Không Sẵn Tay Sai Hẳn Khó Có Quan Thầy!

Không Sẵn Tay Sai

Hẳn Khó Có Quan Thầy!

. Đinh Tấn Lực

Trang mạng http://bauxitevietnam.info/ lại phải cố khắc phục thêm một sự cố “bất thường”, sau gần một năm hoạt động vượt mặt tất cả các trang mạng chính quy trong nước, với lượng truy cập kỷ lục cả về số lượt, tốc độ, lẫn mức độ hiệu quả trên tổng số nhân sự hoặc chi phí.

Sự cố “bất thường” từng nhiều lần xảy ra đó, âu cũng là điều có thể mường tượng được từ đầu, hoặc, chí ít là chẳng mấy ai coi đó như một “bất ngờ” trên cái nền tảng sinh hoạt chính trị nghiệt ngã Thậm hèn với giặc-Cực ác với dân như Rứa. Và chẳng phải đó cũng chỉ là hiệu ứng/hệ quả của một nền ngoại giao mẫu-tử/thầy-trò/chủ-tớ hay sao?

Hãy cùng lược xem mối quan hệ này “hữu hảo” tới đâu trong năm 2009?

*

- Thiên Tuế Ta – Lục Tuần Tàu -


Đáp ứng lời thỉnh cầu của Hà Nội (ngày 15/1/1950), Bắc Kinh là chính phủ đầu tiên trên thế giới đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (ngày 18/1/1950). Sau đó mới lần lượt tới Liên Xô và các nước Đông Âu cũ (mà nay đã cực lực dân chủ hóa để cất cánh). Tức, chỉ còn dăm ngày nữa là đến dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước vừa kể.

Tuy nhiên, xem ra, chỉ riêng đối với Trung Quốc (TQ) là có phần đặc biệt nổi trội hơn cả: đảng và nhà nước ta đang cất công đề xuất/ráp nối/phối hợp với đại lễ 1000 năm Thăng Long, gọi là để cho dịp kỷ niệm 60 năm hữu nghị này gia tăng thêm bội phần long trọng!

Kể cũng là “có cơ sở”! Bởi, công lao của Bắc Kinh đã từng đỡ đầu/trợ giúp/chỉ đạo cho đảng và nhà nước ta, tính từ thời Điện Biên cho tới Mậu Thân, tính từ chiến dịch biên giới tới cải cách ruộng đất, tính cả nhân/vật/tài lực, tính cả cố vấn/chuyên gia lẫn tham mưu/chỉ huy, tính cả kinh viện lẫn quân viện… hẳn phải ví như Thái Sơn/Nam Hải. Và bởi, quan trọng hơn cả, hiện chỉ có TQ là còn chút khả năng trước một nhúm đầu cúi tay ngửa, như chủ nhiệm một trại mồ côi trông coi toàn bộ cộng đồng cộng sản còn sót lại, sau khi các chế độ thuộc Quốc Tế III đành buông thắt lưng nhau mà tan rã.

Cách tính “1000 tuổi Ta-60 tuổi Tàu” đầy ắp chất cảm kích/cúc cung/sáng tạo như trên, hóa ra, cũng là một cách báo đền ơn sâu nghĩa nặng. Rứa là tròn chữ quân thần. Rứa là phải đạo bề tôi. Rứa là đẹp lòng thiên tử.

Trong bản Thông cáo báo chí chung hồi cuối tháng 8/2006, nhân chuyến khấu kiến Bắc Kinh của vợ chồng Nông Đức Mạnh, TQ đã khẳng định sự hài lòng về mối quan hệ giữa hai đảng và nhà nước.

Sự hài lòng đó, nhờ nỗ lực phi thường của lãnh đạo đảng và nhà nước ta, đã kéo dài và gia tăng gấp bội trong năm 2009 này:

1. Thăm Thẳm Mốc Biên Giới

Theo TTXVN: “Vào những giây phút giao thừa chào năm mới 2009, các lực lượng tham gia phân giới cắm mốc Việt-Trung có thể tự hào báo cáo với Tổ quốc Việt Nam yêu quý đã hoàn thành nhiệm vụ được lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước giao phó: kết thúc phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt-Trung…”.

Biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc dài khoảng 1.406km, giữa 7 tỉnh cực Bắc của VN là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, tiếp giáp với 2 tỉnh cực Nam của TQ là Vân Nam và Quảng Tây. Toàn tuyến biên giới Việt-Trung được đánh dấu bằng 1971 mốc, bao gồm 1378 mốc chính và 593 mốc phụ.

Trong đó, một số cột mốc mới cáu đã nhanh chân chạy vào cương thổ nước ta, trong lúc hơn bảy trăm cây số vuông đất cũ đã cùng ải Nam Quan và một phần thác Bản Giốc đã theo quyết định của “trên” mà âm thầm trườn sang nước bạn.

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

2. Mênh Mông Tình Hữu Nghị

Kỷ niệm 30 năm cuộc chiến đấu vệ quốc oai hùng của quân dân ta gìn giữ biên cương phía Bắc hồi tháng 2/1979, với núi xương sông máu của hàng chục vạn thanh niên rường cột nước nhà đổ ra bảo vệ từng tấc đất dọc biên trước cuộc tiến công vũ bão gọi là “giáo trừng” của bọn giặc bá quyền nước lớn… đã chìm sâu vào một cõi im lặng gần như tuyệt đối của hàng ngàn cơ quan báo đài chính quy của đảng và nhà nước ta. Lý do? Đã có chỉ thị của Ban Tuyên Giáo Trung Ương nghiêm cấm hệ thống báo đài ở đây đưa tin/viết bài đề cập đến cuộc xâm lăng 1979 của TQ.

Quyển “Sách Trắng 1979” của Bộ Ngoại Giao đã mất biến theo những dòng sử cải biên. Quyển “Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh” (Nxb Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, 30/08/1979), và cả bộ sách “Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua” (Nxb Sự Thật, Hà Nội 10/1979)… đều đã được thu hồi và tiêu hủy sạch.

Tất cả các bài ca biên giới hào hùng một thời, đã theo lệnh “trên”, cũng từ lâu tắt tịt (Ngày ra đi, hướng biên cương, gió bấc tràn về lòng anh lạnh buốt. Nòng súng đen dán câu thơ, Ý thơ thiệt hay là thơ Lý Thường Kiệt…/Và anh lại ra đi, vui như ngày hội, Mùa xuân biên giới, súng anh gác trời xa…). Ngay cả “Những đôi mắt mang hình viên đạn” cũng đã im lìm nhắm kín.

Đối với mối quan hệ “mênh mông tình hữu nghị” của đảng và nhà nước ta, sự hy sinh bảo vệ Tổ quốc của họ không chỉ đơn thuần là vô nghĩa, bởi chẳng từng có một lời tri ân nào được lãnh đạo ta nhắc tới vào dịp kỷ niệm 30 năm giỗ họ. Sự hy sinh đó còn biến thành lớp lá mục lót đường từ lâu để đón nhận 16 chữ vàng của thiên triều.

Năm nay, sự hy sinh đó đã bị phũ phàng xóa sạch bằng những bài báo ca tụng viên tướng tư lệnh quân khu Quảng Châu từng chỉ huy trận chiến bành trướng xâm lăng VN 1979 là Hứa Thế Hữu, ngay trên cơ quan ngôn luận/tuyên truyền của thành ủy thủ đô là tờ Hà Nội Mới.

Sự hy sinh đó cũng đã ngậm ngùi chìm mất tăm bên dưới những vòng hoa tưởng niệm “Ðời đời nhớ ơn các liệt sĩ TQ” ở nghĩa trang biên giới Long Châu thuộc tỉnh Quảng Tây…

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

3. Ngoại Xâm Đích Thực Anh Hùng?

Nguyên tác là quyển Chiến hữu trùng phùng, của tác giả Mạc Ngôn. Nội dung là nhằm xiển dương chủ trương “phá sạch-giết sạch” của quân đội nhân dân TQ trong cuộc chiến xâm lược VN năm 1979, dưới tên gọi là cuộc chiến “giáo trừng bọn man di” ở phương Nam (Chính Đặng Tiểu Bình, trên truyền hình trực tiếp, đã công khai gọi “VN là bọn côn đồ. Phải dạy cho chúng một bài học”. Rồi tới lúc nối lại bang giao 1991, Giang Trạch Dân đã mắng xéo Nguyễn Văn Linh là “quân vô ơn”, bằng cách xén tặng một câu trong bài thơ đểu của Giang Vĩnh đời Thanh).

Quyển sách kể lại diễn tiến cuộc xung đột vũ trang khốc liệt giữa 2 nước từng là “bầu bạn anh em” và từng sát vai tiến tới một thế giới đại đồng: Chỉ trong vòng một tháng, quân đội TQ đã san bằng 6 tỉnh biên giới của VN; đã chặt đầu, mổ bụng, cưỡng hiếp và chôn sống vô số thường dân VN ở dọc biên giới…

Quyển sách đã được các dịch giả Trần Trung Hỷ, biên tập Triệu Xuân, và Cty Văn hóa Phương Nam tổ chức chuyển ngữ, đặt lại tựa đề là Ma chiến hữu, rồi liên kết với Nxb Văn Học để ấn hành rộng rãi, nhằm mục đích phổ biến “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” phá sạch/giết sạch của TQ. Trong lúc có khá nhiều quyển khác, cho dù được độc giả bình chọn hay hơn, nhưng đều bị ngăn chận/trù dập/thu hồi, như: Thời của thánh thần, Dưới chín tầng trời, Rồng đá…

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

4. Không Có Gì Ghê Gớm Hơn…

Trang mạng vietnamchina.gov.vn, thuộc hệ thống Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, cụ thể là của Bộ Công Thương VN, từng đăng nhiều tin/bài sử dụng các địa danh lãnh thổ của ta bằng tên gọi của TQ, lại còn khẳng định đoàn tàu Ngư Chính đến biển Ðông là để bảo vệ lãnh hải nước Tàu! Rứa mà, Nguyễn Thanh Hưng, Cục trưởng cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này, đã thản nhiên nhận định rằng “Không có gì quá ghê gớm cả… (bởi nó là) của mình nhưng mà là phía TQ phụ trách”!

Ngư dân VN, sau khi bị hải quân TQ bắt giam/đánh đập/cướp bóc trên đường tránh bão tại vùng biển Hoàng Sa, đến hàng tháng sau mới được thả về. Thông Tấn Xã Việt Nam lập tức đưa tin “Ngư dân về từ Trung Quốc”. Bài báo được gần 700 cơ quan ngôn luận các thứ ở đây đăng/đọc lại. Không một tổng biên tập nào dám lên tiếng rằng chính TTXVN đã mặc nhiên xác nhận đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi TQ chiếm đóng và giam giữ những ngư dân này là lãnh thổ Trung Quốc!

Tổng Cty Than Khoáng Sản VN (TKV) đã dành mọi ưu đãi để các nhà thầu TQ tự quyết đưa hàng ngàn lao động phổ thông TQ vào làm việc tại Tây Nguyên và nhiều nơi khác. Đến mức TS Phạm Chi Lan đã phải lên tiếng báo động về tình trạng sinh hoạt “tự trị” gây xung đột áp đảo đối với người Việt sở tại. Bất kể những bản tin nóng dồn dập trên báo, PTT thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã tự nguyện bênh vực là lao động phổ thông TQ các nơi được quản lý đúng “theo pháp luật Việt Nam”.

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

5. Vang Rè Một Điệp Khúc

Vào dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên, Bắc Kinh đã tự ý tổ chức họp báo kể công của TQ là chính yếu. Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán của ta tại TQ đều im ắng y hệt Bộ Ngoại giao của ta ở Hà Nội, dù không ai thấy trong 16 chữ vàng có từ im lặng.

Trong suốt cả năm, qua nhiều lần tàu cá VN bị tàu chiến cải trang của TQ đâm chìm, toàn bộ dàn báo đài chính quy của ta chỉ được phép đưa tin về “tàu lạ”. Ngay cả khi TQ ra lệnh cấm ngư dân VN đánh cá trên ngư trường quen thuộc của họ thuộc lãnh hải VN, người phát ngôn Lê Dũng của ta vẫn chỉ nhiều lần lặp lại một điệp khúc (cũng quen thuộc không kém) rằng VN: “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý…”. Trong lúc tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh từ đường dây nóng: “không làm phức tạp thêm tình hình!”.

Vào cuối tháng 11/2009, Học viện Ngoại giao và Đoàn luật sư VN đã long trọng tổ chức một hội nghị theo kiểu workshop hoành tráng và tầm cỡ quốc tế mệnh danh là “Biển Nam Trung Hoa: Hợp Tác Vì Sự Ổn Định Và Phát Triển Khu Vực”. Cụm từ “Biển Nam Trung Hoa” không chỉ chễm chệ trên chủ đề hội nghị, mà còn được lặp lại thêm 22 lần nữa trong toàn bộ 3 tệp hồ sơ “Ý Niệm”, “Chương Trình”, và “Danh Sách Khách Mời”. Có phải đây là 1 tấu sớ kín đáo của nhà nước ta dâng trình thiên triều, thông qua ban tổ chức hội nghị, là: Chính thức nhìn nhận danh xưng và chủ quyền “Biển Nam Trung Hoa” này trên vùng biển mà TQ từng vẽ 9 gạch hình lưỡi bò?

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

6. Lưng Cong Như Lưỡi Uốn…

GS Brantly Womack, trong tác phẩm China and Vietnam: The Politics of Asymmetry, đã nhận định quan hệ Việt–Trung “là một ca thú vị của mối quan hệ bất tương xứng lâu dài”:

Ở trong nước, đại lễ 1000 năm Thăng Long đã được Bộ chính trị định hướng sao cho hoành tráng xứng tầm với dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ Việt-Trung. Hà Nội rốt ráo lo cải tạo các dòng sông bẩn; xây dựng các tượng đài, công viên, bảo tàng, thư viện; tổ chức nhiều buổi hội thảo “Tăng cường niềm tin trong quan hệ Việt-Trung”…

Riêng TT Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho PTT Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo việc thí điểm xây dựng Học viện Khổng Tử, vốn là “cơ quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài”, song song với một Cung Hữu nghị Việt-Trung, cũng do Bắc Kinh tài trợ, một công trình mà Lỗ Kiến Hoa, trợ lý Bộ trưởng bộ Thương mại TQ, trang trọng gọi là “điểm sáng” của “Năm Hữu nghị Việt – Trung 2010”.

Ở ngoài nước, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Bắc Kinh là Nguyễn Văn Thơ (từng đoạt cờ thi đua của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/8/2009), đã cật lực ngợi ca mối tương quan vương-hầu/chủ-tớ đó, bằng cách:

- Mô tả mức độ hoàng tráng của đại lễ quốc khánh TQ ngày 1/10/2009 là: “Hết sức huy hoàng… Đây là niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa, cũng là niềm tự hào của các nước châu Á trong đó có Việt Nam”.

- Chúc tụng đài phát thanh Tiếng Nói Vịnh Bắc Bộ của TQ trong ngày đầu khai mở chương trình tuyên truyền bằng Việt ngữ: “Chúc đài thành công trong sự nghiệp của mình”.

Còn Tổng lãnh sự Nguyễn Anh Dũng ở Nam Ninh thì “Chân thành mong ‘Tiếng nói Vịnh Bắc Bộ’ sẽ truyền đi những thông tin góp phần tăng cường quan hệ cùng có lợi giữa nhân dân hai nước, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đời đời xanh tươi giữa nhân dân hai nước chúng ta”.

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

7. Biểu Tình Lợi Hay Hại???

Hệ thống mạng của ta quả cực an toàn, cả ba mặt:

Một là, nhà nước ta đã ban hành biện pháp tường lửa ngăn chận các thao tác truy nhập vào các trang mạng “phản động”, hay, đột nhập bằng kỹ thuật số vào các trang webs/blogs thiếu thiện chí và kém thiện ý với xã hội chủ nghĩa, quan trọng nhất là triệt để ngăn chận các trang mạng Cửu Bình và Pháp Luân Công tiếng Việt.

Hai là, các trang mạng có tính phản biện chắc cú và đại trà mà chính phủ ta không trả lời nổi thì đều có nhiều cơ hội ngang nhau để xảy ra các sự cố “bất thường”. BauxiteVietNam hay Talawas chỉ là những tiêu biểu làm nền.

Ba là, chính lãnh đạo ở cấp thượng tầng đảng ta đã cho duyệt đăng ngay trên cpv.org.vn (trang mạng chính thức của toàn đảng và là cơ quan ngôn luận của trung ương đảng) những bài viết ca tụng thiên triều, nhằm bình thường hóa những địa danh đất nước ta theo tên gọi của Tàu, và bình thường hóa cả những động thái/đối sách “mềm mỏng” của lãnh đạo ta.

Thêm vào đó, chính đích thân một trong những lãnh đạo tư tưởng/lý luận ở cấp cao nhất của ta cũng đã quát tháo những câu hỏi chất vấn thanh niên rường cột nước nhà: “Làm cái gì? Để làm cái gì? Tôi hỏi các anh các chị: Các anh các chị làm như thế, biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại???”.

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

8. Biển Đông Là Của Nước Nào?

Ấn phẩm Chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam của báo Phụ nữ Thành phố có đăng một bài viết về những chàng thủy thủ, kèm theo một bức ảnh độc đáo, đã khiến độc giả cực hoang mang, không rõ đối tượng ca ngợi Hải Quân là Hải Quân nào? Hoá ra, đó là bức ảnh lính thủy của TQ, với một dòng chú thích bồi hồi cực tả bên dưới: “Lâu lắm rồi mới thấy lại những hình ảnh này. Rất đông những chàng trai. Họ đi theo hàng theo khối, từ từ tiến vào sân ga”…

Họ không chỉ quanh quẩn ở sân ga của ta, theo bài báo Phụ Nữ. Họ đâm chìm tàu cá của ngư dân ta và ít lâu sau mới được báo đài ta loan tin mơ hồ về những con “tàu lạ”. Họ ra lệnh cấm đánh cá trên một diện tích 130 ngàn cây số vuông Biển Đông của ta. Họ bắt giam/đánh đập/cướp bóc/giữ tàu/thu lưới của ngư dân ta và công khai đòi tiền chuộc…

Họ đã khiến cho Bộ Ngoại Giao của ta có thêm tên mới là Bộ Giao Thiệp. Họ đã hạ tầng các công hàm ngoại giao của ta thành những bản kiến nghị. Họ đã khiến cho lãnh đạo sở tại của ta nhận định rõ ràng chắc cú về biển đảo của đất nước chỉ là những “bãi hoang chim ỉa!”. Và khiến cho QH ta nhanh chóng/hồn nhiên kết án tử hình tập thể ngư dân ta bằng cách thông qua dự luật dân quân tự vệ biển.

Họ đã giúp cho Bộ Công an của ta sớm ban hành/áp dụng luật mới: Thanh niên VN không được mặc áo có in dòng chữ “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”! Đã có những bloggers bị bắt giam về tội này, và cũng đã có những thanh niên bị công an lột áo ngay giữa những buổi tọa đàm. Trong ngành giáo dục, thậm chí, đã có lệnh Học sinh không được phép phản đối lính Trung Quốc cướp bóc/đánh đập ngư dân Việt Nam!..

Ở cấp vĩ mộ, đã có QĐ 97 cấm trí thức VN công khai phản biện các chính sách của đảng và nhà nước ta. Gọi là để phòng chống mọi khả năng/xác suất làm mích lòng/phật ý Bắc Kinh.

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

9. Bùn Đỏ Là Chủ Trương Lớn!

Có 3 câu nói được nhiều giới quan sát ghi nhận là “phát ngôn ấn tượng” vào bậc “top 10” của VN trong năm 2009:

1> TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 4/2/2009: “Khai thác bô-xit Tây nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”. Lời phát ngôn này không chỉ “ấn tượng” suông. Nó đáng giá 150 triệu USD.

2> Bên lề Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên ngày 5/9/2009, tại Buôn Ma Thuột, PTT Trương Vĩnh Trọng đã trịnh trọng phát biểu một quan điểm áp đảo: “Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là đúng đắn và đang gặp thuận lợi”, bất kể những đợt triều cường phản biện của trí thức/thanh niên/bloggers cả nước.

3> Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn cho tổ chức họp báo để gióng tiếng tuyên bố: “Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn nàyChắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ”! Những hai ngày trước khi chính thức khai mạc kỳ họp thứ 5 khóa XII nhằm phê chuẩn dự án bauxite Tây Nguyên!

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

10. Ảnh Vi Phạm Tác Quyền

Không hề vi phạm tác quyền, ngay trên trang mạng Chính phủ, là tấm hình PTT Hoàng Trung Hải cầu lộc cầu tài khúm na khúm núm bắt tay Ôn Gia Bảo, thể hiện toàn cảnh một nền văn hóa đối ngoại nô dịch dễ bảo/sẵn sàng lệ thuộc/chầu chực liếm giày. Nói theo kiểu ẩn dụ của nguyên Trưởng ban biên giới Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn báo Văn Hóa (California) thì là “Phải biết sống với họ!” (vừa là đồng chí-vừa là con em?).

Còn chính thức “vi phạm tác quyền”, và chỉ mắc mỗi lỗi công khai “vi phạm tác quyền”, theo lời khẳng định của nhà chức trách TS Nguyễn Thành Rum, chính là bức ảnh quân đội nhân dân TQ được dùng làm tiền cảnh cực hoành tráng cho loạt panô đại trà kỷ niệm 65 năm quân đội nhân dân và 20 năm ngày quốc phòng toàn dân VN.

Vào ngày kỷ niệm lẽ ra không thể kém tính hào hùng này, không ai thấy người anh cả 5 sao của quân đội nhân dân xuất hiện/phát biểu trên bất kỳ một trang báo nào. Cũng không thấy một bài viết nào phản bác luận điệu cướp công chiến thắng Điện Biên về tay các tướng Tàu (Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba…).

Ngược lại, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Bắc Kinh là Nguyễn Văn Thơ, nhân dịp này đã long trọng tuyên bố: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em” (trong mấy mươi năm cương quyết hy sinh đến người VN cuối cùng để đánh Mỹ!).

Cứ ngỡ như xưa nay cái hình ảnh quân đội ta là một biểu trưng Hồn Trương Ba-Da Hàng Thịt đối với quân đội nhân dân TQ. Nay, với những chuyến “giao lưu sĩ quan trẻ” cộng thêm đợt cải tiến quân trang/quân phục mới, cả hai đã thực sự đã “sắt cầm hảo hợp”…

Còn Đại tá Tiến sĩ Dương Văn Lượng, trong bài phân tích “Âm Mưu, Thủ Đoạn Diễn Biến Hoà Bình Trong Lĩnh Vực Đối Ngoại”, đã cực lực khẳng quyết tâm ý bảo vệ thiên triều: “Các thế lực thù địch chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam đã lợi dụng những vấn đề do lịch sử để lại về chủ quyền biên giới, hải đảo nhằm chia rẽ quan hệ khăng khít giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhằm biến Việt Nam thành con đê ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tràn xuống các nước phía dưới vùng Đông Nam Á, nơi ảnh hưởng của thế lực tư bản đang ngự trị…”.

Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?

*

- Chung Ý, Chung Lòng, Chung Một Biển Đông? -

Trong cả kho tàng âm nhạc Việt, ngay từ giữa thế kỷ trước và trong đầu thế kỷ này, có lẽ không có bài hát nào có khả năng lột tả toàn bộ tính chất phấn khích môi răng của mối quan hệ Lãnh Đạo Việt-Trung như bài “Việt Nam–Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận: “Việt Nam-Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bên sông, tắm cùng một dòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, sớm sớm, chung nghe tiếng gà gáy cùng. A…a… a… nhân dân ta, chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi. A…a… a… nhân dân ta ca muôn năm: Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông…”.

Không chỉ vậy, bài hát còn tiên tri/phóng họa ra cả toàn cảnh một mối tương quan chính trị trùm lấp mà lắm tay phân tích (thiếu thiện chí và kém thiện ý) người nước ngoài đã xách mé gọi cái chủ nghĩa bành trướng/đại hán/bá quyền/nước lớn đó là “cái bóng của Trung Quốc”!

Cái bóng râm bá quyền đó không tự nó trên trời rơi xuống. Lãnh đạo TQ chỉ giản đơn búng tay gieo hạt. Chính dàn lãnh đạo Ba Đình của ta, dù được hay không được nêu tên trong bài hát nói trên, đã tự nguyện phấn đấu cắm cúi cặm cụi bón phân tưới nước cho nó rộng tàn vững gốc như ngày nay.

- Không Sẵn Tay Sai, Há Dễ Có Quan Thầy? -

Hiện tượng “bóng đè” đó chính là nguồn cội của bức công hàm 1958. Nó chính là cơ sở của động thái bàng quan tọa thị trước sự kiện biển Đông dậy sóng năm 1974. Nó chính là nguyên ủy thấy trước của các trận địa chiến 1979 và hải chiến 1988 khốc liệt kinh hoàng. Và nó cũng chính là điều cắt nghĩa trọn vẹn/sâu sắc nhất về tất cả những quyết định/chính sách/chỉ thị áp đảo/giải tán/bịt miệng/dập tắt/(và thậm chí cả) khép án… lòng yêu nước cùng sự thể hiện niềm tự trọng dân tộc của trí thức/thanh niên/bloggers Việt Nam trong suốt mấy năm qua.

Nhìn về tương lai, nếu cả thế giới nói chung và TQ nói riêng có thể tiến tới những mục tiêu phát triển của họ, thì chính căn bệnh “bóng đè tự nguyện” của lãnh đạo ta sẽ không chỉ che mắt chính họ đến chẳng thể có được một viễn kiến nào, mà còn ngáng chân cột cẳng cả dân tộc ta đến không còn một ai được phát huy cá nhân để thăng hoa xã hội.

Đảng và nhà nước có bắt giam/áp án hết cả những trái tim khẳng định “Hoàng-Trường Sa là của Việt Nam” thì cũng chẳng khiến nổi Bắc Kinh từ bỏ/ngừng nghỉ cái tham vọng độc bá của nó hoặc là sẽ bớt coi thường giới lãnh đạo CSVN. Bởi, không có một ai coi trọng tính hèn và lời van, ngay cả kẻ thù cũng Rứa. Huống gì ở đây lãnh đạo ta đã hình thành trong tàng thức của họ một tính khí đê hèn có hệ thống và thành truyền thống!

Ngày nào căn bệnh “bóng đè tự nguyện” của lãnh đạo ta còn đó thì sẽ vẫn còn đó nguyên xi một guồng máy thiển cận/tham ô/nô dịch chuyên chú phục vụ cho quyền lợi của ngoại bang để xây riêng nhà thờ tổ. Hà Nội sẽ trở thành phủ lỵ một châu huyện của Tàu. 46 Hoàng Diệu sẽ là dinh Thái Thú. Hệ quả của nó, do đó, chỉ có thể là một cấp số nhân mới cáu của các chỉ số tụt hậu/đội sổ của một xứ sở từng có tên gọi là Việt Nam. Đất nước sẽ khó vượt thoát ra khỏi các lũy tre gia công. Con người sẽ không dứt nỗi kỳ vọng vào những tờ vé số.

Hãy tận lực giúp nhau để giúp cho đất nước có được một chính quyền nhân dân đích thực: Giàu lòng tự trọng – Vững chí tự quyết – Bền gan tự lập – Chính tâm tự hào.

30/12/2009 – đôi điều lược toán cuối năm.

Blogger Đinh Tấn Lực



Triet is a joke

Triet is a joke
but banning facebook in VN is no joke at all


...

Ngòi Dẫn Của Xã Hội Bất Tuân Phục


Ngòi Dẫn Của Xã Hội Bất Tuân Phục
. Đinh Tấn Lực
  • Những ai tự khẳng định lòng ưu ái tự do, và chưa hề phản đối các thứ độc tài áp đặt, đều đích thị là những kẻ mong gặt hái hoa màu mà không muốn bỏ công cày đất”. – Frederick Douglas

Cách đây 3 năm, vào giữa tháng 11-2006, lãnh đạo ta đã không dấu niềm cực hãnh được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ghé thăm và ban cho câu trướng xiển dương 4 điểm chung giữa 2 đảng cầm quyền 2 nước, gọi tắt là “4 tương”: Sơn thủy tương liên – Văn hóa tương thông – Lý tưởng tương đồng – Vận mệnh tương quan.
Lẽ ra, niềm hãnh diện đó còn có khả năng vượt qua cực điểm kích ngất nói trên, bởi chí ít, Hồ chủ tịch lẽ ra phải đủ thông minh và tế nhị để tương thêm những “8 tương” cơ bản khác nữa, gọi là để tăng thêm phần long trọng: Quan trí tương đương – Tham nhũng tương thích – Thông tin tương đắc – Chủ nghĩa tương lân – Chính sách tương hỗ – Hành xử tương xứng – Lợi quyền tương ngộ – Bạo lực tương tác.
Bạo lực chuyên chính ở VN hiển hiện suốt chiều dài lịch sử đảng CSVN, suốt chiều rộng tiếp thu các chiêu thức của TQ, và suốt chiều sâu oán hận của nhân dân, thông qua các chiến dịch đấu tố Cải cách ruộng đất, Xét lại, Nhân văn-Giai phẩm, chôn sống tập thể đồng bào vào dịp Tết Mậu Thân, tù cải tạo sau ngày Thống nhất… Cho tới gần đây là hàng loạt những vụ hạch sách/bắt bớ/giam cầm/áp án các vị chân tu Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Ngô Quang Kiệt, Nguyễn Công Chính… các Luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Chí Quang, Lê Công Định, Lê Trần Luật… các nhà hoạt động dân chủ/nhân quyền Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Văn Trội, Vũ Hùng, Nguyễn Tiến Trung… các nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Khải Thanh Thủy… các nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải… các bloggers Điếu Cày, ChangeWeNeed, Mẹ Nấm, TrangRidisculous, Người Buôn Gió…
Căng hơn VN một tầng nấc, bạo lực chuyên chính ở TQ không chỉ diễn ra ở quảng trường Thiên An Môn cho cả thế giới chú mục hồi tháng 6-1989. Nó từng được ghi nhận qua từng thời kỳ/triều đại tổng bí thư… tính từ cuộc vạn lý trường chinh và cuộc cách mạng đại nhảy vọt trước đây, cho tới gần đây là các vụ đàn áp người Tây Tạng vào dịp Thế vận hội 2008. Gần hơn nữa là các vụ đàn áp sắc dân Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương…
Hầu hết các tờ báo quốc doanh của Hoa Lục đều im thin thít về những động thái đàn áp đẫm máu dã man và phi nhân tính đó. Ngoại trừ tờ Tài Kinh.
Tài Kinh, ra đời từ năm 1998, chuyên ngành tài chính-kinh tế với chủ trương canh tân/cải cách từ thương mại tới xã hội (và cả lề lối thông tin), là tờ báo uy tín/ảnh hưởng đứng vào hàng nhất nhì Hoa Lục, nổi tiếng về các bài viết “nêu quan điểm độc lập”, có lượng phát hành 250.000 ấn bản mỗi số, có mạng phóng viên cơ hữu ở nước ngoài, với cơ quan chủ quản là Hội đồng Quản trị Thị trường Chứng khoán (một tổ hợp các tổ chức tài chính của TQ được nhà nước bảo trợ, đứng đầu là Vương Bá Minh, con trai của một cựu Thứ trưởng bộ Ngoại giao TQ).
Sáng lập viên kiêm Tổng biên tập báo Tài Kinh là bà Hồ Thư Lập, từng tham dự cuộc biểu tình của sinh viên Bắc Kinh ở Thiên An Môn, sau đó, tốt nghiệp trường đại học danh giá của Mỹ là Stanford University ở bang California. Bà đã nổi tiếng trong làng báo TQ qua nhiều loạt bài điều tra không khoan nhượng về nạn tham nhũng trong giới đảng viên các cấp của TQ; về các vụ lừa đảo lớn của các tập đoàn kinh tế TQ; về một nền công nghiệp hồn nhiên gây nguy hại ô nhiễm môi trường cực độ; về nạn cường hào ác bá khai thác/chiếm đoạt đất đai khắp các địa phương; hoặc về khả năng cứu hộ thiên tai quá kém của nhà nước, đặc biệt là trong vụ động đất vừa qua tại Tứ Xuyên…
Riêng trong thiên phóng sự về nạn ô nhiễm trên sông Tùng Hoa vào năm 2005, tác giả Hồ Thư Lập đã liệt kê ra 4 “bài học” cho đảng và nhà nước CSTQ: 1) sự cố nguy hại ở cấp quốc tế chứ không chỉ tỉnh hạt Cát Lâm và Hắc Long Giang; 2) chính phủ lẽ ra đã phải minh bạch tin tức để bảo vệ nhân dân Cáp Nhĩ Tân; 3) phải chấn chỉnh cách điều hành guồng máy nhà nước; 4) quy hoạch phát triển đô thị phải dự kiến nhiều nguồn nước sạch khác nhau cho dân. Bài báo đã khiến cho Phó thị trưởng Cát Lâm là Vương Vĩ tự sát; Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường nhà nước là Giải Chấn Hoa từ nhiệm; và ba quan chức lãnh đạo cao cấp của Cty Dầu khí nhà nước bị kỷ luật.
Bà Hồ Thư Lập được tạp chí Foreign Policy của Mỹ tuyên dương là “một trong số 100 trí thức có ảnh hưởng lớn nhất thế giới”. Tạp chí The New Yorker đã từng có bài viết riêng về sự nghiệp/thành tựu của bà. Đài RFI của Pháp mô tả bà là “một nhà báo đam mê với nghiệp vụ hơn là một người có óc nổi loạn chống chế độ”. Còn theo hãng thông tấn Bloomberg và báo Time-CNN thì giới truyền thông Hoa Lục đã mệnh danh bà là “người phụ nữ nguy hiểm nhất TQ”, dựa trên căn bản đánh giá (vẫn do đài RFI ghi nhận): “Nỗi ám ảnh lớn của bà là một nền báo chí Trung Quốc có chất lượng”.
Hồi đầu năm nay, báo Tài Kinh đã được chính phủ chỉ thị cho thu hồi số báo đăng bài phóng sự điều tra tham nhũng của đài Truyền hình Trung ương CCTV. Tòa soạn Tài Kinh chấp hành lệnh này, nhưng mấy ngày sau lại cho đăng tải bài phóng sự đó trên trang báo trực tuyến, đồng thời, tán phát số báo đã thu hồi cho các đại biểu quốc hội TQ.
Đến giữa tháng 7-2009, đảng CSTQ ra chỉ thị “chỉnh đốn” tờ Tài Kinh: a) Phải giảm thiểu/thay đổi phong cách viết/đăng các phóng sự “nóng/tế nhị/vượt ngưỡng”! b) Chỉ được viết/đăng tin/bài trong lĩnh vực kinh tế/tài chính và chỉ được đăng các “nhận định tích cực”.
Cơ quan chủ quản của Tài Kinh hạ lệnh kiểm duyệt mọi bài báo trước khi lên khuôn. Bà Hồ Thư Lập đã phản kháng lệnh đó, nhưng tờ báo vẫn phải cắt bỏ ít nhất 3 bài phóng sự điều tra, bao gồm cả thiên phóng sự về cuộc đàn áp sắc dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương (hệ quả là một đặc phái viên của Tài Kinh đã bị trục xuất khỏi thủ phủ Urumqi).
Nhận định về chính sách quản lý Internet của chính phủ Trung Quốc, và cũng để trả lời ngay khi chính quyền TQ khởi dụng phần mềm Green Dam để kiểm soát/ngăn chận việc lướt mạng trên toàn cõi Hoa Lục, bài báo của bà Tổng biên tập Hồ Thư Lập trên tờ Tài Kinh viết rằng nó “thiếu tính chính danh vì không cân bằng được các quyền lợi của nhà nước với quyền lợi công chúng”.
Gần giữa tháng 10-2009, Chủ nhiệm Ngô Truyền Huy, Tổng biên tập Hồ Thư Lập, gần 70 nhân viên tòa soạn, cùng với 147 trên tổng số 174 phóng viên của tờ Tài Kinh, đã ký tên đồng loạt từ chức để phản đối chính sách bưng bít/tô hồng thông tin của nhà nước.
Sự kiện này gây chấn động không chỉ trong nội địa TQ, hay chỉ trong làng báo TQ, bởi đây là lần đầu tiên, đảng và nhà nước CSTQ phải đối diện với một phản kháng tập thể, một hình thái đấu tranh bất bạo động ở tầm vóc đó.
Những thông điệp của thái độ dứt khoát tập thể này là gì?
Một là, không chấp nhận nô lệ cho cường quyền để viết tin/bài biện giải hay tô hồng chuốc lục cho các luận điệu gian trá.
Hai là, không chấp nhận đánh mất danh dự/nhân phẩm/lương tri để viết sai sự thật hoặc theo lệnh đặt hàng của đảng và nhà nước.
Ba là, chứng tỏ không phải chỉ có lề phải mới là con đường duy nhất để tiến thân hay bảo vệ được miếng ăn.
Bốn là, chứng nghiệm sự thanh thản tâm hồn một khi góp được tiếng nói vào việc ngăn chận tội ác có tổ chức.
Năm là, hướng dẫn quần chúng nhân dân mục tiêu và cách thức phản đối sự độc tài và độc ác chứ không chỉ ưu ái/chờ đợi tự do suông.
Các phóng viên từ chức của báo Tài Kinh hy vọng rằng bà Hồ Thư Lập sẽ khởi lập một tạp chí khác. Họ bảo: “Bất luận là tạp chí gì, bởi chúng tôi chỉ muốn theo gót bà ta. Chỉ vậy thôi!”.
Không chỉ các phóng viên Tài Kinh. Báo Le Monde ở Pháp viết về bà Hồ Thư Lập như “biểu tượng của một nền báo chí tự do tại TQ”. Trên thực tế, bà đã vượt qua cả ngưỡng biểu tượng để trở thành một gương sáng về đấu tranh, một đích nhắm về lý tưởng của nhiều ký giả/phóng viên khác, không thuộc tòa soạn Tài Kinh. Há chẳng phải chính bà là một ngòi dẫn đấu tranh bất bạo động đó sao?
Trong số 198 phương thức đấu tranh bất bạo động mà TS Gene Sharp cô đọng lại trong quyển cẩm nang Từ Độc Tài Tới Dân Chủ, động thái/tấm gương từ nhiệm tập thể của bà Hồ Thư Lập và các phóng viên báo Tài Kinh có thể được xếp vào nhiều hạng mục khác nhau, nhưng gần gũi nhất vẫn là các phương thức: 113-Đình công tự ngưng việc; 120-Rút lại lòng trung thành đối với nhà nước; 197-Làm việc nhưng không cộng tác; và trên tất cả là động thái biểu tỏ dẫn đường tới số 63-Xã hội bất phục tùng.
Trước đó và tương tự, Hội đồngViện Nghiên cứu Chiến lược IDS ở VN đã bày tỏ thái độ dứt khoát bằng tuyên bố tự giải thể ngày 14-9-2009 vừa qua. Lý do chính là nhằm phản đối quyết định 97. Mục tiêu gần là thể hiện hình thái đấu tranh phản đối tập thể. Mục tiêu xa là quảng bá, vận động cho các nơi khác cùng thực hiện các phương cách đấu tranh bất bạo động.
Vào buổi hoàng hôn của những chế độ cường quyền, bạo lực thường được sử dụng tối đa, cả dạng chìm lẫn nổi, gọi là để giữ “ổn định chính trị”. Trong bối cảnh khắc nghiệt đó, mọi biểu tỏ trí tuệ đều cần đi kèm với tinh thần đại dũng trước những cái giá phải trả sửa soạn theo sau.
Đã có ở TQ một Hồ Thư Lập và ban biên tập Tài Kinh đứng thẳng lưng/viết thẳng nét cho một nền báo chí trung thực và có chất lượng hơn.
Đã có ở VN một IDS quyết giữ phẩm giá người trí thức, nhất định không cúi đầu trước cường quyền vì lợi lộc riêng tư.
Cũng đã có ở VN một Nguyễn Hoàng Linh viết phóng sự điều tra về vụ nhà nước mua tàu phế thải của Ukraina; một Lan Anh trình làng vụ bảng giá y dược và Bộ y tế; một Trung Bảo và chủ nhiệm Nguyễn Trung Dân của báo Du Lịch về vụ Hoàng Trường Sa; một Osin Huy Đức, một TrangRidisculous, hay một Người Buôn Gió về nhiều lãnh vực… Và còn rất nhiều người khác nữa, cả bên trong lẫn bên ngoài luồng báo chí chính quy. Nếu nhại chữ dùng của báo Le Monde, thì đó là những con người vô úy tiên phong muốn “đẩy lùi lằn ranh của vùng cấm địa” đến khoảng trống minh bạch/trong sáng.
Xem ra, trí tuệ và ngòi bút đang liên kết nhịp nhàng các phương thức đấu tranh bất bạo động để làm riêng một ấn bản “Từ độc tài tới dân chủ, ở Việt Nam”.

08-12-2009 Đón mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2009.
Blogger Đinh Tấn Lực

Chiến Lược Hồn Nhiên


Chiến Lược Hồn Nhiên

. Đinh Tấn Lực

“Dưới gầm trời này, chẳng có đất nào không là đất của thiên tử” -Ngạn ngữ Trung Hoa.

Mật Lệnh Của Anh Ba

Chuyện kể quanh bàn nhậu: Năm 1977, anh Ba ra lệnh cho BCH TƯĐ: “Phải gấp rút lên phương án sản xuất để đến năm 1980, mỗi nhà đều có một tủ lạnh”. Ngay sau đó, anh Ba lại ra lệnh: “Phải có kế hoạch sản xuất thêm cho mỗi nhà một tivi”. Đầu năm 1979, anh Ba đích thân hối hả đến xí nghiệp Nghĩa Tận, hạ mật lệnh: “Đóng gấp cho nhân dân mỗi người một áo quan! Ưu tiên hàng đầu là bộ phận nhân dân ở Tây Nam và Chính Bắc”.

Ba thập kỷ sau, gần cuối năm 2009, rừng đã kiệt mà áo quan vẫn chưa đóng đủ. Cháu anh Ba bèn tính kế khác: Phát động Dân Quân Tự Vệ Biển.

*

Từ Nước Đôi Tới Tay Đôi

Ngày 24/1/2007, Ban chấp hành Trung ương đảng đã ra Nghị quyết về “Chiến lược biển VN đến năm 2020”. Theo đó, “Đến năm 2020 phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước”.

Tháng 4/2007, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ yêu cầu VN đình chỉ việc phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn Dầu khí BP của Anh trong tiến trình xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao VN long trọng trả lời: “VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Cuối năm 2007, Quốc vụ viện TQ ban hành quyết định thành lập huyện Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình phản đối trước sứ quán và lãnh sự quán TQ tại VN. Lựa chọn ứng xử của đảng và nhà nước ta là huy động công an các thứ ra giải tán/đàn áp/bắt nguội sinh viên/thanh niên/dân oan/bloggers.

Tháng 4/2008, nhà nước CHXHCNVN tổ chức trọng thị và an toàn cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh bằng một khung cảnh Sài Gòn rực cờ TQ, bất kể bản đồ TQ trên bích chương Thế vận hội 2008 bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Món quà Thế vận hội nhà nước ta trao tặng Bắc Kinh (để chuộc tội sinh viên biểu tình trước sứ quán TQ mấy tháng trước đó?) là bản án “thiếu thuế” của blogger Điếu Cày.

Tháng 7/2008, TQ xác nhận đã chính thức yêu cầu Cty Exxon Mobil của Mỹ phải ngừng khai thác dầu với Việt Nam ngoài biển Đông, vì lý do TQ coi đó là vi phạm lãnh hải của TQ. Phản ứng câm lặng của VN đã khiến Exxon Mobil quyết định cuốn gói.

Ngày 7/5/2009, TQ trưng bản đồ 9 vạch hình lưỡi bò và tuyên bố trước Liên hợp quốc: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa”. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao của ta vẫn tiếp tục ấp úng/cà lăm trong các buổi họp báo thường kỳ (tại Hà Nội): “VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Giữa tháng 5/2009, Trung Quốc ra thông báo từ 12g ngày 16-5-2009 đến 12g ngày 1-8-2009 tất cả các tàu cá VN đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá.

Ngày 4/6/2009, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với đại sứ TQ Tôn Quốc Tường, “Đề Nghị phía TQ không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân VN tại ngư trường truyền thống của VN”.

Ngày 11/6/2009, Chủ tịch Hội Nghề Cá VN Nguyễn Việt Thắng đã lên mặt báo để động viên Ngư Dân Hãy Yên Tâm Đánh Bắt, và kiến nghị Chính phủ ta phản đối lệnh cấm của TQ.

Giữa tháng 6/2009, hải quân TQ đã bắt giữ và công khai đòi tiền chuộc (tổng cộng 210 ngàn nhân dân tệ) đối với 37 ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, khi họ đang thực hiện hoạt động đánh bắt bình thường ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của ta, với lý do “xâm phạm lãnh hải Trung Quốc”. Đòi tiền chuộc chính là hành vi/thủ đoạn của khủng bố/hải tặc/giặc cướp. Đảng và nhà nước ta phản ứng ra sao? Ông Nguyên (ở Úc), một độc giả của RFA, nêu thắc mắc: “Trên thế giới này có nhà nước nào nói là độc lập tự chủ, mà lại khuyên ngư dân của mình là khi đi biển thì phải thường nên liên lạc và tự bảo vệ cho nhau, và khi có gì xảy ra thì phải mau mau cứu lấy nhau?…”.

Giữa tháng 7/2009, tái hiện tình hình Tàu “lạ” lại thường xuyên xuất hiện với vận tốc cực nhanh, đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, khiến nhiều người bị thương. Trước đó, suốt từ tháng 5, tháng 6, là các vụ tàu “lạ” đâm chìm tàu cá của ta. Những thông tin lược kết các bài trên báo về hiện tượng tàu “lạ” có thể chỉ còn lại bản lưu.

Cũng trong tháng 7/2009, TQ phong tỏa ngư trường, ngăn chận ngư dân VN đánh bắt trên vùng biển lưỡi bò. Theo người phát ngôn bộ Ngoại giao TQ Tần Cương: “Việc cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Nam Trung Hoa là một biện pháp hành chính thường lệ và hợp lý của Trung Quốc”. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh QH khóa XII Lê Quang Bình đã long trọng nhấn mạnh: “Những người dân đi đánh bắt cá trên biển phải biết được mình hoạt động trên vùng biển nào”!

Ngày 28/9/2009, 7 chiếc tàu đánh cá của hơn 200 ngư dân Quảng Ngãi chạy vào trú bão tại đảo Trụ Cẩu, thuộc quần đảo Hoàng Sa, bị hải quân TQ bắn đuổi đi. Hai ngày sau, tan bão, họ lại bị 1 chiến hạm TQ mang ám số 1312 ngăn chận, lục soát, cướp bóc, đánh đập dã man. Phản ứng của chính quyền CHXHCNVN ra sao? Hội Nghề Cá Việt Nam đã ra văn bản kịch liệt phản đối và yêu cầu Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ đạo các lực lượng hải quân TQ chấm dứt ngay và không lặp lại các hành động ngăn cản, cướp phá tài sản, đánh đập ngư dân Việt Nam khi họ vào đảo để tránh, trú bão.

Đầu tháng 10/2009, Đại sứ VN tại Bắc Kinh Nguyễn Văn Thơ đánh giá cao ngày Quốc Khánh TQ trên đài phát thanh quốc tế TQ (China Radio International-CRI): “Đây là niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa, cũng là niềm tự hào của các nước châu Á trong đó có Việt Nam…”.

Giữa tháng 10/2009, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng trả lời phỏng vấn đài CRI: Quan hệ giữa hai nước chúng ta hiện nay đang ở trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ chúng ta”.

Cuối tháng 10/2009, trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc đẩy mạnh các hoạt động dân sự. tại các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, Phó đô đốc Tư lệnh quân chủng hải quân nhân dân VN Nguyễn Văn Hiến, nói: “Đây là quyết định chính xác, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bởi chủ quyền đến đâu, chúng ta bảo vệ quân sự đến đó”.

Cụm từ khóa của chủ trương này là: Dùng Hoạt Động Dân Sự Để Bảo Vệ Quân Sự.

Vẫn cuối tháng 10/2009, thông qua kỳ họp QH, đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN ban hành chủ trương “Lập dân quân tự vệ biển để giữ chủ quyền biển đảo”. Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh QH khóa XII Lê Quang Bình nhấn mạnh quyết tâm “phát triển tốt hơn lực lượng dân quân, tự vệ biển, làm nòng cốt bảo vệ người dân trên biển”.

Cụm từ khóa của chủ trương này là: Lực Lượng Nòng Cốt Bảo Vệ Người Dân Trên Biển.

*

Chọn Lựa Ứng Xử Bạo Động

Thử bước đầu tìm hiểu động cơ nảy sinh chủ trương ứng xử bạo động nói trên?

Một trong những kết luật rất đáng quan tâm của Hội Thảo về Biển Đông do Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 17/3/2009 là: “TQ làm rất tốt công tác nghiên cứu, quảng bá, chuẩn bị dư luận, đây là ‘cuộc chiến không cân sức’ của VN”, cho dù các địa danh Tây Sa và Nam Sa chỉ xuất hiện từ năm 1909 trên các tài liệu của Trung Quốc. Ngược lại, ta từng xác định chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa từ nhiều thế kỷ trước, nhưng cho tới nay vẫn chưa có nổi một chiến lược biển toàn diện và một bộ luật chủ quyền (vì mãi lo làm luật ổn định?).

- Ta không đủ văn bản/dữ kiện nghiên cứu về biển đảo như TQ, cho nên lo ngại kết quả vụ việc tranh chấp có hiệu năng không cao chăng? Rõ là phải tính mánh khác!

Theo GS Ramses Amer, đại học Stockholm: “Ngay cả khi đã ra tòa án quốc tế và có phán quyết, theo lý thuyết, nếu một bên từ chối thi hành phán quyết của tòa, vấn đề có thể được chuyển lên cho Hội đồng Bảo an LHQ xử lý. Với xung đột biển Đông, vụ việc sẽ đi vào bế tắc bởi TQ với tư cách thành viên thường trực HĐBA sẽ dùng quyền phủ quyết”… Còn AESAN? Hãy nhớ rằng “Quan hệ của họ với Trung Quốc quan trọng hơn với Việt Nam”. Và TQ vẫn cố bẻ đũa từng chiếc, để tạo ảnh hưởng song phương (để có nhiều ưu thế) hơn là đa phương.

- Ta không thấy có nhiều ánh sáng ở cuối đường hầm quốc tế hóa vụ việc như mình mong đợi chăng? Rõ là phải tính mánh khác!

Theo Wikipedia: “Phương châm 16 chữ vàng là Láng giềng hữu nghị-Hợp tác toàn diện-Ổn định lâu dài-Hướng tới tương lai, do chính lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt–Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung-Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới”… “cũng như đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai các Thỏa thuận, Hiệp định hợp tác giữa hai nước, và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm”.

- Lãnh đạo ta bị TQ trói cả tay lẫn chân, bịt cả mắt lẫn miệng, bằng 16 chữ vàng và nhiều ngân phiếu của ngân hàng Thụy Sĩ rồi chăng? Rõ là phải tính mánh khác!

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốc hôm 22/12/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu ngành công an trong năm 2009 phải chủ động “không để xảy ra biểu tình, bạo loạn, khủng bố”.

- Ta không dư dôi bộ đội và công an để lo mặt biển của Tổ Quốc (trong lúc mặt nạ của lãnh đạo đang trên đà rơi gia tốc) chăng? Rõ là phải tính mánh khác!

Vẫn theo lời Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh QH khóa XII, nguyên Trưởng ban Dân Nguyện thuộc Uỷ ban thường vụ QH khóa XI Lê Quang Bình:Năm 2010 là năm nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước: ĐH Đảng các cấp tiến tới ĐH Đảng toàn quốc, kỷ niệm các ngày lễ lớn. Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng cơ hội này tăng cường chống phá, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hóa sự quản lý của nhà nước… Hai là vấn đề biển Đông đang có diễn biến phức tạp. Do đó, cần phải tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam ở biển Đông, nhất là lợi ích của người dân đang hằng ngày hoạt động đánh bắt cá trên biển”.

- Thế là rõ: Quân đội và công an là lực lượng nòng cốt cần dồn sức tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đảng và mục tiêu ổn định chính trị trên đất liền. Còn dân quân tự vệ biển là lực lượng nòng cốt bảo vệ người dân và chủ quyền đất nước trên biển.

Đảng ta đã từng chọn chủ nghĩa và lịch sử cho dân tộc. Nay, chỉ chọn thêm giải pháp!

Vẫn ngoài mặt hòa hoãn nước đôi. Còn đằng sau đánh lén tay đôi. “Tiền Lễ Hậu Binh”. Vừa êm với giặc. Vừa mị được dân. Chết dân nhưng còn đảng. Tại sao không?

*


Cốt Lõi Của Giải Pháp?

Đây là phiên bản tân trang của chiến lược dân công/du kích thời đánh Tây/chống Mỹ. Tên gọi chính thức là “Chiến Tranh Nhân Dân”, với cội nguồn tuyên truyền kích động cơ bản là lòng căm thù của nhân dân đặt trên những bản tin/chuyện kể không có thật. Anh hùng thiếu nhi Lê Văn Tám của ta, không cần vào bộ đội, cũng từng làm đuốc sống đốt rụi kho xăng/đạn Thị Nghè. AK47 của dân quân tự vệ ta đã từng bắn B52 của địch rơi như vãi trấu. Út Tịch nhà ta đã chẳng từng (tay không mang bầu tám tháng vào cướp đồn) đánh tới còn cái lai quần, cũng đánh đó sao?…

Chuyện xưa đã thế. Chuyện nay phải hơn thế: Tất cả công an và bộ đội (hải/lục/không quân) của ta đều nhất loạt biến thành anh hùng Núp (bok Núp/all Núp), nhằm bảo vệ tuyệt đối nền an ninh/ổn định chính trị cho cả nước. Còn nhân dân sẽ “tự phát” nhận lãnh sứ mệnh lịch sử là tự bảo vệ lấy sinh mạng, sinh kế, gia đình, đất nước, và cả chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.

Nước ta từng được đảng ta mô tả là nổi tiếng về tiền rừng bạc biển. Tiều phu (và lâm tặc) ta không lên rừng đốn cây nhặt củi thì chủ quyền rừng thuộc về ai? Ngư dân ta không ra biển đánh cá và đánh giặc thì chủ quyền biển sẽ thuộc về ai? Nay mai sẽ tới phiên bọn trẻ mục đồng thả diều lại vinh quang nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ chủ quyền không phận nước nhà nữa, không chừng! Ta đã chẳng từng bảo “Dân đi trước – làng nước theo sau” đấy phỏng? Ta đã chẳng từng có Dân Phòng/Dân Vệ là gì? Ta đã chẳng từng reo hò “Vũ khí tối tân không bằng toàn dân ra trận”, hay, “Thóc không thiếu một cân, dân không thiếu một đứa”… đó sao?

- Nhất định thế! Dân không thiếu một đứa! Về cơ bản, thế là xong.

Còn, cụ thể ra, giải pháp này sẽ bao gồm nhiều hạng mục thực hiện:

1- Dựng chòi canh biển cho xã đảo và ngư trường

Mục tiêu rõ ràng: Nhất định phải phát hiện ra từng thằng giặc biển. Phải tự nguyện xây dựng chòi canh biển như ta đã từng di dân khai/phá các vùng kinh tế mới hồi thế kỷ trước. Phải tự nguyện chia ca thức/ngủ để canh gác hòa bình trên biển.

Hậu cần giản dị: Thực phẩm đã sẵn có hải sản các thứ tại chỗ. Báo chí lề phải đừng dại dột/cảm tính/láu cá mà phát động các phong trào mang ánh sáng ra chòi canh biển. Ta cần núp vào bóng tối để phát hiện địch (như MIG của ta núp vào mây để bắn tỉa B52 xưa kia), nên không thể thắp sáng để địch phát hiện (đi không dấu, nấu không khói, nói không ồn).

Tuyên truyền chắc cú: Lịch sử ta đã có những Khúc tráng ca nhà giàn, nay, sẽ tăng cường thêm những Khúc tráng ca về chòi canh biển.

2- Trang bị vũ khí cho ngư dân: Một khi đã xác quyết “Chúng ta nhất định giành chiến thắng!”, thì nguyên tắc cốt lõi là “Cần nhiều dân không cần nhiều súng”. Mỗi ngư dân một khẩu súng là lý tưởng, nhưng thực tế ra, mỗi thuyền thúng một khẩu súng cũng đã quá thừa để giữ chủ quyền trên biển?

VN ta có tổng cộng 28 tỉnh ven biển gắn với quốc phòng, an ninh biển, đảo. Theo thống kê của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, VN ta hiện có gần 9.000 tàu/thuyền đánh cá với hơn 63.000 người hoạt động trên biển (tương đương với 6 sư đoàn bộ binh). Đông nhất là Vũng Tàu với gần 3.000 tàu thuyền (hơn 13.000 người), Quảng Ngãi gần 1.600 tàu thuyền (hơn 12.000 người). Trong số gần một vạn ngư thuyền đó, số tàu có công suất máy nhỏ hơn 90 mã lực chiếm tới 84% tổng số tàu lắp máy trong toàn quốc.

- Chốt lại, tối đa là chỉ cần trang bị sáu vạn súng ống cho ngư dân. So với 1 con SU hay 1 tàu ngầm mà đảng và nhà nước đang đặt hàng, thì ngần đó súng ống chỉ là …số lẻ.

3- Phủ sóng khẩu hiệu cho toàn dân:
”Nhiệt liệt chào mừng Ngư Dân – lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo VN”;
“Tất cả vì chủ quyền thiêng liêng – Tất cả vì biển Đông máu thịt”;
”Ngư dân Việt quyết giữ chủ quyền biển đảo Việt”;
”Nâng pháp lệnh Dân Quân Tự Vệ Biển lên thành luật là một bước tiến tích cực để hoàn tất sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”;
”Thực hiện tốt Luật Dân Quân Tự Vệ Biển là tích cực góp phần vào việc xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”;
”Tích cực chủ động bảo vệ biển đảo, sẵn sàng phát hiện địch quân kịp thời và có hiệu quả”;
”Vũ khí chỉ là phù du – Tinh thần mới là sức mạnh”;
”Ngư dân quyết tử cho biển đảo quyết sinh”;
“Canh ngày không đủ, tranh thủ gác đêm”;
”Ngư dân VN quyết hoàn thành xuất sắc sứ mạng bảo vệ chủ quyền biển đảo”;
”Dân ở chòi vinh quang như Bác ở hang”;
”Không có gì sướng bằng Tay súng-Tay dầm”;
”Thà mất mạng không để mất lưới”;
”Đi biển hào hùng hơn đi lính”;
”Cá ta đánh bắt – Giặc ta phát hiện”;
”Ngư dân VN kiên quyết phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi bọn giặc cướp chủ quyền biển đảo”;
”Ngư dân phải canh gác chủ quyền biển đảo như gìn giữ con ngươi của chính mình”;
”Công an gắn liền với đường phố – Quân đội gắn liền với doanh trại – Ngư dân gắn liền với chòi canh”;
”Ngư dân yếu thì biển đảo mất – Ngư dân mạnh thì biển đảo còn”;
”Ngư dân quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chiến lược Dân Quân Tự Vệ Biển vì sự gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam”;
”Còn ngư dân là còn chủ quyền biển đảo”;
”Di dân ra biển đảo là tích cực thực hiện định hướng về yêu nước”;
”Ngư dân VN quyết tâm giương cao ngọn cờ Độc lập Dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước”;
”Tuổi trẻ VN sống, lao động, học tập, chiến đấu, đánh cá và đánh giặc theo gương sáng các lão ngư dân xông pha giữ gìn chủ quyền biển đảo nước nhà”;
”Một chòi ngã xuống, ngàn chòi mọc lên”;
”Quyết tâm thực hiện xuất sắc Đại Đoàn Kết Ngư Dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, và Bảo Vệ Toàn Vẹn Chủ Quyền Đất Nước”;
”Toàn dân tích cực hưởng ứng Ngày Ngư Dân Giữ Biển”;
”Xây dựng Hội Nghề Cá VN vững mạnh là trực tiếp góp phần bảo vệ chủ quyển biển đảo VN”;
”Toàn dân quyết tâm xây dựng lực lượng nòng cốt ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo VN”;
”Ngư dân VN quyết tâm ra sức rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo… trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”;

4- Chuyển loa phường cả nước ra các chòi canh biển để địch vận: Phát nhạc Tàu, đọc xã luận tiếng Tàu, liên tục hô vang khẩu hiệu tiếng Tàu:
”Đi lính là chết vô ích”;
”16 chữ vàng muôn năm/vạn tuế!”;
”Dùng vũ lực là đi trái lề văn minh nhân loại!”;
”Ăn gian là nhục! Ăn hiếp là hèn!”;
”Hảo hán không xài đại liên”;
”Phá chòi canh là thiếu tinh thần xây dựng”;
”Dùng tàu ngầm là thiếu tinh thần minh bạch”;
”Bắn đại bác là thiếu tinh thần thượng võ”;
”Ủi sập chòi, đâm chìm ghe… là thiếu tinh thần hữu hảo”;
”Láng giềng cưỡng hiếp láng giềng là ngang ngược xóa sạch phương châm 4 tốt”;
”Giết ngư dân Việt cũng bằng chém cha tổ phụ A.Q. của chúng mày”;

5- Nhiệm vụ của Tuyên Giáo TW:

Cốt lõi là bịt mồm phản biện. Nhưng, cụ thể sẽ bao gồm nhiều mũi nhọn hoạt động:

Một là, sau khi nâng pháp lệnh lên thành luật “Dân quân tự vệ biển – Lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền thiêng liêng trên biển của Tổ quốc”, phải khẩn nghiên cứu để đưa luật này vào Hiến Pháp 2010. Ghi luôn cả khẩu hiệu khuyến khích di dân ra biển đảo nữa, cho chắc bắp.

Hai là tổ chức hội thảo liên tục về chủ đề “Ngư dân và Nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Liên tục đưa ra các khuyến nghị/phân tích/kết luận về tính đúng đắn của chủ đề và được đông đảo dư luận đồng tình.

Ba là khẩn đúc kết kinh nghiệm trong tranh chấp ở vùng biển Tây Nam vào những năm 80 của thế kỷ trước, khẩn soạn thảo/kiểm tra/biên tập lại toàn bộ tài liệu/cẩm nang hỏi đáp Những điều ngư dân cần biết trong hoạt động thuỷ sản trên trang mạng cpv.org.vn, sao cho thích nghi với tình thế mới/tiêu chí mới là: giặc bớt giận, dân thôi kêu. Đồng thời gấp rút nghiên cứu dự án Dạy tiếng Trung cho Lực lượng Nòng cốt Gìn giữ Chủ quyền Biển đảo Thiêng liêng của Tổ quốc.

Bốn là nghiên cứu/đề xuất/tổ chức/tuyển chọn nhân sự vào những cơ chế trực thuộc TW dùng để điều hành/chỉ huy/kiểm tra các đơn vị dân quân tự vệ biển, đặc biệt là để kiểm kê vũ khí đạn dược và chế tài việc lạm dụng vũ khí cho mục đích cá nhân hoặc gây thiệt hại cho tài sản XHCN.

Năm là nghiên cứu/đề xuất ra các loại huy chương/huân chương/kỷ niệm chương và các hình thức khen thưởng cho ngư dân xả thân bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáu là quy hoạch/tổ chức “chòi canh mẫu trên biển” để tập huấn và quay phim phóng sự.

Bảy là phát động thi đua liên tục về tìm hiểu biển đảo và đặt vè động viên phong trào Ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tám là: Đưa biển, đảo vào môn giáo dục quốc phòng, song song với các dự án Đưa sân golf ra đảo xa.

Chín là tổ chức trọng thị và an toàn, sau đó, tuyên truyền rộng rãi về những chuyến tham quan bất ngờ và chớp nhoáng của lãnh đạo các thứ, theo gương nhà thơ Trần Đăng Khoa từng kể chuyện về những lần tướng Giáp Văn Cương bí mật đột nhập lên đảo thăm lính.

6- Nghĩa vụ của Thông Tin-Truyền Thông:

Chính yếu là tụng ca chính sách, nhân rộng mô thức Lã Thanh-Kiu trên cả nước.

Đóng nút Facebook thành Fakebook xong rồi lần lượt tới YouTube, Flickr… và các mạng liên kết xã hội còn lại.

Khai trương tờ báo in/báo online “An Ninh Đại Dương” trên mạng CAND.com.vn, và tờ báo trực tuyến “Ngư Trường Trù Phú” thuộc mạng Công Thương mot.gov.vn.

Thực hiện bộ phim nhiều tập “Tầm Nhìn Xuyên Sóng Cả” để tuyên dương nếp sinh hoạt của ngư dân trên các chòi canh biển chung quanh những “cái giọt máu dưới ngầu ngầu bọt sóng” (như nhà thơ Trần Đăng Khoa từng mô tả các đảo chìm).

Phục hồi phong trào “Trong Thơ Có (lưới) Thép” – Mỗi thi nhân là một nhà quân sự/nhà hàng hải/nhà thiên văn/nhà khí tượng.

Đẩy mạnh chiến dịch phổ thơ thành nhạc theo chủ đề “Ngư Dân Anh Hùng và Vận Nước Nổi Trôi”, hoặc, vắn tắt là “Ngư Dân và Vận Nước”.

Triển lãm ký họa/nhiếp ảnh/điêu khắc về chủ đề “Dáng Đứng Chòi Canh Tạc Vào Thế Kỷ”.

Phóng tác thành sách những anh hùng/liệt sĩ “Yết Kiêu Thời Đại”.

Đặt hàng/triển khai những loạt phóng sự/bút ký tương tự như đoàn tàu không số chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam thời trước.

Tổ chức những chuyến nữ học sinh/sinh viên ra khơi thăm biển đảo.

Tổ chức dịch vụ Du Lịch Chủ Quyền Biển Đảo VN theo mô thức du lịch sinh thái trong bờ.

Tổ chức thi hoa hậu dân quân tự vệ biển.

*

Khắc Phục Mọi Khó Khăn!

Tạm thời liệt kê những khó khăn cần khắc phục trước mắt, theo dạng hỏi-đáp:

Làm sao cho nhân dân, đặc biệt là ngư dân, hoàn toàn ủng hộ chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo?

- Phải giáo dục nhân dân cho tới khi quán triệt về quan điểm/chủ trương Quốc Phòng Toàn Dân của đảng ta. Luật Dân quân tự vệ Biển chính là để hiện thực hóa chiến lược quốc phòng toàn dân, tận dụng sức dân (thay sức lính) để bảo vệ tổ quốc. Nói cách khác: Ở đâu có dân, ở đó có lực lượng vũ trang quần chúng, làm cho cả đất nước Việt Nam thành trận địa “thiên la địa võng” bao vây quân địch, kể cả ngay giữa trùng khơi.

Tàu cá của ta có súng có thể bị tàu nước khác nghi nhầm là cướp biển (kiểu Somali)?

- Không đáng lo. Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh QH khóa XII Lê Quang Bình đã tiên liệu: “Khi trang bị phải có giấy chứng nhận để đảm bảo cho họ có quyền giữ vũ khí mà tránh nhầm lẫn là cướp biển”. Có khi còn phải ghi mẫu giấy chứng nhận này vào bộ nguyên tắc ứng xử biển Đông cho mọi bên đều nhận diện cho rõ nữa cơ! Nếu “Trung với đảng” là phải đánh tan mọi nghi vấn về đảng cướp đêm/cướp ngày, thì, nguyên tắc “Hiếu với dân” không cho phép chúng ta để cho địch nghi nhầm ngư dân ta là cướp sông/cướp biển!

Tổ chức đội ngũ nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển ra sao?

- Đó là tiểu đội, trung đội hay đại đội do mỗi huyện quyết định tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Nếu đã là cấp đại đội thì phải có ban chỉ huy, có chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, chính trị viên… Có các tổ, các đội. Ví dụ, mỗi đội tàu có một tổ vừa lo đánh cá, vừa lo bảo vệ. Có sự phân chia và phối hợp. Ví dụ, trong mỗi vùng biển, mỗi tổ đánh cá ở một khu vực tọa độ nhất định. Khi bị tấn công, tổ đó vừa liên hệ với trong bờ, vừa có phối hợp với tổ khác để bảo vệ.

Làm sao ngư dân sống được trong điều kiện “Lều bạt chung chiêng giữa nước giữa trời/ Đến một cái gai cũng không sống được”?

- Thi sĩ thần đồng Trần Đăng Khoa đã cường điệu trong thơ ca thế thôi, chứ trên thực tế, cứ ngoái nhìn vào đội ngũ sửa lấp đường Trường Sơn thời đánh Mỹ trước đây, thì sẽ thấy ngư dân Trường Sa ta thời nay có dư khả năng khắc phục những điều kiện sống khắc nghiệt nhất, kể cả trên thuyền cá hay trên chòi canh biển. “Khó vạn lần dân liệu cũng xong” mà lị!

Thiếu tướng Bùi Sỹ Trinh, Chính ủy Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng), từng nhận định: “Hiện tượng ngư dân Việt Nam sang vùng biển của các nước đánh bắt hải sản và bị các lực lượng nước ngoài bắt, phạt tiền không giảm. Vẫn còn hiện tượng tranh chấp ngư trường, trộm cắp ngư lưới cụ trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ và các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và các nước lân cận…”. Làm sao chấm dứt hiện tượng này?

- Phải giáo dục ngư dân ta thêm nữa thôi, không có cách nào khác.

Làm sao ngư dân biết chính xác vị trí tàu mình trên biển để tránh xâm nhập vào những vùng biển đang tranh chấp?

- GS Carl Thayer có nói: “Để trang bị các dụng cụ tối tân như hệ thống định vị cũng như các vũ khí cá nhân đòi hỏi rất nhiều ngân sách. Trong giai đoạn này ít nhất hàng trăm triệu đô la phải bỏ ra cho ngư dân mà điều này tôi tin là rất khó thực hiện”. Carl không thể rõ ta định trang bị loại/hiệu/đời súng nào cho ngư dân! Tuy nhiên, ta vẫn phải giáo dục rốt ráo ngư dân mình thôi. “Yêu cầu đặt ra là phải nắm vững pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế; tuyên truyền cho ngư dân, các tầng lớp nhân dân nắm chắc đường lối chủ trương của Đảng; đồng thời đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch…”.

Khi nào thì dân quân tự vệ được phép nổ súng?

- Dự Luật cho phép dân quân tự vệ, trong đó có dân quân tự vệ biển, được quyền nổ súng trong 3 trường hợp: Trường hợp thứ nhất, có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc người chỉ huy các cấp được ủy quyền khi làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu. Trường hợp thứ hai, khi làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, tuần tra bảo vệ biên giới, biển đảo phát hiện được địch ở mặt đất, trên biển hoặc trên không. Trường hợp thứ ba là đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.

Tàu của địch có súng lớn không?

- Các đoàn tàu Ngư Chính đều là chiến hạm cải trang. Ta không rõ họ được trang bị ra sao vì chưa được giải ngân cho các dự án điệp vụ/nghiên cứu. Chỉ nghe qua lời kể của ngư dân ta là “các tàu lạ có cả súng hai nòng lớn lắm y như là trên xe tăng đó! Nó phủ bạt che hết nhưng súng to lắm!”.

Liệu là một vụ nổ súng tự vệ hay vô ý cướp cò của dân quân tự vệ biển có trở thành lý cớ cho một cuộc chiến tranh quy mô giữa 2 nước không?

- Đó là một mối lo sâu xa và có cơ sở, tuy nhiên, với đường lối đối ngoại “mềm dẻo” trong cung cách “giao thiệp” của ta, có nhiều khả năng là lãnh đạo bên đối phương sẽ thông cảm cho vị thế bắt buộc/chính đáng phải tự vệ của ngư dân ta. Tư lệnh hải quân của ta “đã đặt thẳng vấn đề với tư cách là những người trên biển với nhau, (rằng) ngư dân của chúng tôi rất nghèo nên các ngài phải đối xử nhân đạo… Tuyệt đối không được bắn, không đánh chìm tàu của dân (nghèo)…”. Họ nói rằng họ cũng rất thông cảm. Bằng không, ta sẽ lặp lại lần nữa, rằng “VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý …”.

Tương quan lực lượng trên biển giữa ngư dân ta và hải quân địch thế nào?

- Đó là một tương quan không cân sức, cho dù là ta chưa biết hết sức mạnh quân sự thật của hải quân “bạn”. Tuy nhiên, đừng quên rằng “Lòng yêu nước nồng nàn là vũ khí” và, “Vũ khí tối tân không bằng toàn dân ra trận”, cứ nhìn vào tương quan quân đội của ta và Mỹ ngày trước, tất sẽ thấy rõ nguyên tắc cốt lõi vẫn là “Cần nhiều dân không cần nhiều súng”. Chính lòng căm thù và tình yêu nước của “Những người dũng cảm trong bóng tối” mới quyết định chiến thắng.

Ngư dân ta có e ngại việc mang súng lên tàu đánh cá sẽ là mối nguy hiểm không lường cho sinh mạng của họ không?

- Một ngư dân từng bị hải quân Trung quốc cướp, đánh đập và bắt giam cho biết: “Nói chung bây giờ họ giao súng em cũng không dám đâu, tàu của họ có súng hai nòng lớn lắm nếu có gì thì họ bắn chết”. Tuy nhiên, nhiều phần có thể nhận định này xảy ra là vì ta chưa giáo dục/tuyên truyền/động viên đúng mức ngư dân của mình về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đó thôi! Những tác phẩm văn học nghệ thuật của ta về các trận chiến đánh Tây, chống Mỹ, diệt Khờ-me đỏ, và chống trả TQ trước đây đã lột tả/xiển dương/chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta từng vượt qua tất cả các nỗi sợ. Sau chòi canh, chúng ta sẽ dựng tượng đài trên biển.

Trước đây ta từng gặp tình trạng Tàu cứu hộ cứu nạn ra biển đứng chờ nạn nhân đi kiếm họ, còn tàu cá phải tự dò tìm các chiếc tàu bạn bị chìm và tự cứu vớt đồng nghiệp, cả người lẫn xác. Lắm khi thuyền thúng phải đi vớt người tàu cá. Ta khắc phục thế nào?

- Tình trạng xảy ra là vì tàu cứu hộ của VN không được vào vùng biển đó. Vừa rồi Đại tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đi thăm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa để “trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt quan hệ, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Trung Quốc”. Hy vọng từ đó ta sẽ cứu hộ dân ta dễ dàng hơn.

Trước đây ta cũng đã gặp tình trạng: “Tàu đặc chủng, lẫn máy bay trực thăng nào mà vuợt hàng trăm cây số để cứu anh em trong lúc trời biển cùng hiệp đồng tạo trận cuồng phong? Vĩnh biệt các thủ trưởng. Vĩnh biệt đất liền… Đó là những bức điện cuối cùng mà Sở Chỉ huy Quân chủng nhận được…”. Liệu là trong tương lai có gặp lại tình trạng đó nữa không?

- Khó biết được, tuy nhiên, chúng ta cũng đã có nhiều lúc nhiều nơi các ghe đánh cá tự cứu hộ cho nhau và đưa các nạn nhân vào bờ. Dân cứu dân thì khỏi phải “vĩnh biệt thủ trưởng!”.

Về “Ngày Ngư Dân Giữ Biển”, Thiếu tướng Võ Trọng Việt, chính ủy Bộ Tư lệnh Biên phòng, ủy viên Ủy ban Quốc phòng-An ninh QH cho rằng: “Nên lấy ngày mà Bác Hồ thăm hải quân (30/3/1959) để nói về biển, để tất cả chúng ta suy nghĩ và hành động, thì sẽ sớm khắc phục được khó khăn hiện nay”, có nên chăng?

- Bác đã một đi không trở lại, còn tuổi trẻ ngày nay không quan tâm nhiều về lịch sử thời của bác, thậm chí còn nghi ngờ các nhìn nhận của thế hệ trước. Còn hải quân ta thì đã thành một đám đông anh hùng Núp. Ngư dân mới là vai chính. Vai trò nòng cốt gìn giữ chủ quyền đất nước của ngư dân có được là nhờ QH. Vậy nên lấy ngày QH thông qua luật Dân Quân Tự Vệ Biển làm ngày Ngư Dân Giữ Biển là chính danh toàn vẹn.

*

Tản Luận Về Hư Chiêu?

Chiến lược Dân Quân Tự Vệ Biển, dù đã trưng qua QH và đã định hướng khắc phục khó khăn như trên, vẫn khiến lắm người hoang mang về các ý niệm “hư chiêu” nảy sinh đây đó:

Hư chiêu 1: Tàu phù gợi ý cho lãnh đạo ta nâng cấp pháp lệnh thành luật dân quân tự vệ biển để chờ 1 vụ cướp cò làm cớ khai hỏa? Xem ra xác suất không cao, bởi chính TQ cũng không thực sự chủ trương châm ngòi chiến tranh khu vực, đặc biệt là giữa những nhà nước XHCN hiếm hoi còn sót lại hôm nay.

Hư chiêu 2: Lãnh đạo ta thử nghiệm nước cờ “đánh dứ” để dò xem phản ứng bọn Tàu? Kể cũng khó, bởi phản ứng đó đã có sẵn/chưa thể quên: Từ đầu năm 2005, hải quân TQ đã bắn giết ngư dân Hòa Lộc (Thanh Hóa) rồi kéo xác về Hải Khẩu (đảo Hải Nam). Phát ngôn của Bộ ngoại giao TQ Khổng Tuyền bấy giờ tuyên bố rằng: Cảnh sát biển TQ đã “bắn chết một số người có vũ trang, bắt một tàu và tám người khác cùng vũ khí, đạn dược và ngư cụ”. (Không khác gì nhà nước ta chỉ bắt giam người vi phạm pháp luật chứ không bắt người bất đồng chính kiến!).

Hư chiêu 3: Lãnh đạo ta vừa mới coi bộ phim Thủy Chiến (thời nhà Minh) của điện ảnh TQ chiếu trên kênh HTV7, và muốn triển khai thành chính sách “Thương bang nuôi Ngư dân hải chiến thay cho triều đình”? Không hẳn, bởi đó là phim TQ thì Bắc Kinh chủ động đã phải nắm vững đối sách hơn ta học lóm.

Hư chiêu 4: Hà Nội tiến hành một thí điểm trong điện ảnh vẫn gọi là “đóng thay vai chính” (stuntmen) để rút kinh nghiệm cho hải quân VN? Hiệu ứng có thể thấy trước: Lãnh đạo ta thí điểm ngư dân cầm súng thì giặc cũng thí điểm bằng đoàn chiến hạm Ngư Chính để xem chủ trương của ta có thật thế không.

Hư chiêu 5: Ta thử nghiệm kế sách “Lính lẩn vào Dân-Lấy dân làm Mộc”? Cái khó là ngư dân ta chả dại: Tới lúc xảy ra sự cố, Bắc Kinh đòi phải giải quyết, nhà nước ta buộc phải “xử lý ở mức độ dân sự” các dân quân tự vệ biển về tội “cướp cò, gây thiệt hại trầm trọng…”, cho đẹp lòng các “Trên của Trên”, để giữ chặt ổn định mối giao hảo mọc rễ trên 16 chữ vàng, thì biết lấy ai nuôi vợ con?

- Luận gì thì luận. Thực hư gì cũng mặc. Làm cho nó tưởng là ngư dân mình có súng, thì: 1. là nó bùm trước cho chắc cú; 2. là nó kiểm tra khả năng bóp cò của ta xem có thật hải quân giả dạng ngư dân không; 3. là nó khạc đại bác/đại liên thử coi dân quân tự vệ mình “điếc không sợ súng” tới đâu. Đằng nào ngư dân cũng …chết chắc!

*

Chủ Quyền = Thế + Lực?

Thế yếu của VN là chính trị chư hầu. Lực yếu của VN là quân đội co rút. Không mấy ai nghe tin tàu lạ tấn công tàu cá của Phi, phải chăng vì chính phủ Phi ít “mềm dẻo” hơn ta?

GS.TS Trần Ngọc Thêm nói không sai: “Hãy thừa nhận một điều không phải lúc nào sự lãnh đạo của Đảng cũng đúng. Nhiều vụ việc trong quá khứ đã chứng minh điều đó, như vụ đấu tố, vụ khoán…”. Gần đây, lãnh đạo ta đã quyết định tự kéo tụt cả thế lẫn lực của VN (dẹp biểu tình/rước đuốc Olympic/câm nín trước mọi cưỡng bức… và cả tư túi tiền ngoại bang đấm mõm). Lý do chính yếu: Bắc Kinh không phải thuộc diện thế lực thù địch? Tàu lạ đánh đập/bắn giết/bắt cóc ngư dân đòi tiền chuộc cũng không phải thuộc diện thế lực thù địch?

Hai năm rõ mười:

Lãnh đạo Hà Nội lệ thuộc vào Bắc Kinh. Đường dây nóng chỉ để nhận lệnh thiên triều. Đảng bất lực trước Tàu. Đảng bất lực trên biển. Đảng tự tạo ra tình trạng vô chính phủ. Đảng tự đánh mất thế và lực cần thiết để khẳng định quốc thể và chủ quyền. Đảng chính là giặc nội xâm. Đảng tự ý xác nhận và khuếch đại tính nhược tiểu cho cả dân tộc. Đảng “bán cái”. Đảng không luyện binh nhuệ, đảng chỉ cần dân đông. Đảng quyết định “giao họa cho dân”. Đảng “thí điểm” ngư dân. Đảng làm luật tử hình tập thể ngư dân…

Dân đánh cá biển – Đảng đánh cá cược?

Trong một bài phỏng vấn mới đây về trận đánh hỏa công ở Long An thời kháng Pháp, Lão họa sĩ Hoài Nam đã kể lại:

“Đó là một trận đánh hồn nhiên. Khoảng năm 1945 khi tôi gia nhập Đội Thiếu niên tiền phong Thủ Thừa – Long An. Lúc này Pháp mượn cớ giải giáp Nhật để chiếm lại nước ta. Tôi bàn với các đội viên bày binh bố trận theo lối “hỏa công Xích Bích” trong Tam Quốc: Kết ghe thuyền lại với nhau, cắm cọc dưới đáy sông, rồi lợi dụng hướng gió, dùng hỏa công đánh tàu Tây trên sông. Kết quả là… thảm hại vì tàu giặc bằng sắt thép, hỏa lực lại mạnh. Bọn tôi người bị bắn, người bị bắt. Tôi trốn được lên Sài Gòn sống vất vưởng…”.

Hơn nửa thế kỷ sau trận đánh hồn nhiên đó, đảng CSVN lựa chọn cho nhân dân VN một Chiến Lược Hồn Nhiên khác: Lực lượng nòng cốt giữ gìn chủ quyền biển đảo VN là Dân Quân Tự Vệ Biển.

Quốc hội ta cũng đang hồn nhiên thông qua. Hồn nhiên xác quyết đường lối Thậm Hèn Với Giặc-Cực Ác Với Dân!

Mọi chất vấn hay góp ý, nếu có, xin cứ hồn nhiên gửi về:

Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh QH khóa XII Lê Quang Bình
Số 26 ngõ 34A Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.

20-11-2009 – Kính mừng Ngày Nhà Giáo/Chào đón các nhà chòi

Blogger Đinh Tấn Lực

SeaFree: Từ Facebook đến fakebook



Mùng 9 tháng 11 năm 2009, cả châu Âu kỷ niệm 20 năm ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, từng ấy năm vết thương giữa lòng dân tộc Đức thôi không còn nhức nhối nữa!


V. Putin đã từng nói một câu đại ý: "Không nhớ đến thời nước Nga Sô viết là người không có trái tim, còn muốn quay lại chế độ Cộng sản là người không có trí não!".

Bức tường Bá Linh sụp đổ 20 năm rồi!

Truyền thông CHXHCN Việt Nam dường như không hề hay biết sự thật ấy!
Tàn tệ hơn, họ còn ra sức xây dựng một bức tường nhằm bưng bít sự truyền dẫn thông tin giữa 80 triệu dân Việt Nam với thế giới bên ngoài: BỨC TƯỜNG LỬA!

Cả tuần nay, mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook - đã bị chặn ở Việt Nam!

Họ ngăn chặn, nhưng không dám công khai nói rằng: "Bạn vừa truy cập vào trang web đen, phản động hoặc đồi trụy..." - như đã từng làm vài năm trước.

Họ, bây giờ toàn sử dụng những thủ đoạn tiểu nhân bỉ ổi!
Họ, bây giờ táng tận lương tâm để lừa dối cả Thượng đế - là khách hàng đã trả tiền thuê bao hàng tháng để nhận lấy thứ dịch vụ đểu!
Họ đã làm như thế nào?



Hôm nay, ngày 19 tháng 11 năm 2009, tôi đã thử đi thử lại nhiều lần với cả 3 nhà cung cấp dịch vụ VNPT, EVN-Telecom (đã có sẵn tại nhà) và FPT (phải ra thuê ngoài dịch vụ công cộng)
Tất cả đều có chung một kịch bản: fake-Facebook!
Tôi mở trình duyệt WEB Internet Explorer lên, gõ vào địa chỉ http://facebook.com và xem chúng đã phản ứng như thế nào:

1. VNPT làm như liên tục lấy thông tin từ máy chủ của Facebook để trả về cho trình duyệt mà không được vậy! Hộp combo tình trạng cứ lặp lại cái điệp khúc: Documents tải được 109 byte thì Elements lại trở về 0/0. Vùng hiển thị thông tin trắng xóa không hề có một ký tự nào! (Xem Hình 1a và Hình 1b)

2. FPT hiển thị thông báo lỗi "ERROR! Could not locate remote server" (Xem Hình 2)

3. EVN-Telecom tự động chuyển vào trang www.google.com (Các trang bị chặn khác... thì họ tự động chuyển về www.evntelecom.com.vn)

Nếu là người chưa tiếp xúc nhiều với luồng thông tin đa chiều, hoặc không chú ý - đều cho rằng Facebook bị lỗi hoặc có sự cố về đường truyền...
Dù đã đoán biết bản chất thật sự của những "lỗi kỹ thuật" này, nhưng tôi vẫn muốn kiểm chứng sự việc cho thật tỏ tường. Đơn giản vì tôi không thích cái kiểu phán xét khơi khơi thiếu căn cứ.
Giữ nguyên hiện trạng nói trên, tôi mở thêm một tab mới bên cạnh nó (dùng Ctrl - T), và gõ vào một web-proxy: http://pzeg.com
Trong hộp Location via proxy, tôi gõ lại địa chỉ: http://facebook.com - và thấy chưa kìa, nó vô ngọt xớt! (Xem Hình 3)
Chuyển qua cái tab vô bằng cách trực tiếp, thì cái trò đê tiện lại cứ tái diễn. Chuyển qua lại thật nhanh và nhiều lần giữa 2 tab này thì hiện trạng vẫn như cũ!

Vấn đề không có gì khác khi dùng các trình duyệt Opera, Firefox và Chrome! Đó là tôi muốn vét cạn cho hết lẽ thôi, thật ra, chỉ cần một cái là đủ để khẳng định rồi:

- Họ đang dối gạt khách hàng và bôi nhọ uy tín của mạng xã hội số một thế giới, họ đang fake Facebook!

-----------------

---
Hình chú thích:


Hình 1a



Hình 1b: Cái này là do "lỗi kỹ thuật" chăng?



Hình 2: Đọc cái này tưởng rằng máy chủ của Facebook có vấn đề



Hình 3: Qua proxy thì vô ngọt xớt [*], nhưng bị chèn quảng cáo!


[*] Đến đây thì thấy rõ bản chất của "lỗi kỹ thuật" rồi. Trên thực tế khi đăng nhập vào facebook cũng không chấp nhận pzeg.com (nên dùng UltraSurf hoặc các tiện ích đổi IP khác). Sở dĩ hình minh họa cho bài trên dùng pzeg.com để độc giả nhìn thấy rõ ràng hơn so với dùng các phương pháp đổi IP.


Nguồn: Blog Sea Free - http://www.facebook.com/profile.php?id=1706619713&v=feed#/notes/sea-free/t-facebook-dn-fakebook/178885092799