Yêu hòa bình có nghĩa là im lặng! Phải thế không?


TOÀN CẢNH BÁO CHÍ NGÀY 17-2-2009

“Manchette” báo vào ngày 17-2
(tặng anh B.T- Người rất nhạy cảm chuyện này Nhưng giờ anh đã "pó tay" mất roài!)

ga Hà Nội ,
5 giờ 30 sáng 17 tháng 2
năm hai ngàn lẻ chín
tôi vội vã xuống tàu
tìm người bán báo dạo…
mấy chục măng sét báo xanh- tím- vàng -nâu
chẳng báo nào nhắc một dòng về biên giới
im như thể chưa hề biết tới
một sớm mai –giờ này này cách nay 30 năm
ở sân ga này hối hả những đoàn quân,
im và im
như chưa hề biết tới một bình minh
máu đã nhuộm thắm sắc đào sơn cước
giây phút này, 30 năm trước…
ôi Hà Nội , trái tim hồng cả nước
những huyết thư tuổi trẻ lên đường
cả Việt Nam rạo rực máu Lạc Hồng
máu cha ông truyền từ ngày “Sát Thát”
tất cả lên đường
nhằm biên cương phía Bắc!
ba mươi năm
Hà Nội sáng mai này
tôi cầm trên tay
những măng sét báo lặng câm
“Tuổi Trẻ” màu xanh
“Thanh Niên” màu tím

“Công an” màu nâu
“Mua bán” màu vàng

"Vedete" hôm nay
"Giá nhà đất thôi tăng"
"Đánh bạc on-lai"
"Chuẩn bị tăng giá điện"
...
Có măng sét báo nào hôm nay in màu đỏ hay không?
Chỉ cần một sắc đỏ
lặng im
vẫn cháy lòng tưởng nhớ
Khi chúng ta không dám nhắc thành lời!

Tờ báo cũ tháng trước rơi ra
Chạy tít đỏ
kỷ niệm cách mạng Cu Ba
Kỷ niệm chiếm trại lính Moncada
Lên án Israel ném bom Gaza
Aaaaaaa…
Hahaha…

Còn xương máu ông cha
Xương máu quân dân biên giới
Ba mươi năm không dám nhắc một dòng
Yêu hòa bình có nghĩa là im lặng!
Phải thế không?
Phải thế không?
(Có lẽ nào khiếp nhược đến thế chăng?)

Ga Hà Nội 6h sáng 17-2-2009
Nông Dân Gió Lào


http://blog.360.yahoo.com/blog-RrN2A8M1bqVh5g_GiuE8TZFF?p=1826#comments

Yêu hòa bình có nghĩa là im lặng! Phải thế không?

TOÀN CẢNH BÁO CHÍ NGÀY 17-2-2009

“Manchette” báo vào ngày 17-2
(tặng anh B.T- Người rất nhạy cảm chuyện này Nhưng giờ anh đã "pó tay" mất roài!)

ga Hà Nội ,
5 giờ 30 sáng 17 tháng 2
năm hai ngàn lẻ chín
tôi vội vã xuống tàu
tìm người bán báo dạo…
mấy chục măng sét báo xanh- tím- vàng -nâu
chẳng báo nào nhắc một dòng về biên giới
im như thể chưa hề biết tới
một sớm mai –giờ này này cách nay 30 năm
ở sân ga này hối hả những đoàn quân,
im và im
như chưa hề biết tới một bình minh
máu đã nhuộm thắm sắc đào sơn cước
giây phút này, 30 năm trước…
ôi Hà Nội , trái tim hồng cả nước
những huyết thư tuổi trẻ lên đường
cả Việt Nam rạo rực máu Lạc Hồng
máu cha ông truyền từ ngày “Sát Thát”
tất cả lên đường
nhằm biên cương phía Bắc!
ba mươi năm
Hà Nội sáng mai này
tôi cầm trên tay
những măng sét báo lặng câm
“Tuổi Trẻ” màu xanh
“Thanh Niên” màu tím

“Công an” màu nâu
“Mua bán” màu vàng

"Vedete" hôm nay
"Giá nhà đất thôi tăng"
"Đánh bạc on-lai"
"Chuẩn bị tăng giá điện"
...
Có măng sét báo nào hôm nay in màu đỏ hay không?
Chỉ cần một sắc đỏ
lặng im
vẫn cháy lòng tưởng nhớ
Khi chúng ta không dám nhắc thành lời!

Tờ báo cũ tháng trước rơi ra
Chạy tít đỏ
kỷ niệm cách mạng Cu Ba
Kỷ niệm chiếm trại lính Moncada
Lên án Israel ném bom Gaza
Aaaaaaa…
Hahaha…

Còn xương máu ông cha
Xương máu quân dân biên giới
Ba mươi năm không dám nhắc một dòng
Yêu hòa bình có nghĩa là im lặng!
Phải thế không?
Phải thế không?
(Có lẽ nào khiếp nhược đến thế chăng?)

Ga Hà Nội 6h sáng 17-2-2009
Nông Dân Gió Lào


http://blog.360.yahoo.com/blog-RrN2A8M1bqVh5g_GiuE8TZFF?p=1826#comm

Nó & Ta Slideshow



Nó đốt làng ta – quên được chăng?

Nó phá nhà ta - quên được chăng?

Nó giết dân ta – quên được chăng?

Nó chiếm đất ta - im được chăng?

Nó chiếm đảo ta - im được chăng?

Nó chiếm biển ta - im được chăng?

Bấm vào đây để xem





Nó & Ta Slideshow



-rồi nhẫm 16 chữ vàng-

,

,

,

Lân gia bất lương,

Xâm thổ toàn diện,

Chiếm hải trường thời,

Thôn tính tương lai.

December 15, 2007

Blogger Công Lý & S Tht

-riêng dành cho tàu khựa-

Sống dư thừa nhờ cái chết bao người...


Lời Mẹ

Mẹ tôi nói:
Bố các con liệt sĩ Điện Biên
Anh các con liệt sĩ Khe Sanh Đường Chín
Em các con liệt sĩ Đồng Đăng xứ Lạng
Đều vì nước quên sinh
Đều vì con Hồng cháu Lạc
Sao các con lòng đen dạ bạc ?
Đứa chết ở Đồng Đăng chẳng nhắc đến bao giờ ?
Ba mươi năm rồi đó
Hay em nó chết chui ?
Hay em nó hy sinh không chính đáng ?
Lũ chúng mày mở mày mở mặt
Sống dư thừa nhờ cái chết bao người

Cả cái chết cũng bất công đến thế
Lòng mẹ đau biết nhắm mắt sao đây !

Trần Nhương

10-2-2009

Ai nhớ và ai đang muốn quên?



linh hiển

Đánh xong polpot ta về ngủ

Kẽo kẹt đêm đêm võng một mình

Tiếng chân mẹ nhẹ như sương rụng

Vẫn làm giật bắn cả bình minh

Chưa xong giấc ngủ thèm như mộng

Máu lại loang từ biên giới xa

Balo gỡ xuống chờ ra trận

Lại cúi hôn lên trán mẹ già

Thôi thì chinh chiến không ai muốn

Vẫn phải sôi gan giặc đến nhà

vận trời- máu chỉ loang chừng ấy

Rừng đào linh hiển vẫn ra hoa

Đá núi nghìn năm nằm thở khói

Lau trắng nghìn năm lau trắng thêm

Cớ gì sông núi hao gầy mãi

Ai nhớ và ai đang muốn quên?

(17.2.1979-17.2.2009)

Nguồn: blog ChungDoKwan


BÌNH ĐỘ 400

Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm
Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?

Lắc lư xe quan tài vượt về sau
Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày

Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay
Chẳng kiêng gì ngày Rằm, mồng Một !
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương.

Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
Ông bảo rằng: Sống, chết, thời, vận, số !
Cả Trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ Bốn Trăm bình địa trận người.

Những chàng trai sống, chết trận này ơi!
Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao ?

Nguồn: blog BùiThanh

Sống dư thừa nhờ cái chết bao người...



Lời Mẹ

Mẹ tôi nói:
Bố các con liệt sĩ Điện Biên
Anh các con liệt sĩ Khe Sanh Đường Chín
Em các con liệt sĩ Đồng Đăng xứ Lạng
Đều vì nước quên sinh
Đều vì con Hồng cháu Lạc
Sao các con lòng đen dạ bạc ?
Đứa chết ở Đồng Đăng chẳng nhắc đến bao giờ ?
Ba mươi năm rồi đó
Hay em nó chết chui ?
Hay em nó hy sinh không chính đáng ?
Lũ chúng mày mở mày mở mặt
Sống dư thừa nhờ cái chết bao người

Cả cái chết cũng bất công đến thế
Lòng mẹ đau biết nhắm mắt sao đây !

Trần Nhương

10-2-2009

Ai nhớ và ai đang muốn quên?


linh hiển

Đánh xong polpot ta về ngủ

Kẽo kẹt đêm đêm võng một mình

Tiếng chân mẹ nhẹ như sương rụng

Vẫn làm giật bắn cả bình minh

Chưa xong giấc ngủ thèm như mộng

Máu lại loang từ biên giới xa

Balo gỡ xuống chờ ra trận

Lại cúi hôn lên trán mẹ già

Thôi thì chinh chiến không ai muốn

Vẫn phải sôi gan giặc đến nhà

vận trời- máu chỉ loang chừng ấy

Rừng đào linh hiển vẫn ra hoa

Đá núi nghìn năm nằm thở khói

Lau trắng nghìn năm lau trắng thêm

Cớ gì sông núi hao gầy mãi

Ai nhớ và ai đang muốn quên?

(17.2.1979-17.2.2009)

Nguồn: blog ChungDoKwan

Người trở về ăn, sống, ở ra sao ?

BÌNH ĐỘ 400

Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm
Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?

Lắc lư xe quan tài vượt về sau
Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày

Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay
Chẳng kiêng gì ngày Rằm, mồng Một !
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương.

Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
Ông bảo rằng: Sống, chết, thời, vận, số !
Cả Trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ Bốn Trăm bình địa trận người.

Những chàng trai sống, chết trận này ơi!
Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao ?

Nguồn: blog BùiThanh

Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy

Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy magnify

Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm

Kẻ tình nguyện giữ nhà muốn chiếm nhà ta ở

Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ

Tay ta treo đâu nghĩ có một lần

Thời tôi sống thêm một lần súng nổ

Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy...

Nguyễn Trọng Tạo

Đất nước tôi...

Đất nước tôi... magnify

ĐẤT NƯỚC TÔI

Đất nước tôi cong cong như chữ S
Đội thằng Tàu “khựa” trên đầu oằn cả nỗi đau
Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau
Mỗi tấc đất – một tấc xương, tấc máu…

Đất nước tôi đẹp tựa gấm hoa
Sang sảng “Nam quốc” “Bình ngô” hào khí ông cha
Dám ngẫng cao đầu gọi “thiên triều” là thiên tặc
Cái quắc mắt “đầu tôi chưa rơi…” còn vọng mãi đến ngàn xa !

Đất nước tôi trông ra biển lớn
Hoàng, Trường Sa lồng lộng giữa trùng khơi
Ai bước tiếp trên đường “Ta đi tới…”
Để mối hờn gặm nhấm giang sơn ?

Đất nước tôi âm vang “sát Thát”
Già trẻ, gái trai chung bóng Diên Hồng
“Không thể tắm hai lần trong một dòng sông ?”
Ai nói ?
Trần Ích Tắc?
Lê Chiêu Thống?
Không!
Ngấm nỗi đau mà nghe biển hát…

Kim Toàn
Ngày mất HS

cô bé quàng khăn đỏ đang tâm giao cùng chó sói


biển kể về nhiều chuyện khác

lấn ở ải Nam Quan
cướp đất ở Hà Giang
giờ đến biển
vết dao cắt không lành
xanh màu xanh máu người sốt rét

những người lính nguỵ đã chết ở đây
những người lính cách mạng đã chết ở đây
trời cao đất dày
với 16 chữ vàng
hảo hảo
cô bé quàng khăn đỏ đang tâm giao
cùng chó sói.

đêm chia nhau mồi ngon
dưới gầm bàn
những chiếc ghế đang diễn vai vua
vua đang diễn vai chim câu khờ khạo
thi sĩ
nếu câu thơ lặng im
là lặng im để chết
đôi mắt trừng trừng vào trời xanh
sau đó người vuốt tay lên mắt
như vuốt lên sự thật
sự thật đang khép lại
ngơ ngác những cuộc biểu tình
ngơ ngác bông hoa đang khóc
ngơ ngác đôi môi bám chặt
vào răng chó sói giữa khơi...

thi sĩ
giữa hai bàn tay người
những con chữ vẫn hay đùa cợt
về những điều không sao tin nổi
nhưng đêm nay con chữ đang rơi
nặng nề như đá. Làm chìm lỉm ngoài khơi
một con tàu với một vết thương thật lớn

thi sĩ
sau khi người thiếp ngủ
những chiếc ghế vẫn diễn vai vua
vua vẫn diễn vai chim câu khờ khạo
chỉ có một khoảng không ngoài biển khơi
là không sao tin nỗi
duy có điều nó không lay người dậy
vì vở diễn này
nó tin rằng người đã biết

Lê Vĩnh Tài (13-12-2007)

Khi người ta chặt bàn chân bạn...

Khi người ta chặt bàn chân bạn... magnify

“Khi người ta chặt bàn chân bạn, biết là không nối lại được bạn vẫn giãy dụa vì đau.
Nhưng khi bạn không có bất cứ biểu cảm gì, nghĩa là bạn đã chết, từ lâu.
Ta để tang cho bạn, muộn màng”.

12-12-2007 Nguyễn Ngọc Tư (Trắng- một lần nữa)

Comment: Lành lặn mà phải làm người khuyết tật (giả khiếm thính, khiếm thị), nhục!

Nguồn: http://ngngtu.blogspot.com/2007/12/trng-mt-ln-na.html

cô bé quàng khăn đỏ đang tâm giao cùng chó sói



biển kể về nhiều chuyện khác

lấn ở ải Nam Quan
cướp đất ở Hà Giang
giờ đến biển
vết dao cắt không lành
xanh màu xanh máu người sốt rét

những người lính nguỵ đã chết ở đây
những người lính cách mạng đã chết ở đây
trời cao đất dày
với 16 chữ vàng
hảo hảo
cô bé quàng khăn đỏ đang tâm giao
cùng chó sói.

đêm chia nhau mồi ngon
dưới gầm bàn
những chiếc ghế đang diễn vai vua
vua đang diễn vai chim câu khờ khạo
thi sĩ
nếu câu thơ lặng im
là lặng im để chết
đôi mắt trừng trừng vào trời xanh
sau đó người vuốt tay lên mắt
như vuốt lên sự thật
sự thật đang khép lại
ngơ ngác những cuộc biểu tình
ngơ ngác bông hoa đang khóc
ngơ ngác đôi môi bám chặt
vào răng chó sói giữa khơi...

thi sĩ
giữa hai bàn tay người
những con chữ vẫn hay đùa cợt
về những điều không sao tin nổi
nhưng đêm nay con chữ đang rơi
nặng nề như đá. Làm chìm lỉm ngoài khơi
một con tàu với một vết thương thật lớn

thi sĩ
sau khi người thiếp ngủ
những chiếc ghế vẫn diễn vai vua
vua vẫn diễn vai chim câu khờ khạo
chỉ có một khoảng không ngoài biển khơi
là không sao tin nỗi
duy có điều nó không lay người dậy
vì vở diễn này
nó tin rằng người đã biết

Lê Vĩnh Tài (13-12-2007)

ta là gì đây?

ta là gì đây? magnify

“Một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là ‘láng giềng tốt’; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là ‘đồng chí tốt’; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là ‘bạn bè tốt’; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là ‘đối tác tốt’…”

(Đức Minh)

Thế, ta là gì đây?

CÁC NHÀ BÁO HÃY CỐ LÊN - Change We Need



CÁC NHÀ BÁO HÃY CỐ LÊN

. Change We Need

Mấy hôm nay có nhiều chuyện về báo chí thấy thật là đáng buồn và xấu hổ. Xin được nói lên đôi điều với những người làm báo.

Chuyện thứ nhất là về sự kiện Trung Quốc đánh Việt Nam ta 30 năm trước. Tờ báo duy nhất có bài đăng về câu chuyện lịch sử này là SGTT, đăng bài Biên Giới Tháng Hai (2009-1979) của nhà báo nổi tiếng Huy Đức, nhưng bị gỡ xuống ngay sau đó. Những sức ép về chính trị bởi TQ là lớn thật, nhưng sao vẫn thấy chí khí của những lãnh đạo báo chí giờ chẳng còn gì. Dù sao cũng cảm ơn anh Huy Đức, anh có lẽ là một trong những người bản lĩnh nhất còn trụ lại được trong ngành báo.

Chuyện thứ hai, cũng là một sự việc đã đăng rồi lại gỡ xuống, nhưng lại chẳng liên quan gì đến chính trị, mà dễ thấy rằng nó bị đồng tiền chi phối quá dễ dàng. Đó là mẫu tin trên trang 16 Thời báo KTSG, số 7-2009 ra ngày 5-2-2009 về tập đoàn “Mai Linh: lời giả lỗ thật”. Tạp chí ra hàng tuần (được xem là uy tín nhất về kinh tế hiện nay) và được đăng tải lên mạng dưới dạng e-paper (bản scan). Nhưng bản e-paper của số này bị cắt mất 1 tờ của trang 15 và 16, tức trang có thông tin đăng tin tức về Mai Linh báo cáo không trung thực. Các bạn có thể vào link này để xem e-paper bị mất 2 trang: http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/324/22505/14/ , và xem cái ảnh ở trên là tin tức về Mai Linh được scan lại từ báo in. Uy tín của một tạp chí lớn bị bán rẻ quá dễ dàng bởi sức mạnh của đồng tiền. Sao thế TBKTSG?

Chuyện thứ ba liên quan đến nhà báo Trung Dân và tạp chí Du Lịch. Nghe nói ông này và con trai mình là Trung Bảo (người viết bài về Hoàng Sa Trường Sa trên Du Lịch số xuân vừa rồi) đang gặp nhiều rắc rối với an ninh điều tra. Những người yêu nước và dám lên tiếng sao mà bị khổ sở quá.

Chuyện thứ tư là của Đài Truyền hình Việt Nam VTV, một đài của trung ương đại diện cho quốc gia. Cách đây 2 hôm, chương trình thời sự 7h tối (bản tin quan trọng nhất trong ngày) đưa tin Thủ Tướng tiếp 1 Đại sứ hữu nghị của Nhật, một chức vụ tượng trưng để làm từ thiện, chẳng có chút quyền hạn hay tư cách đại diện quốc gia nào. Thủ Tướng đã phải tiếp một người như thế thì thấy cái thế của quốc gia xuống thấp đến thế nào rồi, ấy vậy mà cái VTV này lên giọng: “Thủ tướng yêu cầu Nhật nhanh chống nối lại cấp vốn ODA trong tháng 4 này…..”. Chẳng hiểu Thủ Tướng đang giương oai với Nhật hay với dân đen kém hiểu biết. Trong khi đó thì tin tức từ hậu trường cho biết Chính phủ đang phải xuống nước, hứa hẹn, năn nỉ, cam kết nhưng Nhật vẫn chưa trả đồng ý tới khi nào VN làm rõ vụ PCI. Thái tử Nhật gửi đến một thông điệp rất rõ ràng là cho dù Hoàng gia Nhật không tham gia vào chính trị và công việc của Chính phủ Nhật, nhưng Hoàng gia Nhật rất hiểu tình cảm và thái độ của dân Nhật. Người dân Nhật sẽ không bao giờ tha thứ cho Chính phủ nếu tiếp tục đem tiền đóng thuế của dân Nhật tài trợ cho nơi nào mà bị tham nhũng nhưng không xử lý rõ ràng. Ông cũng bày tỏ rằng theo ông Chính phủ Nhật sẽ kiên quyết yêu cầu trả lại những khoản đã tài trợ nhưng bị tham lạm. Thế vậy mà bản tin của VTV hôm rồi làm cho mọi người cứ tưởng VN đang thắng thế. Huỳnh Ngọc Sỹ đang bị bắt vào lúc Thái tử Nhật vào VN, chưa biết là có mối quan hệ gì, nhưng nhìn hiện tượng thì thật là nhục nhã, chẳng khác gì họ vào đất nước này ra lệnh.

Chuyện thứ năm là những tờ báo lớn nhất như Tuổi Trẻ và Thanh Niên, càng ngày càng xuống cấp, chất lượng thông tin quả thật không biết nói sao. Có lẽ lời 1 người bạn của tôi nhận xét là khá gần với thực tế nhất: “TT và TN bây giờ trở thành cái loa phóng thanh cấp phường của TTXVN”. Nhưng tôi bổ sung thêm là không phải chỉ có TTXVN, bây giờ 2 tờ báo này đang ra sức nịnh Văn phòng Chính Phủ và Ban Tuyên giáo TW để mà tồn tại, chỉ cần 1 cuộc điện thoại của thư ký từ 2 nơi này thôi thì các phóng viên của TT và TN phải xách máy đi làm tin theo yêu cầu liền. Bây giờ chẳng còn hơi thở cuộc sống ở 2 tờ báo này nữa. Đọc báo toàn hơi của lãnh đạo.

Chuyện thứ sáu là rất nhiều những tờ báo mạng báo in, nhỏ lớn mấy tháng qua ra sức ca khợi hoàng tử và phò mã, cách người dân gọi con trai và con rễ của Thủ Tướng, rất thô thiển. Nào là Nguyễn Thanh Nghị học và làm việc suốt tại đại học Kiến Trúc TPHCM mà không ai biết là con trai của Thủ Tướng cho nên việc hoàng tử lên chức Phó Hiệu trưởng đại học này là chỉ do năng lực của anh ta. Nào là Henry Nguyễn (Bảo Hoàng) vô tình gặp Chủ tịch IDG, nhờ đó Henry thuyết phục được 300 lãnh đạo của IDG đầu tư vào VN. Quỹ IDG venture VN đã thành lập xong và có Giám đốc điều hành đầu tiên không phải là Henry, Henry tham điều hành quỹ này sau khi nó thành lập 1 thời gian. Có nhiều điều chói tai lắm, kể ra chẳng hết.

Báo chí VN không thể như thế, không thể như thế được. Chúng ta phải làm sao, các nhà báo hãy cố lên. Bên ngoài người ta đang nguyền rủa chúng ta là bồi bút.

Bản gốc: Change We Need


CÁC NHÀ BÁO HÃY CỐ LÊN - Change We Need

CÁC NHÀ BÁO HÃY CỐ LÊN

. Change We Need

Mấy hôm nay có nhiều chuyện về báo chí thấy thật là đáng buồn và xấu hổ. Xin được nói lên đôi điều với những người làm báo.

Chuyện thứ nhất là về sự kiện Trung Quốc đánh Việt Nam ta 30 năm trước. Tờ báo duy nhất có bài đăng về câu chuyện lịch sử này là SGTT, đăng bài Biên Giới Tháng Hai (2009-1979) của nhà báo nổi tiếng Huy Đức, nhưng bị gỡ xuống ngay sau đó. Những sức ép về chính trị bởi TQ là lớn thật, nhưng sao vẫn thấy chí khí của những lãnh đạo báo chí giờ chẳng còn gì. Dù sao cũng cảm ơn anh Huy Đức, anh có lẽ là một trong những người bản lĩnh nhất còn trụ lại được trong ngành báo.

Chuyện thứ hai, cũng là một sự việc đã đăng rồi lại gỡ xuống, nhưng lại chẳng liên quan gì đến chính trị, mà dễ thấy rằng nó bị đồng tiền chi phối quá dễ dàng. Đó là mẫu tin trên trang 16 Thời báo KTSG, số 7-2009 ra ngày 5-2-2009 về tập đoàn “Mai Linh: lời giả lỗ thật”. Tạp chí ra hàng tuần (được xem là uy tín nhất về kinh tế hiện nay) và được đăng tải lên mạng dưới dạng e-paper (bản scan). Nhưng bản e-paper của số này bị cắt mất 1 tờ của trang 15 và 16, tức trang có thông tin đăng tin tức về Mai Linh báo cáo không trung thực. Các bạn có thể vào link này để xem e-paper bị mất 2 trang: http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/324/22505/14/ , và xem cái ảnh ở trên là tin tức về Mai Linh được scan lại từ báo in. Uy tín của một tạp chí lớn bị bán rẻ quá dễ dàng bởi sức mạnh của đồng tiền. Sao thế TBKTSG?

Chuyện thứ ba liên quan đến nhà báo Trung Dân và tạp chí Du Lịch. Nghe nói ông này và con trai mình là Trung Bảo (người viết bài về Hoàng Sa Trường Sa trên Du Lịch số xuân vừa rồi) đang gặp nhiều rắc rối với an ninh điều tra. Những người yêu nước và dám lên tiếng sao mà bị khổ sở quá.

Chuyện thứ tư là của Đài Truyền hình Việt Nam VTV, một đài của trung ương đại diện cho quốc gia. Cách đây 2 hôm, chương trình thời sự 7h tối (bản tin quan trọng nhất trong ngày) đưa tin Thủ Tướng tiếp 1 Đại sứ hữu nghị của Nhật, một chức vụ tượng trưng để làm từ thiện, chẳng có chút quyền hạn hay tư cách đại diện quốc gia nào. Thủ Tướng đã phải tiếp một người như thế thì thấy cái thế của quốc gia xuống thấp đến thế nào rồi, ấy vậy mà cái VTV này lên giọng: “Thủ tướng yêu cầu Nhật nhanh chống nối lại cấp vốn ODA trong tháng 4 này…..”. Chẳng hiểu Thủ Tướng đang giương oai với Nhật hay với dân đen kém hiểu biết. Trong khi đó thì tin tức từ hậu trường cho biết Chính phủ đang phải xuống nước, hứa hẹn, năn nỉ, cam kết nhưng Nhật vẫn chưa trả đồng ý tới khi nào VN làm rõ vụ PCI. Thái tử Nhật gửi đến một thông điệp rất rõ ràng là cho dù Hoàng gia Nhật không tham gia vào chính trị và công việc của Chính phủ Nhật, nhưng Hoàng gia Nhật rất hiểu tình cảm và thái độ của dân Nhật. Người dân Nhật sẽ không bao giờ tha thứ cho Chính phủ nếu tiếp tục đem tiền đóng thuế của dân Nhật tài trợ cho nơi nào mà bị tham nhũng nhưng không xử lý rõ ràng. Ông cũng bày tỏ rằng theo ông Chính phủ Nhật sẽ kiên quyết yêu cầu trả lại những khoản đã tài trợ nhưng bị tham lạm. Thế vậy mà bản tin của VTV hôm rồi làm cho mọi người cứ tưởng VN đang thắng thế. Huỳnh Ngọc Sỹ đang bị bắt vào lúc Thái tử Nhật vào VN, chưa biết là có mối quan hệ gì, nhưng nhìn hiện tượng thì thật là nhục nhã, chẳng khác gì họ vào đất nước này ra lệnh.

Chuyện thứ năm là những tờ báo lớn nhất như Tuổi Trẻ và Thanh Niên, càng ngày càng xuống cấp, chất lượng thông tin quả thật không biết nói sao. Có lẽ lời 1 người bạn của tôi nhận xét là khá gần với thực tế nhất: “TT và TN bây giờ trở thành cái loa phóng thanh cấp phường của TTXVN”. Nhưng tôi bổ sung thêm là không phải chỉ có TTXVN, bây giờ 2 tờ báo này đang ra sức nịnh Văn phòng Chính Phủ và Ban Tuyên giáo TW để mà tồn tại, chỉ cần 1 cuộc điện thoại của thư ký từ 2 nơi này thôi thì các phóng viên của TT và TN phải xách máy đi làm tin theo yêu cầu liền. Bây giờ chẳng còn hơi thở cuộc sống ở 2 tờ báo này nữa. Đọc báo toàn hơi của lãnh đạo.

Chuyện thứ sáu là rất nhiều những tờ báo mạng báo in, nhỏ lớn mấy tháng qua ra sức ca khợi hoàng tử và phò mã, cách người dân gọi con trai và con rễ của Thủ Tướng, rất thô thiển. Nào là Nguyễn Thanh Nghị học và làm việc suốt tại đại học Kiến Trúc TPHCM mà không ai biết là con trai của Thủ Tướng cho nên việc hoàng tử lên chức Phó Hiệu trưởng đại học này là chỉ do năng lực của anh ta. Nào là Henry Nguyễn (Bảo Hoàng) vô tình gặp Chủ tịch IDG, nhờ đó Henry thuyết phục được 300 lãnh đạo của IDG đầu tư vào VN. Quỹ IDG venture VN đã thành lập xong và có Giám đốc điều hành đầu tiên không phải là Henry, Henry tham điều hành quỹ này sau khi nó thành lập 1 thời gian. Có nhiều điều chói tai lắm, kể ra chẳng hết.

Báo chí VN không thể như thế, không thể như thế được. Chúng ta phải làm sao, các nhà báo hãy cố lên. Bên ngoài người ta đang nguyền rủa chúng ta là bồi bút.

Bản gốc: Change We Need

Mênh mông tình dân… nào?



Hà Nội-Bắc Kinh

đậm đà sắc xuân,

thắm tình đồng chí

4534786

Trong “Mênh mông tình dân”, tác giả đã chọn 14 bài viết đăng trên Báo Nhân dân ghi lại những chuyến viếng thăm của đồng chí Lê Khả Phiêu đến các quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cuba, Campuchia, Pháp, Italia. Bài “Hà Nội-Bắc Kinh đậm đà sắc xuân, thắm tình đồng chí” và “Tình nghĩa Tứ Xuyên” đã phản ánh chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng ta theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân “khi hương sắc Tết Kỷ Mão vẫn còn đọng lại trên phố phường Hà Nội”. Kết quả chuyến thăm Trung Quốc lần này “chúng ta vui mừng nhận thấy các vấn đề mà hai bên quan tâm đều được thảo luận cởi mở với sự thống nhất cao thể hiện qua 16 chữ: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc là mốc son lịch sử nâng quan hệ Việt-Trung lên tầm cao mới. Và các chuyến đi thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước hai nước sau này càng thắt chặt thêm mối quan hệ láng giềng truyền thống, lâu đời, càng làm đậm sắc hơn 16 chữ trong quan hệ Việt-Trung.

Người điểm sách: Trúc Thanh (website ĐCSVN)

Nguồn: Blog Blacky http://blog.360.yahoo.com/blog-KMd8BGwhaa8mtAF4pgc8Gaj7LfT3vm0Y?p=5159#comments

Những Cuộc Tấn Công Báo giới



Phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Ký giả thế giới

Thanh Quang, phóng viên RFA – 10.02.2009

Ủy ban Bảo vệ Ký giả trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, vừa công bố một cuộc bản phúc trình về tình trạng đàn áp ký giả trên khắp thế giới trong năm 2008, trong đó có VN.

“Những Cuộc Tấn Công Báo giới” của Việt Nam

Bản phúc trình năm 2008 của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, gọi tắt là CPJ, cho biết nhà cầm quyền VN trong năm qua đã đàn áp nhiều ký giả, những người viết nhật ký trên mạng – tức bloggers, cùng các nhà dân chủ, khiến họ bị tù tội, trù dập.

Theo bản phúc trình này, tựa đề “Những Cuộc Tấn Công Báo giới”, thì các hoạt động dân chủ, nhiều cuộc đình công lan rộng và những cuộc chống đối tôn giáo đã diễn ra tại VN trong suốt năm qua, giữa lúc các phần tử bảo thủ trong giới cầm quyền độc đoán viện dẫn tới nhu cầu an ninh quốc gia để siết chặt việc kiểm soát báo chí.

Bản phúc trình lưu ý rằng hành động nhà cầm quyền VN xúc tiến đàn áp tự do báo chí đã gây nhiều chú ý hồi tháng 10 năm ngoái khi phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị toà án VN kết tội vì đã phanh phui vụ PMU18 liên quan các viên chức cao cấp của Bộ Giao Thông Vận Tải tham nhũng hàng triệu đô-la.

Những án quyết ấy đã bị trong và ngoài nước mạnh mẽ lên án, chẳng hạn như, ông Trần Quang Thành, nguyên Biên tập viên Tin tức Đài Truyền hình VN và Đài Tiếng Nói VN đã lên tiếng với đài chúng tôi như sau: “Tôi thấy đây là một bản án không nên có và không đáng có, tại vì những nhà báo này nói lên đúng sự thật”.

Hành động Hà Nội tiếp tục nặng tay với báo giới được bản phúc trình của Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả đề cập qua việc Phó Tổng Biên Tập Bùi Thanh, và Tổng Thư Ký Toà sọan Hoàng Hải Vân của báo Tuỗi Trẻ, rồi ông Hùynh Kim Sanh, Tổng thư ký toà sọan báo Thanh Niên, bị mất chức vì cho phổ biến những bài báo chỉ trích việc truy tố các ký gia vừa nói.

Tài liệu của tổ chức CPJ này cũng lưu ý tới việc Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Đỗ Quý Dõan đã thu hồi giấy phép hoạt động của ít nhất 5 ký giả khác với cớ là có hành động sai trái nghiêm trọng.

Bản phúc trình nhận thấy nhiều ký giả ở VN bị trù dập vì bị cho là có cảm tình với những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, như trường hợp ông Nguyễn Quốc Hải, có tên Thái Lan là Somsak Khunni, cộng tác viên của Đài Chân Trời Mới trụ sở tại Hoa Kỳ, bị 9 tháng tù và 3 năm quản chế vì tội danh mà VN cho là vi phạm an ninh quốc gia.

Bản phúc trình của CPJ cũng không quên đề cập tới trường hợp ông Lê Hồng Thiện, bút danh là Trần Hữu Thiện, Chủ nhiệm Nguyệt San Gia Đình, phóng viên tuần báo Việt Times trụ sở tại Hoa Kỳ, bị giam tại gia ở VN, bị thẩm tra vì tường thuật vụ Bắc Kinh rước Đuốc Thế vận qua Saigòn cùng những vụ biểu tình chống TQ.

Hệ thống internet ở Việt Nam cũng bị kiểm soát gắt gao

Theo tài liệu này của CPJ, thì VN thuộc trong số nước kiểm soát Internet nghiêm ngặt nhất tại Á Châu, khi Hà Nội tổ chức ngăn chận mọi Web sites và những tài liệu trên mạng mà họ xem là đe dọa tới chính thể độc đoán và độc đảng ở VN – phương cách kiểm soát gắt gao cũng giống như ở TQ.

Bản phúc trình nêu lên trường hợp nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng dưới cái tên quen thuộc là blogger Điếu Cày, bị Hà Nội kết án 30 tháng tù với tội danh gọi là trốn thuế - hành động mà CPJ cho là xem chừng như trả thù của Hà Nội, sau khi blogger Điếu Cày tường thuật về những vụ biểu tình chống TQ xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Bản phúc trình của CPJ cũng nhắc tới hành động VN đàn áp ít nhất một nhà báo ngọai quốc, khi hồi tháng 9 năm ngoái, CAVN hành hung và giam giữ phóng viên Ben Stocking của hãng thông tấn AP, sau khi ông đến tận nơi để tường thuật vụ biểu tình của giáo dân ở Thái Hà. CPJ trích dẫn nguồn tin của hãng thông tấn AP mô tả CAVN đấm, đá ký giả Stocking sau khi ông yêu cầu trả lại máy ảnh.

Theo bản phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ, tổ chức chuyên phanh phui những hành động ngược đãi của các nhà cầm quyền độc tài cùng những kẻ thủ của giới truyền thông, thì chiến dịch đàn áp ký giả của VN đã đảo ngược giai đọan nới lỏng ngắn ngủi, ngay sau khi Hà Nội đạt được những mục tiêu quan trọng như gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chủ trì thành công Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-TBD…

Trước tình hình đàn áp báo chí tại VN như bản phúc trình của Úy ban Bảo vệ Ký giả nhận xét, chúng tôi liên lạc với nhà báo tự do Văn Lang tại Saigòn, và được anh cho biết: “Vấn đề chỉ có báo chí Nhà Nước, thì thông qua công cụ nhà nước, họ sẽ kiểm soát toàn bộ.”

Mênh mông tình dân... nào?


Hà Nội-Bắc Kinh

đậm đà sắc xuân,

thắm tình đồng chí

4534786

Trong “Mênh mông tình dân”, tác giả đã chọn 14 bài viết đăng trên Báo Nhân dân ghi lại những chuyến viếng thăm của đồng chí Lê Khả Phiêu đến các quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cuba, Campuchia, Pháp, Italia. Bài “Hà Nội-Bắc Kinh đậm đà sắc xuân, thắm tình đồng chí” và “Tình nghĩa Tứ Xuyên” đã phản ánh chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng ta theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân “khi hương sắc Tết Kỷ Mão vẫn còn đọng lại trên phố phường Hà Nội”. Kết quả chuyến thăm Trung Quốc lần này “chúng ta vui mừng nhận thấy các vấn đề mà hai bên quan tâm đều được thảo luận cởi mở với sự thống nhất cao thể hiện qua 16 chữ: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc là mốc son lịch sử nâng quan hệ Việt-Trung lên tầm cao mới. Và các chuyến đi thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước hai nước sau này càng thắt chặt thêm mối quan hệ láng giềng truyền thống, lâu đời, càng làm đậm sắc hơn 16 chữ trong quan hệ Việt-Trung.

Người điểm sách: Trúc Thanh (website ĐCSVN)

Nguồn: Blog Blacky http://blog.360.yahoo.com/blog-KMd8BGwhaa8mtAF4pgc8Gaj7LfT3vm0Y?p=5159#comments


Những Cuộc Tấn Công Báo Giới

Phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Ký giả thế giới

Thanh Quang, phóng viên RFA – 10.02.2009

Ủy ban Bảo vệ Ký giả trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, vừa công bố một cuộc bản phúc trình về tình trạng đàn áp ký giả trên khắp thế giới trong năm 2008, trong đó có VN.

“Những Cuộc Tấn Công Báo giới” của Việt Nam

Bản phúc trình năm 2008 của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, gọi tắt là CPJ, cho biết nhà cầm quyền VN trong năm qua đã đàn áp nhiều ký giả, những người viết nhật ký trên mạng – tức bloggers, cùng các nhà dân chủ, khiến họ bị tù tội, trù dập.

Theo bản phúc trình này, tựa đề “Những Cuộc Tấn Công Báo giới”, thì các hoạt động dân chủ, nhiều cuộc đình công lan rộng và những cuộc chống đối tôn giáo đã diễn ra tại VN trong suốt năm qua, giữa lúc các phần tử bảo thủ trong giới cầm quyền độc đoán viện dẫn tới nhu cầu an ninh quốc gia để siết chặt việc kiểm soát báo chí.

Bản phúc trình lưu ý rằng hành động nhà cầm quyền VN xúc tiến đàn áp tự do báo chí đã gây nhiều chú ý hồi tháng 10 năm ngoái khi phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị toà án VN kết tội vì đã phanh phui vụ PMU18 liên quan các viên chức cao cấp của Bộ Giao Thông Vận Tải tham nhũng hàng triệu đô-la.

Những án quyết ấy đã bị trong và ngoài nước mạnh mẽ lên án, chẳng hạn như, ông Trần Quang Thành, nguyên Biên tập viên Tin tức Đài Truyền hình VN và Đài Tiếng Nói VN đã lên tiếng với đài chúng tôi như sau: “Tôi thấy đây là một bản án không nên có và không đáng có, tại vì những nhà báo này nói lên đúng sự thật”.

Hành động Hà Nội tiếp tục nặng tay với báo giới được bản phúc trình của Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả đề cập qua việc Phó Tổng Biên Tập Bùi Thanh, và Tổng Thư Ký Toà sọan Hoàng Hải Vân của báo Tuỗi Trẻ, rồi ông Hùynh Kim Sanh, Tổng thư ký toà sọan báo Thanh Niên, bị mất chức vì cho phổ biến những bài báo chỉ trích việc truy tố các ký gia vừa nói.

Tài liệu của tổ chức CPJ này cũng lưu ý tới việc Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Đỗ Quý Dõan đã thu hồi giấy phép hoạt động của ít nhất 5 ký giả khác với cớ là có hành động sai trái nghiêm trọng.

Bản phúc trình nhận thấy nhiều ký giả ở VN bị trù dập vì bị cho là có cảm tình với những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, như trường hợp ông Nguyễn Quốc Hải, có tên Thái Lan là Somsak Khunni, cộng tác viên của Đài Chân Trời Mới trụ sở tại Hoa Kỳ, bị 9 tháng tù và 3 năm quản chế vì tội danh mà VN cho là vi phạm an ninh quốc gia.

Bản phúc trình của CPJ cũng không quên đề cập tới trường hợp ông Lê Hồng Thiện, bút danh là Trần Hữu Thiện, Chủ nhiệm Nguyệt San Gia Đình, phóng viên tuần báo Việt Times trụ sở tại Hoa Kỳ, bị giam tại gia ở VN, bị thẩm tra vì tường thuật vụ Bắc Kinh rước Đuốc Thế vận qua Saigòn cùng những vụ biểu tình chống TQ.

Hệ thống internet ở Việt Nam cũng bị kiểm soát gắt gao

Theo tài liệu này của CPJ, thì VN thuộc trong số nước kiểm soát Internet nghiêm ngặt nhất tại Á Châu, khi Hà Nội tổ chức ngăn chận mọi Web sites và những tài liệu trên mạng mà họ xem là đe dọa tới chính thể độc đoán và độc đảng ở VN – phương cách kiểm soát gắt gao cũng giống như ở TQ.

Bản phúc trình nêu lên trường hợp nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng dưới cái tên quen thuộc là blogger Điếu Cày, bị Hà Nội kết án 30 tháng tù với tội danh gọi là trốn thuế - hành động mà CPJ cho là xem chừng như trả thù của Hà Nội, sau khi blogger Điếu Cày tường thuật về những vụ biểu tình chống TQ xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Bản phúc trình của CPJ cũng nhắc tới hành động VN đàn áp ít nhất một nhà báo ngọai quốc, khi hồi tháng 9 năm ngoái, CAVN hành hung và giam giữ phóng viên Ben Stocking của hãng thông tấn AP, sau khi ông đến tận nơi để tường thuật vụ biểu tình của giáo dân ở Thái Hà. CPJ trích dẫn nguồn tin của hãng thông tấn AP mô tả CAVN đấm, đá ký giả Stocking sau khi ông yêu cầu trả lại máy ảnh.

Theo bản phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ, tổ chức chuyên phanh phui những hành động ngược đãi của các nhà cầm quyền độc tài cùng những kẻ thủ của giới truyền thông, thì chiến dịch đàn áp ký giả của VN đã đảo ngược giai đọan nới lỏng ngắn ngủi, ngay sau khi Hà Nội đạt được những mục tiêu quan trọng như gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chủ trì thành công Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-TBD…

Trước tình hình đàn áp báo chí tại VN như bản phúc trình của Úy ban Bảo vệ Ký giả nhận xét, chúng tôi liên lạc với nhà báo tự do Văn Lang tại Saigòn, và được anh cho biết: “Vấn đề chỉ có báo chí Nhà Nước, thì thông qua công cụ nhà nước, họ sẽ kiểm soát toàn bộ.”

Tìm tới tận đáy của vấn đề.


- Báo chí là gì?

- Báo chí là thông tin.

- Thông tin cái gì?

- Thông tin sự thật.

- Làm sao có thông tin?

- Tìm tới tận đáy của vấn đề.

- Thông tin như thế nào?

- Thông tin kịp thời và bổ ích.

- Viết như thế nào?

- Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin.

Huỳnh Kim (Hãy tìm đến tận đáy của vấn đề)

Tìm tới tận đáy của vấn đề.

- Báo chí là gì?

- Báo chí là thông tin.

- Thông tin cái gì?

- Thông tin sự thật.

- Làm sao có thông tin?

- Tìm tới tận đáy của vấn đề.

- Thông tin như thế nào?

- Thông tin kịp thời và bổ ích.

- Viết như thế nào?

- Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin.

Huỳnh Kim (Hãy tìm đến tận đáy của vấn đề)

Sẽ không còn thấy bài này trên báo SGTT online nữa.



Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái
.

“Những đôi mắt”

Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài.

Cùng thời gian ấy, ở bên núi Trà Lĩnh, Cao Bằng, chị Vương Thị Mai Hoa, một giáo viên cấp II, người Tày, mới ra trường, cũng bị giật dậy lúc nửa đêm rồi theo bà con chạy vào hang Phịa Khóa. Hàng trăm dân làng trú trong hang khi pháo Trung Quốc gầm rú ở bên ngoài, rồi lại gồng gánh theo nhau vào phía Lũng Pùa, chạy giặc. Chị Hoa không bao giờ có thể quên “từng đôi mắt” của dòng người gồng gánh ấy. Giờ đây, ngồi trong một cửa hàng bán băng đĩa trên phố Kim Đồng, thị xã Cao Bằng, chị Hoa nhớ lại: “Năm ấy, tôi 20 tuổi. Tôi nghĩ, tại sao mình lại chạy!”. Chị quay lại, sau khi thay quần áo giáo viên bằng bộ đồ chàm vì được những người chạy sau cho biết, rất nhiều người dân ăn mặc như cán bộ đã bị quân Trung Quốc giết chết. Từ trên đồi, chị Hoa thấy quân Trung Quốc gọi nhau ý ới và tiến vào từng đoàn.

“Cuộc Chiến 16 Ngày”

Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh.

Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.

Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.

Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.

Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

Lặng Lẽ Hoa Đào

Ngồi đợi ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang, chúng tôi nhìn ra xa. Tháng Hai ở đây mới là mùa hoa đào nở. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990. Năm 1984, khi Trung Quốc nổ súng trở lại hòng đánh chiếm hơn 20 cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, bộ đội đã phải đổ máu ở đây để giành giật lấy từng tấc đất. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh, đặc biệt là hy sinh khi tái chiếm đỉnh cao 1509. Ông Loan nhớ lại, cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về, từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau. Trong số 1600 liệt sỹ ấy, chủ yếu chết trong giai đoạn 1984, 1985, có người chết 1988, còn có 200 ngôi mộ chưa xác định được là của ai. Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, cái pháo đài trên đỉnh 1509 mà Trung Quốc dành được và xây dựng trong những năm 80, vẫn còn. Họ nói là để làm du lịch. Từ 1509, có thể nhìn thấu xuống thị xã Hà Giang. Năm 1984, từ 1509 pháo Trung Quốc đã bắn vào thị xã.

Trên đường lên Mèo Vạc, sương đặc quánh ngoài cửa xe. Từng tốp, từng tốp trai gái H’mông thong thả cất bước du xuân. Có những chàng trai đã tìm được cho mình cô gái để cầm tay. Một biên giới hữu nghị và hòa bình là vô cùng quý giá. Năm 1986, vẫn có nhiều người chết vì đạn pháo Trung Quốc nơi đoạn đường mà chúng tôi vừa đi, nơi các cô gái, hôm nay, để cho các chàng trai cầm tay kéo đi với gương mặt tràn trề hạnh phúc.

Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “ đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép. Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy. Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.

Huy Đức

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4