4/2007, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ yêu cầu VN đình chỉ việc phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn Dầu khí BP của Anh trong tiến trình xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao VN long trọng trả lời: “VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Cuối năm 2007, Quốc vụ viện TQ ban hành quyết định thành lập huyện Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình phản đối trước sứ quán và lãnh sự quán TQ tại VN. Lựa chọn ứng xử của đảng và nhà nước ta là huy động công an các thứ ra giải tán/đàn áp/bắt nguội sinh viên/thanh niên/dân oan/bloggers.

Tháng 4/2008, nhà nước CHXHCNVN tổ chức trọng thị và an toàn cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh bằng một khung cảnh Sài Gòn rực cờ TQ, bất kể bản đồ TQ trên bích chương Thế vận hội 2008 bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Món quà Thế vận hội nhà nước ta trao tặng Bắc Kinh (để chuộc tội sinh viên biểu tình trước sứ quán TQ mấy tháng trước đó?) là bản án “thiếu thuế” của blogger Điếu Cày.

Tháng 7/2008, TQ xác nhận đã chính thức yêu cầu Cty Exxon Mobil của Mỹ phải ngừng khai thác dầu với Việt Nam ngoài biển Đông, vì lý do TQ coi đó là vi phạm lãnh hải của TQ. Phản ứng câm lặng của VN đã khiến Exxon Mobil quyết định cuốn gói.

Ngày 7/5/2009, TQ trưng bản đồ 9 vạch hình lưỡi bò và tuyên bố trước Liên hợp quốc: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa”. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao của ta vẫn tiếp tục ấp úng/cà lăm trong các buổi họp báo thường kỳ (tại Hà Nội): “VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Giữa tháng 5/2009, Trung Quốc ra thông báo từ 12g ngày 16-5-2009 đến 12g ngày 1-8-2009 tất cả các tàu cá VN đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá.

Ngày 4/6/2009, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với đại sứ TQ Tôn Quốc Tường, “Đề Nghị phía TQ không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân VN tại ngư trường truyền thống của VN”.

Ngày 11/6/2009, Chủ tịch Hội Nghề Cá VN Nguyễn Việt Thắng đã lên mặt báo để động viên Ngư Dân Hãy Yên Tâm Đánh Bắt, và kiến nghị Chính phủ ta phản đối lệnh cấm của TQ.

Giữa tháng 6/2009, hải quân TQ đã bắt giữ và công khai đòi tiền chuộc (tổng cộng 210 ngàn nhân dân tệ) đối với 37 ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, khi họ đang thực hiện hoạt động đánh bắt bình thường ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của ta, với lý do “xâm phạm lãnh hải Trung Quốc”. Đòi tiền chuộc chính là hành vi/thủ đoạn của khủng bố/hải tặc/giặc cướp. Đảng và nhà nước ta phản ứng ra sao? Ông Nguyên (ở Úc), một độc giả của RFA, nêu thắc mắc: “Trên thế giới này có nhà nước nào nói là độc lập tự chủ, mà lại khuyên ngư dân của mình là khi đi biển thì phải thường nên liên lạc và tự bảo vệ cho nhau, và khi có gì xảy ra thì phải mau mau cứu lấy nhau?…”.

Giữa tháng 7/2009, tái hiện tình hình Tàu “lạ” lại thường xuyên xuất hiện với vận tốc cực nhanh, đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, khiến nhiều người bị thương. Trước đó, suốt từ tháng 5, tháng 6, là các vụ tàu “lạ” đâm chìm tàu cá của ta. Những thông tin lược kết các bài trên báo về hiện tượng tàu “lạ” có thể chỉ còn lại bản lưu.

Cũng trong tháng 7/2009, TQ phong tỏa ngư trường, ngăn chận ngư dân VN đánh bắt trên vùng biển lưỡi bò. Theo người phát ngôn bộ Ngoại giao TQ Tần Cương: “Việc cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Nam Trung Hoa là một biện pháp hành chính thường lệ và hợp lý của Trung Quốc”. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh QH khóa XII Lê Quang Bình đã long trọng nhấn mạnh: “Những người dân đi đánh bắt cá trên biển phải biết được mình hoạt động trên vùng biển nào”!

Ngày 28/9/2009, 7 chiếc tàu đánh cá của hơn 200 ngư dân Quảng Ngãi chạy vào trú bão tại đảo Trụ Cẩu, thuộc quần đảo Hoàng Sa, bị hải quân TQ bắn đuổi đi. Hai ngày sau, tan bão, họ lại bị 1 chiến hạm TQ mang ám số 1312 ngăn chận, lục soát, cướp bóc, đánh đập dã man. Phản ứng của chính quyền CHXHCNVN ra sao? Hội Nghề Cá Việt Nam đã ra văn bản kịch liệt phản đối và yêu cầu Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ đạo các lực lượng hải quân TQ chấm dứt ngay và không lặp lại các hành động ngăn cản, cướp phá tài sản, đánh đập ngư dân Việt Nam khi họ vào đảo để tránh, trú bão.

Đầu tháng 10/2009, Đại sứ VN tại Bắc Kinh Nguyễn Văn Thơ đánh giá cao ngày Quốc Khánh TQ trên đài phát thanh quốc tế TQ (China Radio International-CRI): “Đây là niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa, cũng là niềm tự hào của các nước châu Á trong đó có Việt Nam…”.

Giữa tháng 10/2009, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng trả lời phỏng vấn đài CRI: Quan hệ giữa hai nước chúng ta hiện nay đang ở trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ chúng ta”.

Cuối tháng 10/2009, trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc đẩy mạnh các hoạt động dân sự. tại các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, Phó đô đốc Tư lệnh quân chủng hải quân nhân dân VN Nguyễn Văn Hiến, nói: “Đây là quyết định chính xác, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bởi chủ quyền đến đâu, chúng ta bảo vệ quân sự đến đó”.

Cụm từ khóa của chủ trương này là: Dùng Hoạt Động Dân Sự Để Bảo Vệ Quân Sự.

Vẫn cuối tháng 10/2009, thông qua kỳ họp QH, đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN ban hành chủ trương “Lập dân quân tự vệ biển để giữ chủ quyền biển đảo”. Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh QH khóa XII Lê Quang Bình nhấn mạnh quyết tâm “phát triển tốt hơn lực lượng dân quân, tự vệ biển, làm nòng cốt bảo vệ người dân trên biển”.

Cụm từ khóa của chủ trương này là: Lực Lượng Nòng Cốt Bảo Vệ Người Dân Trên Biển.

*

Chọn Lựa Ứng Xử Bạo Động

Thử bước đầu tìm hiểu động cơ nảy sinh chủ trương ứng xử bạo động nói trên?

Một trong những kết luật rất đáng quan tâm của Hội Thảo về Biển Đông do Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 17/3/2009 là: “TQ làm rất tốt công tác nghiên cứu, quảng bá, chuẩn bị dư luận, đây là ‘cuộc chiến không cân sức’ của VN”, cho dù các địa danh Tây Sa và Nam Sa chỉ xuất hiện từ năm 1909 trên các tài liệu của Trung Quốc. Ngược lại, ta từng xác định chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa từ nhiều thế kỷ trước, nhưng cho tới nay vẫn chưa có nổi một chiến lược biển toàn diện và một bộ luật chủ quyền (vì mãi lo làm luật ổn định?).

- Ta không đủ văn bản/dữ kiện nghiên cứu về biển đảo như TQ, cho nên lo ngại kết quả vụ việc tranh chấp có hiệu năng không cao chăng? Rõ là phải tính mánh khác!

Theo GS Ramses Amer, đại học Stockholm: “Ngay cả khi đã ra tòa án quốc tế và có phán quyết, theo lý thuyết, nếu một bên từ chối thi hành phán quyết của tòa, vấn đề có thể được chuyển lên cho Hội đồng Bảo an LHQ xử lý. Với xung đột biển Đông, vụ việc sẽ đi vào bế tắc bởi TQ với tư cách thành viên thường trực HĐBA sẽ dùng quyền phủ quyết”… Còn AESAN? Hãy nhớ rằng “Quan hệ của họ với Trung Quốc quan trọng hơn với Việt Nam”. Và TQ vẫn cố bẻ đũa từng chiếc, để tạo ảnh hưởng song phương (để có nhiều ưu thế) hơn là đa phương.

- Ta không thấy có nhiều ánh sáng ở cuối đường hầm quốc tế hóa vụ việc như mình mong đợi chăng? Rõ là phải tính mánh khác!

Theo Wikipedia: “Phương châm 16 chữ vàng là Láng giềng hữu nghị-Hợp tác toàn diện-Ổn định lâu dài-Hướng tới tương lai, do chính lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt–Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung-Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới”… “cũng như đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai các Thỏa thuận, Hiệp định hợp tác giữa hai nước, và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm”.

- Lãnh đạo ta bị TQ trói cả tay lẫn chân, bịt cả mắt lẫn miệng, bằng 16 chữ vàng và nhiều ngân phiếu của ngân hàng Thụy Sĩ rồi chăng? Rõ là phải tính mánh khác!

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốc hôm 22/12/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu ngành công an trong năm 2009 phải chủ động “không để xảy ra biểu tình, bạo loạn, khủng bố”.

- Ta không dư dôi bộ đội và công an để lo mặt biển của Tổ Quốc (trong lúc mặt nạ của lãnh đạo đang trên đà rơi gia tốc) chăng? Rõ là phải tính mánh khác!

Vẫn theo lời Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh QH khóa XII, nguyên Trưởng ban Dân Nguyện thuộc Uỷ ban thường vụ QH khóa XI Lê Quang Bình:Năm 2010 là năm nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước: ĐH Đảng các cấp tiến tới ĐH Đảng toàn quốc, kỷ niệm các ngày lễ lớn. Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng cơ hội này tăng cường chống phá, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hóa sự quản lý của nhà nước… Hai là vấn đề biển Đông đang có diễn biến phức tạp. Do đó, cần phải tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam ở biển Đông, nhất là lợi ích của người dân đang hằng ngày hoạt động đánh bắt cá trên biển”.

- Thế là rõ: Quân đội và công an là lực lượng nòng cốt cần dồn sức tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đảng và mục tiêu ổn định chính trị trên đất liền. Còn dân quân tự vệ biển là lực lượng nòng cốt bảo vệ người dân và chủ quyền đất nước trên biển.

Đảng ta đã từng chọn chủ nghĩa và lịch sử cho dân tộc. Nay, chỉ chọn thêm giải pháp!

Vẫn ngoài mặt hòa hoãn nước đôi. Còn đằng sau đánh lén tay đôi. “Tiền Lễ Hậu Binh”. Vừa êm với giặc. Vừa mị được dân. Chết dân nhưng còn đảng. Tại sao không?

*


Cốt Lõi Của Giải Pháp?

Đây là phiên bản tân trang của chiến lược dân công/du kích thời đánh Tây/chống Mỹ. Tên gọi chính thức là “Chiến Tranh Nhân Dân”, với cội nguồn tuyên truyền kích động cơ bản là lòng căm thù của nhân dân đặt trên những bản tin/chuyện kể không có thật. Anh hùng thiếu nhi Lê Văn Tám của ta, không cần vào bộ đội, cũng từng làm đuốc sống đốt rụi kho xăng/đạn Thị Nghè. AK47 của dân quân tự vệ ta đã từng bắn B52 của địch rơi như vãi trấu. Út Tịch nhà ta đã chẳng từng (tay không mang bầu tám tháng vào cướp đồn) đánh tới còn cái lai quần, cũng đánh đó sao?…

Chuyện xưa đã thế. Chuyện nay phải hơn thế: Tất cả công an và bộ đội (hải/lục/không quân) của ta đều nhất loạt biến thành anh hùng Núp (bok Núp/all Núp), nhằm bảo vệ tuyệt đối nền an ninh/ổn định chính trị cho cả nước. Còn nhân dân sẽ “tự phát” nhận lãnh sứ mệnh lịch sử là tự bảo vệ lấy sinh mạng, sinh kế, gia đình, đất nước, và cả chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.

Nước ta từng được đảng ta mô tả là nổi tiếng về tiền rừng bạc biển. Tiều phu (và lâm tặc) ta không lên rừng đốn cây nhặt củi thì chủ quyền rừng thuộc về ai? Ngư dân ta không ra biển đánh cá và đánh giặc thì chủ quyền biển sẽ thuộc về ai? Nay mai sẽ tới phiên bọn trẻ mục đồng thả diều lại vinh quang nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ chủ quyền không phận nước nhà nữa, không chừng! Ta đã chẳng từng bảo “Dân đi trước – làng nước theo sau” đấy phỏng? Ta đã chẳng từng có Dân Phòng/Dân Vệ là gì? Ta đã chẳng từng reo hò “Vũ khí tối tân không bằng toàn dân ra trận”, hay, “Thóc không thiếu một cân, dân không thiếu một đứa”… đó sao?

- Nhất định thế! Dân không thiếu một đứa! Về cơ bản, thế là xong.

Còn, cụ thể ra, giải pháp này sẽ bao gồm nhiều hạng mục thực hiện:

1- Dựng chòi canh biển cho xã đảo và ngư trường

Mục tiêu rõ ràng: Nhất định phải phát hiện ra từng thằng giặc biển. Phải tự nguyện xây dựng chòi canh biển như ta đã từng di dân khai/phá các vùng kinh tế mới hồi thế kỷ trước. Phải tự nguyện chia ca thức/ngủ để canh gác hòa bình trên biển.

Hậu cần giản dị: Thực phẩm đã sẵn có hải sản các thứ tại chỗ. Báo chí lề phải đừng dại dột/cảm tính/láu cá mà phát động các phong trào mang ánh sáng ra chòi canh biển. Ta cần núp vào bóng tối để phát hiện địch (như MIG của ta núp vào mây để bắn tỉa B52 xưa kia), nên không thể thắp sáng để địch phát hiện (đi không dấu, nấu không khói, nói không ồn).

Tuyên truyền chắc cú: Lịch sử ta đã có những Khúc tráng ca nhà giàn, nay, sẽ tăng cường thêm những Khúc tráng ca về chòi canh biển.

2- Trang bị vũ khí cho ngư dân: Một khi đã xác quyết “Chúng ta nhất định giành chiến thắng!”, thì nguyên tắc cốt lõi là “Cần nhiều dân không cần nhiều súng”. Mỗi ngư dân một khẩu súng là lý tưởng, nhưng thực tế ra, mỗi thuyền thúng một khẩu súng cũng đã quá thừa để giữ chủ quyền trên biển?

VN ta có tổng cộng 28 tỉnh ven biển gắn với quốc phòng, an ninh biển, đảo. Theo thống kê của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, VN ta hiện có gần 9.000 tàu/thuyền đánh cá với hơn 63.000 người hoạt động trên biển (tương đương với 6 sư đoàn bộ binh). Đông nhất là Vũng Tàu với gần 3.000 tàu thuyền (hơn 13.000 người), Quảng Ngãi gần 1.600 tàu thuyền (hơn 12.000 người). Trong số gần một vạn ngư thuyền đó, số tàu có công suất máy nhỏ hơn 90 mã lực chiếm tới 84% tổng số tàu lắp máy trong toàn quốc.

- Chốt lại, tối đa là chỉ cần trang bị sáu vạn súng ống cho ngư dân. So với 1 con SU hay 1 tàu ngầm mà đảng và nhà nước đang đặt hàng, thì ngần đó súng ống chỉ là …số lẻ.

3- Phủ sóng khẩu hiệu cho toàn dân:
”Nhiệt liệt chào mừng Ngư Dân – lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo VN”;
“Tất cả vì chủ quyền thiêng liêng – Tất cả vì biển Đông máu thịt”;
”Ngư dân Việt quyết giữ chủ quyền biển đảo Việt”;
”Nâng pháp lệnh Dân Quân Tự Vệ Biển lên thành luật là một bước tiến tích cực để hoàn tất sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”;
”Thực hiện tốt Luật Dân Quân Tự Vệ Biển là tích cực góp phần vào việc xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”;
”Tích cực chủ động bảo vệ biển đảo, sẵn sàng phát hiện địch quân kịp thời và có hiệu quả”;
”Vũ khí chỉ là phù du – Tinh thần mới là sức mạnh”;
”Ngư dân quyết tử cho biển đảo quyết sinh”;
“Canh ngày không đủ, tranh thủ gác đêm”;
”Ngư dân VN quyết hoàn thành xuất sắc sứ mạng bảo vệ chủ quyền biển đảo”;
”Dân ở chòi vinh quang như Bác ở hang”;
”Không có gì sướng bằng Tay súng-Tay dầm”;
”Thà mất mạng không để mất lưới”;
”Đi biển hào hùng hơn đi lính”;
”Cá ta đánh bắt – Giặc ta phát hiện”;
”Ngư dân VN kiên quyết phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi bọn giặc cướp chủ quyền biển đảo”;
”Ngư dân phải canh gác chủ quyền biển đảo như gìn giữ con ngươi của chính mình”;
”Công an gắn liền với đường phố – Quân đội gắn liền với doanh trại – Ngư dân gắn liền với chòi canh”;
”Ngư dân yếu thì biển đảo mất – Ngư dân mạnh thì biển đảo còn”;
”Ngư dân quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chiến lược Dân Quân Tự Vệ Biển vì sự gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam”;
”Còn ngư dân là còn chủ quyền biển đảo”;
”Di dân ra biển đảo là tích cực thực hiện định hướng về yêu nước”;
”Ngư dân VN quyết tâm giương cao ngọn cờ Độc lập Dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước”;
”Tuổi trẻ VN sống, lao động, học tập, chiến đấu, đánh cá và đánh giặc theo gương sáng các lão ngư dân xông pha giữ gìn chủ quyền biển đảo nước nhà”;
”Một chòi ngã xuống, ngàn chòi mọc lên”;
”Quyết tâm thực hiện xuất sắc Đại Đoàn Kết Ngư Dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, và Bảo Vệ Toàn Vẹn Chủ Quyền Đất Nước”;
”Toàn dân tích cực hưởng ứng Ngày Ngư Dân Giữ Biển”;
”Xây dựng Hội Nghề Cá VN vững mạnh là trực tiếp góp phần bảo vệ chủ quyển biển đảo VN”;
”Toàn dân quyết tâm xây dựng lực lượng nòng cốt ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo VN”;
”Ngư dân VN quyết tâm ra sức rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo… trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”;

4- Chuyển loa phường cả nước ra các chòi canh biển để địch vận: Phát nhạc Tàu, đọc xã luận tiếng Tàu, liên tục hô vang khẩu hiệu tiếng Tàu:
”Đi lính là chết vô ích”;
”16 chữ vàng muôn năm/vạn tuế!”;
”Dùng vũ lực là đi trái lề văn minh nhân loại!”;
”Ăn gian là nhục! Ăn hiếp là hèn!”;
”Hảo hán không xài đại liên”;
”Phá chòi canh là thiếu tinh thần xây dựng”;
”Dùng tàu ngầm là thiếu tinh thần minh bạch”;
”Bắn đại bác là thiếu tinh thần thượng võ”;
”Ủi sập chòi, đâm chìm ghe… là thiếu tinh thần hữu hảo”;
”Láng giềng cưỡng hiếp láng giềng là ngang ngược xóa sạch phương châm 4 tốt”;
”Giết ngư dân Việt cũng bằng chém cha tổ phụ A.Q. của chúng mày”;

5- Nhiệm vụ của Tuyên Giáo TW:

Cốt lõi là bịt mồm phản biện. Nhưng, cụ thể sẽ bao gồm nhiều mũi nhọn hoạt động:

Một là, sau khi nâng pháp lệnh lên thành luật “Dân quân tự vệ biển – Lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền thiêng liêng trên biển của Tổ quốc”, phải khẩn nghiên cứu để đưa luật này vào Hiến Pháp 2010. Ghi luôn cả khẩu hiệu khuyến khích di dân ra biển đảo nữa, cho chắc bắp.

Hai là tổ chức hội thảo liên tục về chủ đề “Ngư dân và Nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Liên tục đưa ra các khuyến nghị/phân tích/kết luận về tính đúng đắn của chủ đề và được đông đảo dư luận đồng tình.

Ba là khẩn đúc kết kinh nghiệm trong tranh chấp ở vùng biển Tây Nam vào những năm 80 của thế kỷ trước, khẩn soạn thảo/kiểm tra/biên tập lại toàn bộ tài liệu/cẩm nang hỏi đáp Những điều ngư dân cần biết trong hoạt động thuỷ sản trên trang mạng cpv.org.vn, sao cho thích nghi với tình thế mới/tiêu chí mới là: giặc bớt giận, dân thôi kêu. Đồng thời gấp rút nghiên cứu dự án Dạy tiếng Trung cho Lực lượng Nòng cốt Gìn giữ Chủ quyền Biển đảo Thiêng liêng của Tổ quốc.

Bốn là nghiên cứu/đề xuất/tổ chức/tuyển chọn nhân sự vào những cơ chế trực thuộc TW dùng để điều hành/chỉ huy/kiểm tra các đơn vị dân quân tự vệ biển, đặc biệt là để kiểm kê vũ khí đạn dược và chế tài việc lạm dụng vũ khí cho mục đích cá nhân hoặc gây thiệt hại cho tài sản XHCN.

Năm là nghiên cứu/đề xuất ra các loại huy chương/huân chương/kỷ niệm chương và các hình thức khen thưởng cho ngư dân xả thân bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáu là quy hoạch/tổ chức “chòi canh mẫu trên biển” để tập huấn và quay phim phóng sự.

Bảy là phát động thi đua liên tục về tìm hiểu biển đảo và đặt vè động viên phong trào Ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tám là: Đưa biển, đảo vào môn giáo dục quốc phòng, song song với các dự án Đưa sân golf ra đảo xa.

Chín là tổ chức trọng thị và an toàn, sau đó, tuyên truyền rộng rãi về những chuyến tham quan bất ngờ và chớp nhoáng của lãnh đạo các thứ, theo gương nhà thơ Trần Đăng Khoa từng kể chuyện về những lần tướng Giáp Văn Cương bí mật đột nhập lên đảo thăm lính.

6- Nghĩa vụ của Thông Tin-Truyền Thông:

Chính yếu là tụng ca chính sách, nhân rộng mô thức Lã Thanh-Kiu trên cả nước.

Đóng nút Facebook thành Fakebook xong rồi lần lượt tới YouTube, Flickr… và các mạng liên kết xã hội còn lại.

Khai trương tờ báo in/báo online “An Ninh Đại Dương” trên mạng CAND.com.vn, và tờ báo trực tuyến “Ngư Trường Trù Phú” thuộc mạng Công Thương mot.gov.vn.

Thực hiện bộ phim nhiều tập “Tầm Nhìn Xuyên Sóng Cả” để tuyên dương nếp sinh hoạt của ngư dân trên các chòi canh biển chung quanh những “cái giọt máu dưới ngầu ngầu bọt sóng” (như nhà thơ Trần Đăng Khoa từng mô tả các đảo chìm).

Phục hồi phong trào “Trong Thơ Có (lưới) Thép” – Mỗi thi nhân là một nhà quân sự/nhà hàng hải/nhà thiên văn/nhà khí tượng.

Đẩy mạnh chiến dịch phổ thơ thành nhạc theo chủ đề “Ngư Dân Anh Hùng và Vận Nước Nổi Trôi”, hoặc, vắn tắt là “Ngư Dân và Vận Nước”.

Triển lãm ký họa/nhiếp ảnh/điêu khắc về chủ đề “Dáng Đứng Chòi Canh Tạc Vào Thế Kỷ”.

Phóng tác thành sách những anh hùng/liệt sĩ “Yết Kiêu Thời Đại”.

Đặt hàng/triển khai những loạt phóng sự/bút ký tương tự như đoàn tàu không số chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam thời trước.

Tổ chức những chuyến nữ học sinh/sinh viên ra khơi thăm biển đảo.

Tổ chức dịch vụ Du Lịch Chủ Quyền Biển Đảo VN theo mô thức du lịch sinh thái trong bờ.

Tổ chức thi hoa hậu dân quân tự vệ biển.

*

Khắc Phục Mọi Khó Khăn!

Tạm thời liệt kê những khó khăn cần khắc phục trước mắt, theo dạng hỏi-đáp:

Làm sao cho nhân dân, đặc biệt là ngư dân, hoàn toàn ủng hộ chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo?

- Phải giáo dục nhân dân cho tới khi quán triệt về quan điểm/chủ trương Quốc Phòng Toàn Dân của đảng ta. Luật Dân quân tự vệ Biển chính là để hiện thực hóa chiến lược quốc phòng toàn dân, tận dụng sức dân (thay sức lính) để bảo vệ tổ quốc. Nói cách khác: Ở đâu có dân, ở đó có lực lượng vũ trang quần chúng, làm cho cả đất nước Việt Nam thành trận địa “thiên la địa võng” bao vây quân địch, kể cả ngay giữa trùng khơi.

Tàu cá của ta có súng có thể bị tàu nước khác nghi nhầm là cướp biển (kiểu Somali)?

- Không đáng lo. Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh QH khóa XII Lê Quang Bình đã tiên liệu: “Khi trang bị phải có giấy chứng nhận để đảm bảo cho họ có quyền giữ vũ khí mà tránh nhầm lẫn là cướp biển”. Có khi còn phải ghi mẫu giấy chứng nhận này vào bộ nguyên tắc ứng xử biển Đông cho mọi bên đều nhận diện cho rõ nữa cơ! Nếu “Trung với đảng” là phải đánh tan mọi nghi vấn về đảng cướp đêm/cướp ngày, thì, nguyên tắc “Hiếu với dân” không cho phép chúng ta để cho địch nghi nhầm ngư dân ta là cướp sông/cướp biển!

Tổ chức đội ngũ nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển ra sao?

- Đó là tiểu đội, trung đội hay đại đội do mỗi huyện quyết định tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Nếu đã là cấp đại đội thì phải có ban chỉ huy, có chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, chính trị viên… Có các tổ, các đội. Ví dụ, mỗi đội tàu có một tổ vừa lo đánh cá, vừa lo bảo vệ. Có sự phân chia và phối hợp. Ví dụ, trong mỗi vùng biển, mỗi tổ đánh cá ở một khu vực tọa độ nhất định. Khi bị tấn công, tổ đó vừa liên hệ với trong bờ, vừa có phối hợp với tổ khác để bảo vệ.

Làm sao ngư dân sống được trong điều kiện “Lều bạt chung chiêng giữa nước giữa trời/ Đến một cái gai cũng không sống được”?

- Thi sĩ thần đồng Trần Đăng Khoa đã cường điệu trong thơ ca thế thôi, chứ trên thực tế, cứ ngoái nhìn vào đội ngũ sửa lấp đường Trường Sơn thời đánh Mỹ trước đây, thì sẽ thấy ngư dân Trường Sa ta thời nay có dư khả năng khắc phục những điều kiện sống khắc nghiệt nhất, kể cả trên thuyền cá hay trên chòi canh biển. “Khó vạn lần dân liệu cũng xong” mà lị!

Thiếu tướng Bùi Sỹ Trinh, Chính ủy Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng), từng nhận định: “Hiện tượng ngư dân Việt Nam sang vùng biển của các nước đánh bắt hải sản và bị các lực lượng nước ngoài bắt, phạt tiền không giảm. Vẫn còn hiện tượng tranh chấp ngư trường, trộm cắp ngư lưới cụ trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ và các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và các nước lân cận…”. Làm sao chấm dứt hiện tượng này?

- Phải giáo dục ngư dân ta thêm nữa thôi, không có cách nào khác.

Làm sao ngư dân biết chính xác vị trí tàu mình trên biển để tránh xâm nhập vào những vùng biển đang tranh chấp?

- GS Carl Thayer có nói: “Để trang bị các dụng cụ tối tân như hệ thống định vị cũng như các vũ khí cá nhân đòi hỏi rất nhiều ngân sách. Trong giai đoạn này ít nhất hàng trăm triệu đô la phải bỏ ra cho ngư dân mà điều này tôi tin là rất khó thực hiện”. Carl không thể rõ ta định trang bị loại/hiệu/đời súng nào cho ngư dân! Tuy nhiên, ta vẫn phải giáo dục rốt ráo ngư dân mình thôi. “Yêu cầu đặt ra là phải nắm vững pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế; tuyên truyền cho ngư dân, các tầng lớp nhân dân nắm chắc đường lối chủ trương của Đảng; đồng thời đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch…”.

Khi nào thì dân quân tự vệ được phép nổ súng?

- Dự Luật cho phép dân quân tự vệ, trong đó có dân quân tự vệ biển, được quyền nổ súng trong 3 trường hợp: Trường hợp thứ nhất, có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc người chỉ huy các cấp được ủy quyền khi làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu. Trường hợp thứ hai, khi làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, tuần tra bảo vệ biên giới, biển đảo phát hiện được địch ở mặt đất, trên biển hoặc trên không. Trường hợp thứ ba là đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.

Tàu của địch có súng lớn không?

- Các đoàn tàu Ngư Chính đều là chiến hạm cải trang. Ta không rõ họ được trang bị ra sao vì chưa được giải ngân cho các dự án điệp vụ/nghiên cứu. Chỉ nghe qua lời kể của ngư dân ta là “các tàu lạ có cả súng hai nòng lớn lắm y như là trên xe tăng đó! Nó phủ bạt che hết nhưng súng to lắm!”.

Liệu là một vụ nổ súng tự vệ hay vô ý cướp cò của dân quân tự vệ biển có trở thành lý cớ cho một cuộc chiến tranh quy mô giữa 2 nước không?

- Đó là một mối lo sâu xa và có cơ sở, tuy nhiên, với đường lối đối ngoại “mềm dẻo” trong cung cách “giao thiệp” của ta, có nhiều khả năng là lãnh đạo bên đối phương sẽ thông cảm cho vị thế bắt buộc/chính đáng phải tự vệ của ngư dân ta. Tư lệnh hải quân của ta “đã đặt thẳng vấn đề với tư cách là những người trên biển với nhau, (rằng) ngư dân của chúng tôi rất nghèo nên các ngài phải đối xử nhân đạo… Tuyệt đối không được bắn, không đánh chìm tàu của dân (nghèo)…”. Họ nói rằng họ cũng rất thông cảm. Bằng không, ta sẽ lặp lại lần nữa, rằng “VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý …”.

Tương quan lực lượng trên biển giữa ngư dân ta và hải quân địch thế nào?

- Đó là một tương quan không cân sức, cho dù là ta chưa biết hết sức mạnh quân sự thật của hải quân “bạn”. Tuy nhiên, đừng quên rằng “Lòng yêu nước nồng nàn là vũ khí” và, “Vũ khí tối tân không bằng toàn dân ra trận”, cứ nhìn vào tương quan quân đội của ta và Mỹ ngày trước, tất sẽ thấy rõ nguyên tắc cốt lõi vẫn là “Cần nhiều dân không cần nhiều súng”. Chính lòng căm thù và tình yêu nước của “Những người dũng cảm trong bóng tối” mới quyết định chiến thắng.

Ngư dân ta có e ngại việc mang súng lên tàu đánh cá sẽ là mối nguy hiểm không lường cho sinh mạng của họ không?

- Một ngư dân từng bị hải quân Trung quốc cướp, đánh đập và bắt giam cho biết: “Nói chung bây giờ họ giao súng em cũng không dám đâu, tàu của họ có súng hai nòng lớn lắm nếu có gì thì họ bắn chết”. Tuy nhiên, nhiều phần có thể nhận định này xảy ra là vì ta chưa giáo dục/tuyên truyền/động viên đúng mức ngư dân của mình về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đó thôi! Những tác phẩm văn học nghệ thuật của ta về các trận chiến đánh Tây, chống Mỹ, diệt Khờ-me đỏ, và chống trả TQ trước đây đã lột tả/xiển dương/chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta từng vượt qua tất cả các nỗi sợ. Sau chòi canh, chúng ta sẽ dựng tượng đài trên biển.

Trước đây ta từng gặp tình trạng Tàu cứu hộ cứu nạn ra biển đứng chờ nạn nhân đi kiếm họ, còn tàu cá phải tự dò tìm các chiếc tàu bạn bị chìm và tự cứu vớt đồng nghiệp, cả người lẫn xác. Lắm khi thuyền thúng phải đi vớt người tàu cá. Ta khắc phục thế nào?

- Tình trạng xảy ra là vì tàu cứu hộ của VN không được vào vùng biển đó. Vừa rồi Đại tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đi thăm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa để “trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt quan hệ, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Trung Quốc”. Hy vọng từ đó ta sẽ cứu hộ dân ta dễ dàng hơn.

Trước đây ta cũng đã gặp tình trạng: “Tàu đặc chủng, lẫn máy bay trực thăng nào mà vuợt hàng trăm cây số để cứu anh em trong lúc trời biển cùng hiệp đồng tạo trận cuồng phong? Vĩnh biệt các thủ trưởng. Vĩnh biệt đất liền… Đó là những bức điện cuối cùng mà Sở Chỉ huy Quân chủng nhận được…”. Liệu là trong tương lai có gặp lại tình trạng đó nữa không?

- Khó biết được, tuy nhiên, chúng ta cũng đã có nhiều lúc nhiều nơi các ghe đánh cá tự cứu hộ cho nhau và đưa các nạn nhân vào bờ. Dân cứu dân thì khỏi phải “vĩnh biệt thủ trưởng!”.

Về “Ngày Ngư Dân Giữ Biển”, Thiếu tướng Võ Trọng Việt, chính ủy Bộ Tư lệnh Biên phòng, ủy viên Ủy ban Quốc phòng-An ninh QH cho rằng: “Nên lấy ngày mà Bác Hồ thăm hải quân (30/3/1959) để nói về biển, để tất cả chúng ta suy nghĩ và hành động, thì sẽ sớm khắc phục được khó khăn hiện nay”, có nên chăng?

- Bác đã một đi không trở lại, còn tuổi trẻ ngày nay không quan tâm nhiều về lịch sử thời của bác, thậm chí còn nghi ngờ các nhìn nhận của thế hệ trước. Còn hải quân ta thì đã thành một đám đông anh hùng Núp. Ngư dân mới là vai chính. Vai trò nòng cốt gìn giữ chủ quyền đất nước của ngư dân có được là nhờ QH. Vậy nên lấy ngày QH thông qua luật Dân Quân Tự Vệ Biển làm ngày Ngư Dân Giữ Biển là chính danh toàn vẹn.

*

Tản Luận Về Hư Chiêu?

Chiến lược Dân Quân Tự Vệ Biển, dù đã trưng qua QH và đã định hướng khắc phục khó khăn như trên, vẫn khiến lắm người hoang mang về các ý niệm “hư chiêu” nảy sinh đây đó:

Hư chiêu 1: Tàu phù gợi ý cho lãnh đạo ta nâng cấp pháp lệnh thành luật dân quân tự vệ biển để chờ 1 vụ cướp cò làm cớ khai hỏa? Xem ra xác suất không cao, bởi chính TQ cũng không thực sự chủ trương châm ngòi chiến tranh khu vực, đặc biệt là giữa những nhà nước XHCN hiếm hoi còn sót lại hôm nay.

Hư chiêu 2: Lãnh đạo ta thử nghiệm nước cờ “đánh dứ” để dò xem phản ứng bọn Tàu? Kể cũng khó, bởi phản ứng đó đã có sẵn/chưa thể quên: Từ đầu năm 2005, hải quân TQ đã bắn giết ngư dân Hòa Lộc (Thanh Hóa) rồi kéo xác về Hải Khẩu (đảo Hải Nam). Phát ngôn của Bộ ngoại giao TQ Khổng Tuyền bấy giờ tuyên bố rằng: Cảnh sát biển TQ đã “bắn chết một số người có vũ trang, bắt một tàu và tám người khác cùng vũ khí, đạn dược và ngư cụ”. (Không khác gì nhà nước ta chỉ bắt giam người vi phạm pháp luật chứ không bắt người bất đồng chính kiến!).

Hư chiêu 3: Lãnh đạo ta vừa mới coi bộ phim Thủy Chiến (thời nhà Minh) của điện ảnh TQ chiếu trên kênh HTV7, và muốn triển khai thành chính sách “Thương bang nuôi Ngư dân hải chiến thay cho triều đình”? Không hẳn, bởi đó là phim TQ thì Bắc Kinh chủ động đã phải nắm vững đối sách hơn ta học lóm.

Hư chiêu 4: Hà Nội tiến hành một thí điểm trong điện ảnh vẫn gọi là “đóng thay vai chính” (stuntmen) để rút kinh nghiệm cho hải quân VN? Hiệu ứng có thể thấy trước: Lãnh đạo ta thí điểm ngư dân cầm súng thì giặc cũng thí điểm bằng đoàn chiến hạm Ngư Chính để xem chủ trương của ta có thật thế không.

Hư chiêu 5: Ta thử nghiệm kế sách “Lính lẩn vào Dân-Lấy dân làm Mộc”? Cái khó là ngư dân ta chả dại: Tới lúc xảy ra sự cố, Bắc Kinh đòi phải giải quyết, nhà nước ta buộc phải “xử lý ở mức độ dân sự” các dân quân tự vệ biển về tội “cướp cò, gây thiệt hại trầm trọng…”, cho đẹp lòng các “Trên của Trên”, để giữ chặt ổn định mối giao hảo mọc rễ trên 16 chữ vàng, thì biết lấy ai nuôi vợ con?

- Luận gì thì luận. Thực hư gì cũng mặc. Làm cho nó tưởng là ngư dân mình có súng, thì: 1. là nó bùm trước cho chắc cú; 2. là nó kiểm tra khả năng bóp cò của ta xem có thật hải quân giả dạng ngư dân không; 3. là nó khạc đại bác/đại liên thử coi dân quân tự vệ mình “điếc không sợ súng” tới đâu. Đằng nào ngư dân cũng …chết chắc!

*

Chủ Quyền = Thế + Lực?

Thế yếu của VN là chính trị chư hầu. Lực yếu của VN là quân đội co rút. Không mấy ai nghe tin tàu lạ tấn công tàu cá của Phi, phải chăng vì chính phủ Phi ít “mềm dẻo” hơn ta?

GS.TS Trần Ngọc Thêm nói không sai: “Hãy thừa nhận một điều không phải lúc nào sự lãnh đạo của Đảng cũng đúng. Nhiều vụ việc trong quá khứ đã chứng minh điều đó, như vụ đấu tố, vụ khoán…”. Gần đây, lãnh đạo ta đã quyết định tự kéo tụt cả thế lẫn lực của VN (dẹp biểu tình/rước đuốc Olympic/câm nín trước mọi cưỡng bức… và cả tư túi tiền ngoại bang đấm mõm). Lý do chính yếu: Bắc Kinh không phải thuộc diện thế lực thù địch? Tàu lạ đánh đập/bắn giết/bắt cóc ngư dân đòi tiền chuộc cũng không phải thuộc diện thế lực thù địch?

Hai năm rõ mười:

Lãnh đạo Hà Nội lệ thuộc vào Bắc Kinh. Đường dây nóng chỉ để nhận lệnh thiên triều. Đảng bất lực trước Tàu. Đảng bất lực trên biển. Đảng tự tạo ra tình trạng vô chính phủ. Đảng tự đánh mất thế và lực cần thiết để khẳng định quốc thể và chủ quyền. Đảng chính là giặc nội xâm. Đảng tự ý xác nhận và khuếch đại tính nhược tiểu cho cả dân tộc. Đảng “bán cái”. Đảng không luyện binh nhuệ, đảng chỉ cần dân đông. Đảng quyết định “giao họa cho dân”. Đảng “thí điểm” ngư dân. Đảng làm luật tử hình tập thể ngư dân…

Dân đánh cá biển – Đảng đánh cá cược?

Trong một bài phỏng vấn mới đây về trận đánh hỏa công ở Long An thời kháng Pháp, Lão họa sĩ Hoài Nam đã kể lại:

“Đó là một trận đánh hồn nhiên. Khoảng năm 1945 khi tôi gia nhập Đội Thiếu niên tiền phong Thủ Thừa – Long An. Lúc này Pháp mượn cớ giải giáp Nhật để chiếm lại nước ta. Tôi bàn với các đội viên bày binh bố trận theo lối “hỏa công Xích Bích” trong Tam Quốc: Kết ghe thuyền lại với nhau, cắm cọc dưới đáy sông, rồi lợi dụng hướng gió, dùng hỏa công đánh tàu Tây trên sông. Kết quả là… thảm hại vì tàu giặc bằng sắt thép, hỏa lực lại mạnh. Bọn tôi người bị bắn, người bị bắt. Tôi trốn được lên Sài Gòn sống vất vưởng…”.

Hơn nửa thế kỷ sau trận đánh hồn nhiên đó, đảng CSVN lựa chọn cho nhân dân VN một Chiến Lược Hồn Nhiên khác: Lực lượng nòng cốt giữ gìn chủ quyền biển đảo VN là Dân Quân Tự Vệ Biển.

Quốc hội ta cũng đang hồn nhiên thông qua. Hồn nhiên xác quyết đường lối Thậm Hèn Với Giặc-Cực Ác Với Dân!

Mọi chất vấn hay góp ý, nếu có, xin cứ hồn nhiên gửi về:

Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh QH khóa XII Lê Quang Bình
Số 26 ngõ 34A Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.

20-11-2009 – Kính mừng Ngày Nhà Giáo/Chào đón các nhà chòi

Blogger Đinh Tấn Lực

SeaFree: Từ Facebook đến fakebook



Mùng 9 tháng 11 năm 2009, cả châu Âu kỷ niệm 20 năm ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, từng ấy năm vết thương giữa lòng dân tộc Đức thôi không còn nhức nhối nữa!


V. Putin đã từng nói một câu đại ý: "Không nhớ đến thời nước Nga Sô viết là người không có trái tim, còn muốn quay lại chế độ Cộng sản là người không có trí não!".

Bức tường Bá Linh sụp đổ 20 năm rồi!

Truyền thông CHXHCN Việt Nam dường như không hề hay biết sự thật ấy!
Tàn tệ hơn, họ còn ra sức xây dựng một bức tường nhằm bưng bít sự truyền dẫn thông tin giữa 80 triệu dân Việt Nam với thế giới bên ngoài: BỨC TƯỜNG LỬA!

Cả tuần nay, mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook - đã bị chặn ở Việt Nam!

Họ ngăn chặn, nhưng không dám công khai nói rằng: "Bạn vừa truy cập vào trang web đen, phản động hoặc đồi trụy..." - như đã từng làm vài năm trước.

Họ, bây giờ toàn sử dụng những thủ đoạn tiểu nhân bỉ ổi!
Họ, bây giờ táng tận lương tâm để lừa dối cả Thượng đế - là khách hàng đã trả tiền thuê bao hàng tháng để nhận lấy thứ dịch vụ đểu!
Họ đã làm như thế nào?



Hôm nay, ngày 19 tháng 11 năm 2009, tôi đã thử đi thử lại nhiều lần với cả 3 nhà cung cấp dịch vụ VNPT, EVN-Telecom (đã có sẵn tại nhà) và FPT (phải ra thuê ngoài dịch vụ công cộng)
Tất cả đều có chung một kịch bản: fake-Facebook!
Tôi mở trình duyệt WEB Internet Explorer lên, gõ vào địa chỉ http://facebook.com và xem chúng đã phản ứng như thế nào:

1. VNPT làm như liên tục lấy thông tin từ máy chủ của Facebook để trả về cho trình duyệt mà không được vậy! Hộp combo tình trạng cứ lặp lại cái điệp khúc: Documents tải được 109 byte thì Elements lại trở về 0/0. Vùng hiển thị thông tin trắng xóa không hề có một ký tự nào! (Xem Hình 1a và Hình 1b)

2. FPT hiển thị thông báo lỗi "ERROR! Could not locate remote server" (Xem Hình 2)

3. EVN-Telecom tự động chuyển vào trang www.google.com (Các trang bị chặn khác... thì họ tự động chuyển về www.evntelecom.com.vn)

Nếu là người chưa tiếp xúc nhiều với luồng thông tin đa chiều, hoặc không chú ý - đều cho rằng Facebook bị lỗi hoặc có sự cố về đường truyền...
Dù đã đoán biết bản chất thật sự của những "lỗi kỹ thuật" này, nhưng tôi vẫn muốn kiểm chứng sự việc cho thật tỏ tường. Đơn giản vì tôi không thích cái kiểu phán xét khơi khơi thiếu căn cứ.
Giữ nguyên hiện trạng nói trên, tôi mở thêm một tab mới bên cạnh nó (dùng Ctrl - T), và gõ vào một web-proxy: http://pzeg.com
Trong hộp Location via proxy, tôi gõ lại địa chỉ: http://facebook.com - và thấy chưa kìa, nó vô ngọt xớt! (Xem Hình 3)
Chuyển qua cái tab vô bằng cách trực tiếp, thì cái trò đê tiện lại cứ tái diễn. Chuyển qua lại thật nhanh và nhiều lần giữa 2 tab này thì hiện trạng vẫn như cũ!

Vấn đề không có gì khác khi dùng các trình duyệt Opera, Firefox và Chrome! Đó là tôi muốn vét cạn cho hết lẽ thôi, thật ra, chỉ cần một cái là đủ để khẳng định rồi:

- Họ đang dối gạt khách hàng và bôi nhọ uy tín của mạng xã hội số một thế giới, họ đang fake Facebook!

-----------------

---
Hình chú thích:


Hình 1a



Hình 1b: Cái này là do "lỗi kỹ thuật" chăng?



Hình 2: Đọc cái này tưởng rằng máy chủ của Facebook có vấn đề



Hình 3: Qua proxy thì vô ngọt xớt [*], nhưng bị chèn quảng cáo!


[*] Đến đây thì thấy rõ bản chất của "lỗi kỹ thuật" rồi. Trên thực tế khi đăng nhập vào facebook cũng không chấp nhận pzeg.com (nên dùng UltraSurf hoặc các tiện ích đổi IP khác). Sở dĩ hình minh họa cho bài trên dùng pzeg.com để độc giả nhìn thấy rõ ràng hơn so với dùng các phương pháp đổi IP.


Nguồn: Blog Sea Free - http://www.facebook.com/profile.php?id=1706619713&v=feed#/notes/sea-free/t-facebook-dn-fakebook/178885092799

Địa phương giám sát trường đại học:


Địa phương giám sát trường đại học:
"Sắp tới đây, UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có quyền và nghĩa vụ kiểm tra các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn". Nguyễn Thiện Nhân - 14-11-2009 - Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2009–2010 khối các trường đại học – cao đẳng.

http://www.sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=59441&fld=HTMG/2009/1115/59441

Phụ Lục - Sáu Thông Điệp...

Sáu Thông Điệp Từ Một Tuồng Cải Lương Hồ Quảng

Phụ Lục

SouthChinaSeaWorkshop

Nhân đọc bài bình của GS Nguyễn Văn Tuấn “Tiếng Anh của Bộ Ngoại giao thời hội nhập: vài hạt sạn không nên có trên tuan’s blog và trên Dân Luận, ĐTLực xin được bổ xung toàn văn bản 3 tệp hồ sơ giới thiệu/quảng cáo workshop quốc tế về chủ đề Biển Nam Trung Hoa của Học Viện Ngoại Giao VN, cho rộng đường dư luận:

- Y€$ -


CONCEPT PAPER

International Workshop on

“The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development”

Co-Organizers: The Diplomatic Academy of Vietnam and Vietnamese Lawyers Association.

Time and Venue: Hanoi, Vietnam, 26-27 November, 2009.

I . THE BACKGROUND

Developments in and related to the South China Sea have by and large been consistent to the overall contemporary trend toward greater cooperation in Asia-Pacific.

Efforts have been made by regional countries to stabilize the situation and seek the opportunities for cooperation in the South China Sea area. These efforts have resulted in,among others, the ASEAN Declaration on the South China Sea in 1992, the adoption in 2004 of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) according towhich all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and conduct maritime cooperation in order to maintain regional stability in the South China Sea under the principles of the Charter of the United Nations, the 1982 UN Convention on the Law of the Sea, the Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia, the Five Principles of PeacefulCoexistence, and other universally recognized principles of international law.

Yet, the South China Sea still remains as one of the areas that could cause regionalinstability. Conflicting territorial claims by parties of the dispute exist. Moreover, they seemto have been compounded by claimants’ development and security needs. Last but not least,the South China Sea’s significance seems to have been wider recognized by many other countries that have stakes in international navigation, maritime safety, natural resource exploitation, environmental protection, and legal effectiveness of the UNCLOS in the area.

Boosting greater cooperation in the South China Sea-related issues and suggesting possible solutions to the dispute – acceptable for all – therefore are desired.

Such an endeavor has been pursued by various scholarly efforts including the South China Sea workshops series sponsored by Canadian International Development Agency and research projects such as the conference on “South China Sea: Towards A Cooperative Management Regime” held by S. Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University in Singapore in 2007 etc.

The international workshop – themed “South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development” – jointly initiated and sponsored by the Diplomatic Academy of Vietnam and Vietnamese Lawyers Association offers an additional important opportunity, toward this end, for scholars within the Asia – Pacific region as well as from other parts of the world.

II. THE OBJECTIVES

The workshop’s participants are expected to (i) discuss, share and gain new insights from their researches and expertise, (ii) to foster camaraderie among academics working on the South China Sea-related topics, and (iii) to contribute – from scholarly point of view – to possible solutions to the dispute over the South China Sea.

III. THE PROPOSED TOPICS

The themes of discussion include, but not restrict to the followings:

1. Regional and global significance of the South China Sea in the overall context of the international environment.

2. Recent developments in the South China Sea and their implications to peace, stability and cooperation in the region.

3. Ways and means to maintain peace, stability and promote cooperation in the South China Sea.

IV. ORGANIZING MATERS

Workshop participants: Around 40 international scholars from ASEAN countries and China, as well as those from Australia, Canada, France, India, Japan, Norway, Republic of Korea, Russia, Sweden, United Kingdom, Germany, United States will be invited and interact with about local participants.

Funding: The Co-organizers will provide support for the workshop organization, including meeting room, secretariat, documentation, translation, and other facilities.

The organizers will also cover local expenses for invited international participants. The support will include hotel accommodation, local transport and meals during the workshop.

International participants are expected to cover their international travel expenses.

Registration: Participants are invited to register before October 20th, 2009.

- For information regarding to content of this workshop, please contact:

Dr. Tran Truong Thuy
Director, South China Sea Studies Program, Diplomatic Academy of Vietnam
69 Chua Lang, Dong Da, Hanoi
email: truongthuy@mofa.gov.vn, Tel: 84 – 4 – 38344540, ext 105; fax: 84-4-38343543.

- For logistic and other questions, please contact:

Mrs. Ngo Thi Thu Huong
Institute for Foreign Policy and Strategic Studies, Diplomatic Academy of Vietnam
69 Chua Lang, Dong Da, Hanoi
email: huongngo1972@gmail.com, Tel: 84 – 4 – 38344540, ext 129; fax: 84-4-38343543.

- Y€$ -


Tentative Programme

Day 1 – 25 November 2009

All day : Arrival of participants and check-in

18.00 – 20.00 : Welcome dinner hosted by Prof., Dr. Duong Van Quang, President of Diplomatic Academy of Vietnam.

Day 2 – 26 November 2009

8.00 – 8.30 : Registration of Participants.

8.30 – 8.45 : Welcome and Opening Ceremony.

Opening Speeches by Prof. Duong Van Quang, President of Diplomatic Academy of Vietnam.

8.45 – 12.00 : SESSION I: Regional and Global Significance of the South China Sea in the Overall Context of the Changing International Environment

Proposed Paper Presenters and Speakers:

Prof. Stein Tonesson, Director, International Peace Research Institute (PRIO), Norway.

Dr. B. A. Hamzah, Senior Research Fellow with Institute of Ocean and Earth Sciences & Faculty of Social Sciences, University of Malay, Kuala Lumpur, Malaysia.

Prof. Ji Guoxing, Director of the Institute of International Strategy Studies, Shanghai, China.

Dr. Mark J. Valencia, Visiting Senior Fellow, Maritime Institute of Malaysia and East-West Centre of Hawaii, USA

Prof. Victor Prescott, Department of Geography, University of Melbourne, Australia.

Prof. Monique Chemillier Gendreau, Universite Paris 4, France.

Dr. Nguyen Hong Thao, Lecturer of Hanoi National University, Hanoi.

Dr. Clive Schofield, QE II Research Fellow, Centre for Maritime Policy, University of Wollongong, Australia.

Proposed Moderator:

􀀃 􀅶 Mr. Dang Dinh Quy, Vice President (Research),

Diplomatic Academy of Vietnam.

Coffee break will be served for 15 minutes from 10.15 – 10.30

10.00 – 10.30 : Press Conference/ Coffee break

12.00 – 13.30 : Lunch

13.45 – 17.00 : SESSION II: Recent Developments in the South China Sea – Implications to Peace, Stability and Cooperation in the Region.

Proposed Paper Presenters and Speakers:

Dr. Fu Kua Liu, Institute for International Relations, Taipei

Prof. Carlyle A. Thayer, The Australian Defence Force Academy

Prof. Hasjim Djalal, Director Centre for South-East Asian Studies, Indonesia.

Dr. Wu Shicun, President of China National Institute for South China Sea Studies, China.

General (retd) Daniel Shaeffer, International Business Consultant, France

Michael Richardson, Research fellow Institute of South East Asia Studies, Singapore.

Prof. Geoffrey Till, Professor, Joint Services Command and Staff College, United Kingdom

Dr. Tran Truong Thuy, South China Sea Studies Programme, Diplomatic Academy of Vietnam.

Proposed Moderator:

􀀃 􀅶 Professor Stein Tonesson, Director, International Peace Research Institute (PRIO), Norway.

Coffee break will be served for 15 minutes from 15.15 – 15.30

Day 3 – 27 November 2009

8.30 – 11.30 : SESSION III: Ways and Means to Maintain Peace, Stability and Promote Cooperation in the South China Sea.

Proposed Paper Presenters and Speakers:

Dr. Miguel D. Fortes, Marine Science Institute, University of the Philippines

Prof. Ralf Emmers, Head of Studies, S. Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University, Singapore.

Prof. Zou Keyuan, University of Central Lancashire, United Kingdom.

Prof. Ramses Amer, University of Stockholm, Sweden.

Prof. Ian Townsend-Gault, Faculty of Law, University of British Columbia, Canada

Mr. Nguyen Duy Chien, Director Centre for Maritime Policy Studies, National Commission on Boundaries, Vietnam.

Mr. Matthias Fueracker, Legal Officer International Tribunal for the Law of the Sea, Hamburg, Germany

Prof. Dr. Erick Franckx, Director of European and International Law Department, Free University of Brussels (VUB), Belgium

Proposed Moderator:

􀀃 􀅶 Prof. Hasjim Djalal, Director Centre for South-East Asian Studies, Indonesia

Coffee break will be served for 15 minutes from 10.15 – 10.30

11.30 – 12.00 : CLOSING SESSION

- Discussion wrap-up by Mr. Dang Dinh Quy, Vice President of DAV

- Closing remarks by Dr. Pham Quoc Anh, Chairman, Vietnamese Lawyers Association.

12.00 – 13.30 : Lunch

13.30 – 17.00 : Hanoi City Tour

18.00 – 20.00 : Farewell Dinner hosted by Dr. Pham Quoc Anh, Chairman, Vietnamese Lawyers Association.

- Y€$ -


International Workshop on

“South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development”

PRELIMINARY LIST OF INVITED PARTICIPANTS

Regional

1. Prof. Ji Guoxing, Director of the Institute of International Strategy Studies, Shanghai, China.

2. Dr. B. A. Hamzah, Senior Research Fellow with Institute of Ocean and Earth Sciences & Faculty of Social Sciences, University of Malay, Kuala Lumpur, Malaysia.

3. Colonel (Retd) Ramli Haji Nik, Senior Researcher, Centre for Maritime Security and Diplomacy, Maritime Institute of Malaysia, Malaysia.

4. Ms. Margaret Ang, Researcher, Centre for Maritime Economics & Industries (MEI) Maritime Institute of Malaysia (MIMA)

5. Prof. Hasjim Djalal, Director Centre for South-East Asian Studies, Indonesia.

6. Dr. Fu Kua Liu, Institute for International Relations, Taipei

7. Prof. Cui Liru, President, China Institutes of Contemporary International Relations (CICIR), China.

8. Wu Shicun, President of China National Institute for South China Sea Studies, China.

9. Dr. Miguel D. Fortes, Marine Science Institute, University of the Philippines

10. Associate Professor Ralf Emmers, Head of Studies, S. Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University, Singapore.

11. Michael Richardson, Research fellow Institute of South East Asia Studies, Singapore.

12. Dr. Mark J. Valencia, Maritime Policy Analyst, East-West Centre, Hawaii, USA

13. Dr. Ian Storey, Research Fellow at the Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS), Singapore.

14. Prof. Kuan-Hsiung Dustin Wang, Institute of Political Science, National Taiwan Normal University, Taipei.

15. Mr. Rodolfo C. Severino, Head of ASEAN Studies Centre, Institute of South East Asian Studies, Singapore.

16. Prof. Beckman, Robert Charles, Faculty of Law, National University of Singapore

17. Mr. Drs. I Putu Pudja, Director of Research & Development Centre, Indonesia

Meteorological, Climatological and Geophysical Agency.

18. Asia and the Pacific Scholarship Program Section, Foreign Service Institute, Philippine Department of Foreign Affairs. (contact person: Ms. Bing D. Gallego, Desk Officer)

19. Department of Foreign Affairs of Republic Indonesia (contact person: Rieza Rahadian)

20. Budi Suharto, S.H., S.E., M.Kn., Senior Legal Staff Division of Law, Bureau for Cooperation and Promotion of Science and Technology, Indonesian Institute of Sciences (LIPI)

21. 10 other Participants.

International

1. Dr. Clive Schofield, QE II Research Fellow, Centre for Maritime Policy, University of Wollongong, Australia.

2. Prof. Stepanov Evgeny, Moscow State Institute of Int’ Relations & Institute of Far East Studies, Moscow, Russia

3. Prof. Victor Prescott, Department of Geography, University of Melbourne, Australia.

4. Professor Stein Lancashire Tonesson, Director, International Peace Research Institute (PRIO), Norway.

5. Professor Geoffrey Till, Professor, Joint Services Command and Staff College, United Kingdom

6. Professor Zou Keyuan, Harris Professor of International Law, University of Central, United Kingdom.

7. General (retd) Daniel Shaeffer, France

8. Prof. Monique Chemillier Gendreau, Universite Paris 4, France.

9. Prof. Ramses Amer, University of Stockholm, Sweden

10. Prof. Ian Townsend-Gault, Faculty of Law, University of British Columbia, Canada

11. Prof. David VanderZwaag, Canada Research Chair in Ocean Law & Governance, Marine & Environmental Law Instutite, Dalhousie University

12. Prof. Christopher C. Joyner, Co-Director of the Institute for International Law and Politics, Georgetown University, Washington, D.C.

13. Richard P. Cronin, Director, Southeast Asia Program, The Stimson Center, Washington, DC

14. Mr. Ingolf Kiesow, Senior Research Fellow, Institute for Security and Development Policy, Stockholm, Sweden.

15. Dr. Tim Huxley, Executive Director of the International Institute for Strategic Studies –Asia, (IISS)

16. Dr. Jean Salmon, Former Member of the Institute for International Law and Member of Permanent Arbitral Committee (the Hague). Former President of the Center of International Law, Liberty University of Brussels, Belgium

17. Prof. Dr. Erick Franckx, Director of European and International Law Department, Free University of Brussels (VUB), Belgium

18. Prof. Dr. Pierre Klein, Director of the Center for International Law, University of Brussels (ULB), Belgium

19. Prof. Dr. Van Dyke , School of Law, University of Hawaii, USA

20. Lawyer Thomas Johnson, Covington & Burling Law Firm, USA

21. Prof. Peter Dutton, Chinese Maritime Studies Institute, US Naval War College.

22. Mr. Matthias Fueracker, Legal Officer International Tribunal for the Law of the Sea, Hamburg, Germany

23. Prof. Carlyle A. Thayer, The Australian Defence Force Academy

24. 10 Other Participants.

Local

1. Prof. Dr. Duong Van Quang, President of Diplomatic Academy of Vietnam.

2. Mr. Nguyen Quang Vinh, Director of Marine Affairs Department, National Boundary Committee

3. Mr. Dang Dinh Quy, Vice President, Diplomatic Academy of Vietnam.

4. Dr. Pham Quoc Anh, Chairman, Vietnamese Lawyers Association.

5. Dr. Tran Truong Thuy, Director, South China Sea Studies Program, Diplomatic Academy of Vietnam.

6. Dr. Nguyen Hong Thao, Lecturer of Hanoi National University, Hanoi

7. Mr. Nguyen Duy Chien, Director of the Centre for Maritime Policy Studies, National Boundary Committee

8. Ass. Prof. Dr. Nguyen Ba Dien, Director of the Centre for Maritime Law and the Law of the Sea, Faculty of Law, Vietnam National University – Hanoi.

9. Dr. Nguyen Toan Thang, Lecturer, Faculty of International Law, Hanoi Law School

10. Others

Tiếng Anh của Bộ Ngoại giao thời hội nhập: vài hạt sạn không nên có

Tiếng Anh của Bộ Ngoại giao thời hội nhập: vài hạt sạn không nên có


Sáng nay, thức dậy sớm để đọc báo và chuẩn bị cho một ngày làm việc, tôi bắt gặp bài này (“Sáu thông điệp từ một tuồng cải lương Hồ Quảng”) trên blog của Đinh Tấn Lực.

http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/499/499

Đọc xong mà … ngậm ngùi cho ngôn ngữ.

Viết ra thì có thể là mang tiếng “vạch lá tìm sâu”, mà không viết ra thì thấy lòng cứ bức rức. Bức rức vì vấn đề có liên quan đến sỉ diện quốc gia. Tôi muốn nói đến văn bản bằng tiếng Anh về “Hội thảo Biển Đông” của Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà Đinh Tấn Lực có trích dẫn một đoạn ngắn. Đọc qua đoạn văn ngắn đó, tôi phát hiện rất nhiều sai sót và khiếm khuyết trong cách hành văn.

Đinh Tấn Lực nhận xét rất chí lí rằng một văn bản xuất phát từ Việt Nam, nước đang có tranh chấp với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa, mà cứ cấm đầu chúi mũi sử dụng cụm từ “South China Sea” liên tục. Một đoạn văn ngắn chỉ có 9 dòng, mà cụm từ “South China Sea” được lặp lại đến 6 lần! Danh chính ngôn thuận ở đâu?

Tôi có cảm giác rằng văn bản này được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, vì trong đó có nhiều đoạn rất … Việt Nam. Đó là những đoạn văn không hàm chứa thông tin, mà giống như là hô khẩu hiệu vậy. Chẳng hạn như câu này (“Developments in and related to the South China Sea have by and large been consistent to the overall contemporary trend toward greater cooperation in Asia-Pacific”) có lẽ dịch từ câu quen thuộc mà chúng ta vẫn thường hay nghe: "phù hợp", "xu hướng", "hợp tác" , v.v... Câu văn chẳng những có vấn đề về cú pháp mà còn vô nghĩa theo cái nhìn của người làm khoa học. “Xu hướng hợp tác cao hơn” là xu hướng gì? Câu văn kế tiếp không hề giải thích câu văn trước đó. Cụm từ “Asia Pacific” thường là tính từ; do đó, viết “In Asia-Pacific” là chưa hết nghĩa, chưa hết câu văn. Đáng lẽ phải viết là “In the Asia-Pacific region” hay "the Asia Pacific Basin", hay gì đó thì mới đầy đủ ý nghĩa.

Trong phần đầu, tác giả viết “THE BACKGROUND”. Tại sao lại có “THE” ở đây nhỉ? Đây là một trong những sai sót về tiếng Anh phổ biến nhất ở người Á châu, vì lúc nào cũng dùng mạo từ “the” một cách không thích hợp.

“Development in and related to the South China Sea have by and large been consistent to the overall contemporary trend toward greater cooperation in Asia-Pacific.”

* Câu văn này thoạt đầu cho thấy tác giả cũng có “võ” về tiếng Anh như cách dùng từ “in and related to” (trong “Development in and related to the South China Sea”), nhưng thật ra trong cách viết formal (nghiêm chỉnh) trong văn bản ngoại giao thì không thể chấp nhận được. Không chấp nhận được vì nó mang tính “informal”, kiểu như “chit chat” vậy.

* Cái khiếm khuyết thứ 2, tuy nhỏ, nhưng nó nói lên khả năng tiếng Anh của người viết: đó là cụm từ “by and large” cũng là một kiểu nói chit chat, một loại thành ngữ (idiom) hay ngôn ngữ đường phố, chứ không phải loại ngôn ngữ ngoại giao. Đáng lẽ nếu viết một cách nghiêm túc thì cần phải có hai dấu phẩy trước vào sau cụm-trạng-từ đó (như “… have been, by and large, …” ), hay thay by and large bằng largely (như “… have been largely …”) thì mới đúng hơn và nghiêm chỉnh hơn.

* Điểm thứ ba là giới từ trong “consistent to” rất ít ai sử dụng (nếu không muốn nói là sai sót); đáng lẽ phải viết rõ ràng hơn là “consistent with”.

“Efforts have been made by regional countries to stabilize the situation and seek the opportunities for cooperationin the South China Sea area.”

Về văn phạm, có 3 cái sai hiển nhiên trong câu văn này:

* Cái sai thứ nhất là mạo từ “the” (the situation, the opportunities) chẳng biết đề cập đến tình hình gì và cơ hội nào (chẳng thấy mô tả trước đó). Như tôi nói trên kia, đây là cái sai rất phổ biến ở người châu Á.

* Cái sai thứ hai là câu văn có 2 mệnh đề (stabilize -- ổn định, và seek -- tìm), nhưng stabilize thì có “to” còn seek thì thiếu “to”! Đáng lẽ phải viết là “to seek” mới đúng.

* Cái sai thứ 3 là “South China Sea area”, vì từ “area” rất ít ai sử dụng cho biển. Vả lại, đâu có cần area trong cụm từ “South China Sea”!

Còn câu sau đây mới vui:

“These efforts have resulted in, among others, the ASEAN Declaration on the South China Sea in 1992, the adoption in 2004 of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) according to which all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and conduct maritime cooperation in order to maintain regional stability in the South China Sea under the principles of the Charter of the United Nations, the 1982 UN Convention on the Law of the Sea, the …”

Chúng ta thấy gì qua câu văn này?

* Trước hết, đó là một câu văn dài lê thê, rối rắm. Một câu văn có hơn 84 chữ (thật ra là hơn 84 chữ vì Đinh Tấn Lực ngừng trích ở đó)!

* Thứ hai là có sự nhập nhằng về thời gian tính của câu “Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea”. Có phải câu này nói năm 2004 ai đó chấp nhận tuyên bố về "Conduct of Parties in the South China Sea", hay là tuyên bố này ra đời vào năm 2004. Khi tôi tìm trên google thì tuyên bố này ra đời năm 2002! Có thể xem tuyên bố đó tại địa chỉ sau đây: www.aseansec.org/13163.htm

* Cái sai kế tiếp nữa là sai văn phạm. Đáng lẽ câu “… all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and conduct maritime cooperation” phải viết là “… which all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and TO conduct maritime cooperation.”

* Còn cụm từ "the principles of the Charter of the United Nations" thì lượm thượm vì có quá nhiều "the". Thật ra, nếu muốn viết "the principles" thì phải nói rõ hơn nguyên tắc (principles) gì. Có lẽ nên viết là các nguyên tắc của hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945, tức là đáng lẽ phải viết đúng hơn và gọn hơn là: "according to the principles of the United Nations Charter in 1945".

Đáng lẽ tôi còn chỉ ra vài sai sót nữa, nhưng tôi xin tạm dừng ở đây. Nói tóm lại, dù chỉ mới đọc qua một đoạn văn ngắn của văn bản quan trọng này, tôi có cảm giác đây là một văn bản được soạn thảo rất cẩu thả. Thở đời nay một Bộ Ngoại giao của một nước 86 triệu dân mà không nhớ nỗi năm của các tuyên bố hay nghị định của Liên hiệp quốc! Có lẽ vì sự cẩu thả này mà văn bản lộ ra nhiều sơ hở, rất dễ bị “đối phương” và “kẻ thù” lợi dụng để củng cố cho quan điểm của chúng.

Nếu tôi là quan chức của Bộ Ngoại giao, tôi sẽ không viết như văn bản này, mà sẽ viết cách khác nghiêm trang hơn (vì văn bản ngoại giao), sẽ kiểm tra cẩn thận các dữ liệu, sẽ cân nhắc cách sử dụng từ ngữ sao cho chặt chẽ, và sẽ nhờ nhiều người khác rành tiếng Anh đọc qua để sửa các lỗi văn phạm và cú pháp. Nhưng mọi chuyện trễ rồi, vì văn bản đã được gửi đi và đến tay “đối tác”. Tôi tưởng tượng các đối tác đọc xong và sẽ mỉm cười, cái cười rất … khó ưa.

Nếu bạn và tôi có phạm sai sót trong tiếng Anh thì chắc chẳng ai quan tâm, vì chúng ta chỉ là những cá nhân chẳng đại diện cho ai, những công dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Nhưng nếu một quan chức cao cấp, nhất là Bộ Ngoại giao, mà sai tiếng Anh thì đó là một điều đáng xấu hổ. Tôi viết ra những nhận xét này tuy thấy đau đau trong lòng, nhưng hoàn toàn với một tinh thần xây dựng, và cũng muốn góp phần làm cho nước ta giảm đến mức tối thiểu (giảm đến số 0 thì hay hơn) những sơ hở trên trường ngoại giao quốc tế.

NVT

TB. Còn vài sai sót nhỏ khác nữa. Ngay từ cái tên của hội đoàn đã có vấn đề. Văn bản viết:

“Co-Organizers: The Diplomatic Academy of Vietnam and Vietnamese Lawyers Association”

Tôi tưởng phải là “The Vietnamese Lawyers Association” mới đúng chứ.

Còn phần địa điểm và thời gian thì hứa là “Time and Venue”, tức là thời gian trước, rồi mới đến địa điểm, nhưng lại mô tả địa điểm trước rồi mới tới thời gian:

“Hanoi, Vietnam, 26-27 November, 2009.”

Mà, ngay cả đia điểm cũng không cụ thể. Bởi vì Hà Nội là thành phố lớn, cho nên viết “Hanoi, Vietnam” đố ai tìm ra địa điểm chính xác. Ngoài ra, phía trên thì tác giả viết theo kiểu Mĩ ("organizer") nhưng viết ngày tháng thì theo kiểu Anh! Đáng lẽ nếu viết theo kiểu Mĩ thì ngày tháng cũng phải viết là November 26-27, 2009, hay November 26 to November 27, 2009.