Nan Đề Của Người Vô Thần


Nan Đề Của Người Vô Thần magnify

Nan Đề Của Người Vô Thần

. Richard Wurmbrand


Nhiều người tự nhận mình theo chủ nghĩa vô thần, nhưng những người ấy không phải là những người vô thần thật sự…
Làm người vô thần khó hơn làm người mộ đạo. Người vô thần phải có một niềm tin rất vững chắc…
Con người không có xu hướng vô thần khi gặp hoạn nạn, nguy hiểm, lúc yêu thương hay lúc chiêm ngưỡng. Trong lúc hấp hối ít có người vô thần nào còn là vô thần… Những khủng hoảng trong cuộc đời cũng dễ làm cho niềm tin của người vô thần lung lay.
Lúc cuộc cách mạng Sô Viết gặp nguy hiểm đến cực độ, tức là lúc thành phố Petersbourg bị quân của đại tướng Kornilov bao vây.
Lê-nin đã kêu gọi dân chúng trong một bài diễn văn:"Dai Boje" - "Cầu Xin Thượng Đế Cho Chúng Ta Thoát". Người ta có thể cho rằng đó là cách nói thường tình của người Nga. Nhưng Lê-nin chỉ dùng câu nói đó trong dịp này: lúc bị nguy hiểm cực độ.
Ba lãnh tụ chống lại Hittler là Churchill, Roosevelt và Stalin. Churchill và Roosevelt là tín đồ. Churchill đã viết lại 6 tập hồi ký kể lại cuộc đại chiến, cho biết hai người tín đồ không hề nhắc đến chữ "Thượng Đế" trong khi chính
Stalin lại nói:"Xin Thượng Đế cho cuộc hành quân Torch được thành công" (cuộc đổ bộ lên miền Bắc Phi), "Quá khứ thuộc về Thượng Đế" và vân vân.
Mao Trạch Đông là một người vô thần quá khích. Vậy mà lúc đau nặng vào năm 1936, Mao đã xin được nhận lễ báp têm và Mao đã được một nữ tu sĩ làm phép báp têm cho. Khi vợ của Mao bị lính của Tưởng Giới Thạch bắn chết, Mao đã làm một bài thơ có tính cách tôn giáo: "Những Người Không Chết". Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên báo chí người Anh tên Sonor vào năm 1971, Mao đã nói: "Tôi sắp phải đến trước mặt Thượng Đế".
Zinoviev, chủ tịch cộng sản quốc tế đã bị Stalin hạ lệnh giết chết. Lời nói cuối cùng của ông là: "Hỡi Israel hãy nghe! Thượng Đế của chúng ta là Thượng Đế duy nhất".

Giagoda, bộ trưởng nội vụ Sô-viết, cũng bị Stalin hạ lệnh giết chết, đã nói: "Phải có Thượng Đế, vì tội lỗi đã bắt kịp tôi".

Gialolavski, chủ tịch Liên Đoàn Người Vô Thần tại Nga, trước khi chết đã xin Stalin: "Xin hãy đốt bỏ hết tất cả các tác phẩm của tôi! Kìa Chúa đang ở đây! Ngài đang chờ tôi. Xin đốt bỏ tất cả các tác phẩm của tôi!"…
*
Đối với Augustine thì tôn giáo là tìm thấy lại điều đã mất.

Theo Lactantius thì chữ "tôn giáo" do từ liệu "religare"-"nối lại" (với một uy quyền trên cao) mà ra.
Marx, trong "Suy tư của một thanh niên về sự lưạ chọn một thành quả của cuộc đời" đã viết rằng "Thượng Đế đã ban cho con người một mục đích hoàn vũ - làm cho nhân loại và chính mình trở nên quí trọng"
Và sau nầy trong tác phẩm "Góp phần phê bình triết học về luật của Hegel", Marx đã viết "
Tôn giáo là tiếng thở dài của tạo vật bị áp bức, trái tim của một thế giới vô tâm, cũng như hồn của một xã hội vô hồn"

Tuy Marx có thêm vào "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", nhưng nếu ta đem dòng nầy ghép chung với các câu trên, ta sẽ không còn thấy nó có ý nghĩa chống tôn giáo nữa. Thuốc phiện làm bớt đau khi giải phẫu…