Chưa hết đâu, còn nhiều nữa !!!


Phó Tổng TTCP:

'Vụ PCI không phải là cá biệt'

Cập nhật lúc 18:27, Thứ Hai, 26/10/2009 (GMT+7)

VNN - Trao đổi với báo giới ngày 26/10 liên quan tới phòng, chống tham nhũng có yếu tố nước ngoài, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ kiêm Cục trưởng Cục chống tham nhũng Trần Đức Lượng cho hay: Vụ PCI không là cá biệt. Qua theo dõi của chúng tôi, còn có biểu hiện tham nhũng ở một số dự án mà các nước khác có thông báo cho VN: Đức, Úc, Mỹ.

Cuộc trao đổi diễn ra bên lề Hội thảo về thực thi Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Công ước của LHQ về chống tham nhũng.

"Lòng tham phát triển khi có điều kiện"

Tại Hội thảo, ông nhắc tới một số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng liên quan đến nước ngoài. Ngoài vụ PCI được chỉ đạo điều tra, xét xử, ý kiến của ông về những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được nhắc đến đó?

Trong điều kiện hội nhập, nhất là khi có đầu tư từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, việc diễn ra hành vi móc nối giữa công dân nước ngoài và công dân Việt Nam mà có thể là cán bộ, công chức, người có nhiệm vụ quyền hạn, có chức, có quyền cũng là điều dễ hiểu, bình thường.

Có diễn ra móc nối hành vi tiêu cực bởi xét cho cùng tham nhũng xuất phát từ lòng tham của con người. Lòng tham khi có điều kiện thì phát triển. Vụ PCI không là cá biệt. Qua theo dõi của chúng tôi, còn có biểu hiện ở một số dự án khác mà các nước khác có thông báo cho mình....

.....

  • Linh Thư ghi
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/200910/Vu-PCI-khong-phai-la-ca-biet-875519/

Lấy Nhiêu - Trả Nhiêu !!!

“Trong xử lí tham nhũng, đừng để... mất tất”

(Dân trí) - “Mục đích chính trong xử lý tham nhũng là thu hồi lại tài sản. Nếu đưa ra hình phạt hình sự thật nặng mà không tạo điều kiện cho người ta khắc phục sai phạm thì đồng nghĩa với việc mình mất tất”, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trần Văn Truyền trả lời phỏng vấn.

...

Dân Trí: ông đánh giá thế nào về việc xử mức án treo quá nhiều trong các vụ án tham nhũng (37%) và điều này có mâu thuẫn với quyết tâm chống tham nhũng?

Trần Văn Truyền: Nguyên tắc luật của ta là vi phạm đến đâu xử đến đó, mức độ nghiêm trọng của tội phạm đến đâu, đưa ra hình phạt tương ứng đến đó. Vừa qua ta xử phần lớn các đối tượng là người ở cấp thực hành, trong đó có nhiều cán bộ ở cấp phường xã, quản lý dự án cụ thể nên mức độ của vi phạm rất nhỏ.

Thứ 2, trong pháp luật hình sự của ta có đưa ra những yếu tố để xem xét giảm nhẹ hình phạt như tự giác báo cáo để nộp lại tài sản đã vi phạm hoặc xét đến nhân thân cũng có cân nhắc để lượng hình cho phù hợp.
Tổng Thanh tra Chính phủ, Trần Văn Truyền

Trong xử lý tham nhũng, mục đích chính là làm sao thu hồi lại tài sản đã bị chiếm đoạt. Nếu đưa ra hình phạt hình sự thật nặng mà không tạo điều kiện cho người ta khắc phục sai phạm thì đồng nghĩa với việc mình mất tất.

Khi người ta nhận ra lỗi lầm và chấp nhận nộp lại, ta cũng có thể xem đó là một yếu tố để có thể cân nhắc…

Dân Trí: Là người đứng đầu cơ quan chủ trì, tham mưu cho Chính phủ trong đề án quà biếu, quà tặng nộp lại, ông đánh giá thế nào về việc có hơn 200 cán bộ nộp lại quà biếu với tổng số tiền là hơn 60 triệu đồng? Con số này phản ánh điều gì?

Trần Văn Truyền: Ở góc độ trợ giúp cho Chính phủ quản lý việc này, tôi cũng xem kết quả trên là một bước tiến bộ, bởi trước đây rất khó tập hợp được con số. Nay tập hợp được thì tôi cũng nghĩ, một là địa phương đã quan tâm, hai là những người liên quan đến lĩnh vực này cũng đã thấy rõ trách nhiệm phải báo cáo, nộp lại quà tặng.

Con số này có thể chưa đúng với thực tế nhưng dù sao đi nữa cũng đã thấy một điều là có sự chuyển biến ý thức của một bộ phận cán bộ công chức là phải nộp lại quà tặng... Sau này ta tiếp tục xem xét để có biện pháp thúc đẩy, đánh giá thêm.

P.Thảo (ghi)

http://dantri.com.vn/c20/s20-357933/trong-xu-li-tham-nhung-dung-de-mat-tat.htm

Dọn Đường Cho Chó Chạy ?

Những phát ngôn gây "sốc cảm xúc"


...Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền lại vừa một lần nữa khẳng định, người có nhân thân tốt vẫn cần được pháp luật chiếu cố.

Liên quan tới "nghi án" công ty PCI hối lộ quan chức Việt Nam, ông Truyền nhận xét: "Nếu anh tiền án, tiền sự thì xử lý khác. Còn bản thân anh trước đó đến nay không làm gì có lỗi, tích cực, tận tụy, vì lý do nhất thời có hành động khác đi; hoặc cả gia đình từ xưa đến nay cống hiến cho Tổ quốc, cách mạng, chỉ vì một lỗi nào đó mình xử một người mà làm cả một dòng họ, gia đình bị ảnh hưởng thì cũng nên xem xét". (VietNamNet, 22/10)

Luật pháp, nếu thật sự công bằng và nghiêm minh, thì luôn xử lý đúng người, đúng tội, không có chuyện "xử một người mà làm cả một dòng họ, gia đình bị ảnh hưởng". Nói cách khác, người nào vi phạm pháp luật thì người đó sẽ bị xử lý, không ảnh hưởng gì tới dòng họ, gia đình, mà cũng không thể lấy dòng họ, gia đình ra làm khiên làm mộc che đỡ cho hành vi sai phạm của cá nhân.

Với cách xét xử theo hướng giảm nhẹ tội cho người có nhân thân tốt, không chừng tòa đang mở đường cho những nhân vật thuộc diện "con cháu các cụ" vi phạm pháp luật. Đã có "nhân thân tốt" lót cho rồi, sợ chi?

....

  • Đoan Trang(tổng hợp và bình luận)
http://www.tuanvietnam.net/2009-10-23-nhung-phat-ngon-gay-soc-cam-xuc-

Báo Cáo Chính Phủ: Yearly Cut & Paste

ĐB Nguyễn Văn Thuận: 'Ta phân tích cho an lòng nhau'

Cập nhật lúc 08:06, Thứ Sáu, 23/10/2009 (GMT+7)

- Ngay trong ngày thảo luận đầu tiên ở các tổ, không ít đại biểu đã bày tỏ sự thất vọng:

...Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Nguyễn Văn Thuận: "
nhiều việc, nhiều sự kiện nêu ra cứ giống nhau từ năm này qua năm khác. Ta phân tích cho an lòng nhau chứ thực sự chưa phải cái Quốc hội cần".


Nhiều đại biểu bày tỏ sự thất vọng khi nhận ra các giải pháp cho năm 2010 chính là những giải pháp mà Chính phủ trình với Quốc hội suốt nhiều năm trước đó. Trong báo cáo Chính phủ, có không ít đoạn nhận định tình hình... giống hệt nhau, chỉ khác ngày tháng.

Cầm trên tay báo cáo kinh tế xã hội 2008 và 2009 của Chính phủ, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội nói thẳng: "Đọc báo cáo năm 2008 và năm 2009, chúng tôi thấy có nhiều đoạn hoàn toàn trùng khớp với nhau, đều ghi ngày 19/10. Có nhiều số liệu rất đáng buồn"...

http://vietnamnet.vn/chinhtri/200910/Ta-phan-tich-cho-an-long-nhau-874998/

Vịnh Bắc Bộ Là Của Trung Quốc?


Vịnh Bắc Bộ Là Của Trung Quốc?

NAM NINH 24-10 (NV) -
Trung Quốc lập đài phát thanh mới, phát thanh năm ngôn ngữ, gồm cả tiếng Việt, nhằm tuyên truyền đối ngoại mà trực tiếp là Việt Nam và một số nước Ðông Nam Á.

Ðài phát thanh mới này đặt tại Nam Ninh, thủ phủ khu tự trị dân tộc Quảng Tây Choang với sự điều động và tài trợ từ “đài mẹ” là Ðài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc ở Bắc Kinh và đài Phát Thanh Ðối Ngoại Quảng Tây phối hợp thành lập.

Ðiều đáng để ý ở đây là cái đài tuyên truyền này lại lấy tên là “Tiếng Nói Vịnh Bắc Bộ,” thay vì một cái tên nào khác.

Ðài này phát thanh 17 tiếng đồng hồ mỗi ngày từ bảy giờ sáng, giờ địa phương, tới 12 giờ đêm với năm thứ tiếng: Anh, Việt, Thái Lan, Quảng Ðông và tiếng Phổ Thông Trung Quốc.

Ðài phát thanh “tuyên truyền đối ngoại” này được lập ra sau một loạt biến cố trên biển Ðông làm người ta nghi ngờ chủ đích thật sự của Bắc Kinh.

Hồi Tháng Ba, Trung Quốc đưa năm tàu nhỏ ra quấy rối, cản trở tàu khảo sát đại dương của Hải Quân Hoa Kỳ ở phía Nam đảo Hải Nam.

Giữa Tháng Sáu, Bắc Kinh ngang nhiên loan báo cấm đánh cá trên biển Ðông bao gồm khu vực quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau đó, bắt tàu đánh cá của ngư dân Việt đem về giam giữ ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đòi tiền chuộc.

Một số tàu đánh cá của Việt Nam cũng bị đâm chìm gần Hoàng Sa. Tháng Tám, Trung Quốc tổ chức tận trận qui mô ở biển Ðông cả hai khu vực Hoàng Sa và Trường Sa.

Ðầu Tháng Mười, nhân dịp Quốc Khánh, Trung Quốc phô diễn nhiều loại võ khí hiện đại do mình tự chế tạo.

Với nước nhỏ lại yếu ở ngay bên cạnh như Việt Nam, cũng như những nước khác ở Ðông Nam Á, sự biểu dương sức mạnh quân sự được xem là một sự “đe dọa.”

Trung Quốc ngang ngược tự nhận 75% biển Ðông là thuộc chủ quyền Bắc Kinh, các nước trong khu vực có bờ biển trực tiếp với biển Ðông chỉ còn có chút rẻo nhỏ sát bờ.

Trong bài phát biểu nhân bắt đầu phát thanh chính thức ngày 23 Tháng Mười, 2009, Vương Canh Niên, tổng giám đốc Ðài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc nói, “Tiếng Nói Vịnh Bắc Bộ” có nhiệm vụ “phục vụ cho đại cục ngoại giao với các nước chung quanh và tuyên truyền đối ngoại của nước ta.”

Thẩm Bắc Hải, thường vụ đảng ủy, trưởng ban tuyên truyền khu vực trị dân tộc Choang Quảng Tây, không che đậy khi nói cái đài này có nhiệm vụ góp phần “phát triển duyên hải của Trung Quốc”.

Trước những ý đồ không mấy trong sáng của Bắc Kinh, Nguyễn Anh Dũng, tổng lãnh sự CSVN tại Nam Ninh đã hồ hởi đọc lời chức mừng.

“Nhân dịp ‘Tiếng Nói Vịnh Bắc Bộ’ chính thức phát sóng ngày 23 Tháng Mười, tôi thay mặt Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Nam Ninh, một lần nữa bày tỏ chúc mừng, cũng chân thành mong ‘Tiếng Nói Vịnh Bắc Bộ’ sẽ truyền đi những thông tin góp phần tăng cường quan hệ cùng có lợi giữa nhân dân hai nước, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đời đời xanh tươi giữa nhân dân hai nước chúng ta”. Nguyễn Anh Dũng nói.

Ðược biết đài “Tiếng Nói Vịnh Bắc Bộ” phát thanh qua vệ tinh của Trung Quốc, chỉ định hướng tới Việt Nam và khu vực Ðông Nam Á qua các làn sóng ngắn SW5050 và SW9820. Còn phát thanh ở trong nước thì qua làn sóng Ðông Hưng FM106.5.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=103174&z=2

(nhìn lại chính mình) - Chiếc Lồng Gà



Chiếc Lồng Gà

Ngài Gia Bảo,

Khi tới đây, ngài sẽ biết rằng người Ấn Độ chúng tôi sáng tạo ra mọi thứ từ Internet, món trứng luộc cho tới tàu vũ trụ trước khi bị người Anh lấy trộm tất cả.

Nhưng những thứ đó thật ra vớ vẩn. Thứ vĩ đại nhất đất nước này sáng tạo ra trong 10.000 năm lịch sử của nó chính là Chiếc lồng Gà.

Xin ngài tới Delhi cổ, ngay phía sau ngôi đền Jama Masjid, và nhìn cách họ giữ gà ở chợ. Hàng trăm gà mái xanh xao và gà trống sặc sỡ được nhét vào mấy chiếc lồng mắt cáo, nhồi nhét chặt như giun trong bao tử. Chúng cắn mổ, ỉa hết lên nhau, xô đẩy để giành lấy khoảng không để thở. Cả cái lồng là một mùi hôi thối kinh hoàng – mùa hôi của sự sợ hãi, của những miếng thịt đầy lông lá. Trên cùng chiếc lồng là tấm ván gỗ với tay mổ gà trẻ ngồi đó tươi cười. Tay này hươ hươ những tấm thịt và nội tạng của những con gà vừa chặt, vẫn nguyên những vết máu bầm. Những con gà phía dưới ngửi thấy mùi máu phía trên. Chúng thấy nội tạng những anh em chúng nằm quanh đó. Chúng biết mình sẽ là người kế tiếp nhưng chúng không dám nổi dậy, không dám thoát ra khỏi lồng.

Chuyện tương tự vậy cũng đang diễn ra với con người ở đất nước này.

Thử nhìn ngắm đường phố Delhi về đêm; chốc lát ngài sẽ thấy người đàn ông đạp chiếc xe kéo trên đường với chiếc giường lớn, chiếc bàn buộc trên xe. Hàng ngày, đồ đạc được được chuyển tới nhà mọi người bởi người đàn ông này – người giao hàng. Chiếc giường giá khoảng năm ngàn rupee, có thể là sáu ngàn. Thêm chiếc ghế, chiếc bàn, giá cỡ khoảng 10-15 ngàn. Người đàn ông trên chiếc xe chuyển, giường, bàn, ghế, này có khi chỉ nhận khoảng năm trăm rupee một tháng. Anh ta dỡ đồ cho ngài, ngài đưa anh ta tiền – cục tiền bự cỡ viên gạch. Anh ta cho tiền vào túi quần, hoặc túi áo, hoặc quần trong và lại đạp xe về đưa tiền cho chủ mà không dám chạm vào đồng xu nào! Số tiền tương đương một năm, hai năm tiền lương trong tay và anh ta không bao giờ dám đụng một xu.

Hàng ngày trên đường ở Delhi, vài lái xe lại lái chiếc xe trống với chiếc vali đen phía sau. Trong đó là một, hai triệu rupeee, nhiều hơn cả số tiền anh ta nhìn thấy cả đời. Nếu lấy, anh ta có thể trốn tới Mỹ, Úc hay bất cứ đâu để bắt đầu cuộc đời mới. Anh ta có thể vào các khách sạn năm sao mà cả đời anh mơ tưởng mà chỉ có thể nhìn thấy từ bên ngoài, có thể đưa cả gia đình tới Goa hay Anh Quốc. Nhưng anh ta vẫn chỉ đưa chiếc va li tới nơi nào mà ông chủ muốn. Anh ta đặt nó vào nơi phải đặt và không bao giờ dám chạm vào một đồng. Tại sao vậy?

Có phải vì dân Ấn là những người trung thực nhất thế giới, giống như cuốn sách nhỏ của ngài thủ tướng sẽ nói cho ngài chăng?

Không hề. Đó chỉ vì 99.9% chúng tôi bị mắc kẹt trong Chiếc Lồng Gà này giống như những gã nghèo ở ngoài chợ bán gia cầm kia.

Chiếc Lồng Gà luôn hoạt động với những số tiền nhỏ. Đừng thử người lái xe với một hay hai đồng rupee – anh ta có thể dám trộm số tiền lớn đó. Nhưng nếu để một triệu đô trước mặt người hầu thì anh ta sẽ chẳng dám chạm một cắc. Cứ thử đi: để chiếc túi đen với một triệu đô trên chiếc taxi ở Mumbai. Người lái taxi sẽ gọi cho cảnh sát và sẽ giao tiền vào cuối ngày. Tôi cam đoan vậy. (Cảnh sát có trả tiền hay không thì là câu chuyện khác thưa ngài!) Các ông chủ ở đây có thể tin tưởng giao người hầu kim cương! Sự thật là thế. Tối tối, hàng đoàn tàu lại rời khỏi Surat, nơi họ có ngành cắt và đánh bóng kim cương lớn nhất thế giới, người hầu các ông chủ buôn cầm những vali đầy nhách kim cương. Tại sao những người hầu không lấy chiếc vali đầy kim cương đó? Anh ta chẳng phải Gandhi mà cũng chỉ là người giống như ngài và tôi. Đó là vì anh ta mắc trong Chiếc Lồng Gà. Sự đáng tin của những người hầu chính là nền tảng của toàn bộ nền kinh tế Ấn.

Chiếc Lồng Gà Đại Ấn. Ngài có gì tương tự vậy ở Trung Quốc không? Tôi nghi ngờ điều đó, thưa ngài Gia Bảo. Hay ngài không cần Đảng Cộng sản bắn người và rồi cảnh sát mật sẽ đến đột kích nhà họ vào buổi đêm rồi đưa họ vào tù như tôi vẫn nghe thấy. Ở Ấn Độ chúng tôi không có chế độ độc tài. Cũng chẳng có cảnh sát mật.

Đó là vì chúng tôi có chiếc lồng gà.

Không ở đâu trong lịch sử loài người mà một nhúm rất nhỏ lại kiểm soát tới nhiều người tới vậy ngài Gia Bảo. Một nhúm người ở đất nước này đã rèn cho 99,9% còn lại – cũng khỏe mạnh, tài năng và thông minh trên mọi khía cạnh – có tư duy nhẫn nhịn phục dịch dài lâu tới vậy. Tư duy phục dịch này mạnh tới mức nếu ngài đưa chiếc chìa khóa giải phóng vào tay thì anh ta sẽ ném chiếc chìa khóa lại phía ngài kèm theo câu chửi thề.

Ngài phải tới đây và tự chứng kiến thì mới tin được. Hàng ngày hàng triệu người thức dậy từ tinh mơ – chen chúc trong những chiếc xe bus bẩn thỉu – đi tới những ngôi nhà sang trọng của ông chủ - rồi lau nhà, rửa bát, nhổ cỏ trong vườn, cho lũ trẻ ăn, đấm bóp chân cho chủ - để nhận vài đồng thù lao rẻ mạt. Tôi sẽ không bao giờ ghen tị sự giàu có của nước Mỹ hay Anh Quốc, ngài Gia Bảo. Ở đó họ không có người hầu và thậm chí chẳng hiểu cuộc sống tốt đẹp là thế nào nữa.

GIờ một người có suy nghĩ như ngài, ngài Thủ tướng, sẽ phải hỏi hai câu.

Tại sao Chiếc Lồng Gà hoạt động? Làm sao nó giữ hàng triệu đàn ông và phụ nữ tài đến vậy?

Thứ hai là, liệu một người có thể thoát khỏi cái lồng? Ví dụ, nếu một ngày người lái xe lấy tiền của ông chủ và trốn đi, đời anh ta sẽ thế nào?

Tôi sẽ trả lời cả hai câu cho ngài.

Với câu thứ nhất, đó là danh dự và vinh quang của đất nước tôi, đó là nơi ủy thác tất cả tình yêu và sự hi sinh – chủ đề chắc chắn chiếm vị trí không nhỏ trong cuốn sổ tay ngài thủ tướng sẽ trao cho ngài -, chính là gia đình Ấn, là lí do chúng tôi mắc kẹt vào trong chiếc lồng này.

Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai là chỉ có kẻ nào sẵn sàng chấp nhận thấy gia mình bị hủy hoại – bị truy nã, đánh dập, thiêu sống bởi các ông chủ - mới có thể thoát khỏi lồng. Điều đó thì không có người nào mà chỉ có con quái vật, kẻ vô đạo mới dám.

Thực tế sẽ cần một Con Hổ Trắng để làm vậy và ngài đang lắng nghe câu chuyện của một doanh nhân xã hội thưa ngài.


(Trích WHite Tiger của Aravind Adiga)

Sao chép từ:

Nguyen Thanh Tuan's Note

http://www.facebook.com/note.php?note_id=161223328913&ref=nf

Mối Tương Quan Mất Dạy

Mối Tương Quan Mất Dạy

. Đinh Tấn Lực

Adolf Hitler không thực sự để lại cho đời một gương sáng nhân bản nào, nhưng vẫn truyền thừa đó đây một vài câu nói bất hủ, lắm khi còn đúng cho cả nửa thế kỷ sau, ở một xứ sở xa lơ xa lắc: “Thật may phước cho nhà cầm quyền nào có đám nhân dân không biết suy nghĩ!”.

*

Hong-Ngat-0

Chó Dại Có Mùa

Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, nhà biên kịch, nguyên là lãnh đạo quản lý ngành điện ảnh VN, Giám đốc HondaFilm, tác giả tứ thơ Trái Mùa “Cây đổ lâu rồi, gió vẫn reo”, tác giả kịch bản phim truyện Canh Bạc…, trong 1 cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC bên Úc (lúc đó Hồng Ngát còn đương chức Cục phó Cục Điện ảnh VN), đã nêu bật một quan niệm chính quy về tương quan dân-đảng là: “Con cái không chê cha mẹ khó” (cho nên không được hỗn hào phản biện?!).

Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ, tác giả Lời Ru Chia Đôi và Biển Khát, Phó Giám đốc sở VH-TT Hà Nội, vẫn thường xuyên lặp lại trong các hội nghị về văn hóa câu châm ngôn hải đăng của Bộ VH-TT (tiền thân của TT-TT): “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!”.

Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của VN tại Liên hiệp Châu Âu (EU), Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ba Đình, Ủy viên TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, rằng: ”Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”.

tonnuthininh2

*

Nghiện Nhai Giẻ Rách

Adolf Hitler không được mấy ai đánh giá là người tốt, nhưng riêng trong phạm trù độc tài toàn trị, thì phải nhìn nhận rằng đó là một tay “quen chăn nhẵn rận”. Không chỉ tay ngang, mà còn tay tổ nữa là khác. Cứ đọc lại 3 lời tuyên bố điển hình vừa kể, ắt thấy nhà cầm quyền CHXHCNVN quả là may phước cấp 3: Đám thiểu trí, thiểu năng, lẫn cả thiểu nhân cách, đã/đang/và sẽ còn loi nhoi lúc nhúc ngay ở các cấp lãnh đạo.

Immanuel Kant từng bảo: “Vị thành niên là tình trạng không có khả năng vận dụng trí tuệ của chính mình mà không cần sự chỉ đạo của người khác”. Điều này không thể ứng dụng ở đây. Bởi cả ba tác giả những tuyên bố kể trên hẳn đều là những kẻ từng trải, từng kinh qua, và ắt là phải từng nhập vai “con” đến mức xuất thần, trước khi trịnh trọng khoác chiếc áo lãnh đạo để truyền bá cái ý niệm/định hướng/kết luận/chính sách/mô hình về tương quan chính trị hai chiều giữa đảng và dân, cũng ở mức xuất thần, như vừa dẫn.

Chiều thứ nhất, Cha – Con, là chiều quan điểm/ứng xử khép nép từ phía nhân dân mà chính quyền mong đợi. Nguyên tắc cốt lõi là nhân dân lo sợ nhà nước trừng trị.

Chiều thứ hai, Chủ – Chó, là chiều quan điểm/ứng xử trịch thượng của lãnh đạo (sau khi một bộ phận nhân dân nào đó đã giành/nắm/cướp được chính quyền) đối với đại khối nhân dân còn lại. Cũng là tiền đề của một thể chế gia trưởng chắc bắp: nhà nước có toàn quyền trừng trị nhân dân.

Trừng trị theo cách của chúng tôi”, ở đây và xưa giờ, bao gồm từ các cách xử lý cá thể lên đến tầm chiến dịch tập thể lớn nhỏ đủ mọi kích cỡ: Bỏ bao bố nhận nước. Mời “đi họp” vĩnh viễn không về. Cuốc chim. Mã tấu. AK47. Đội ám sát. Lưỡi cày Cải cách Ruộng đất. Lưỡi hái Nhân Văn-Giai Phẩm. Lưỡi lê Xét Lại. K54. Thanh trừng. Tuyệt diệt “tư sản mại bản”. Lao cải. Treo bút. Rút thẻ. Tù cải tạo. Đói. Rét. Sốt rét. Đày kinh tế mới. Chèn xe. Ép xuồng. Trộm bản thảo. Dọa tông lật xe giữa đèo. Khai trừ. Bịt miệng linh mục. Xịt hơi cay vào giáo dân. Khám nhà. Còng thép. Cùm mồm. Ném phân. Bắt nguội. Bắt khẩn cấp. Lệnh triệu tập. Quản chế. Tịch thu máy vi tính. Cắt điện thoại. Cắt đường truyền nhập mạng. Phá sập nhà nguyện. Cởi truồng bóp dế mục sư. Bao vây kinh tế gia đình. Án “tuyên truyền chống nhà nước”. Tội “lội dòng nước ngược”. Tội viết blog “xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo”. Án đập tường, “phá hoại tài sản”. Án thiếu thuế. Dọa đâm kim tiêm HIV. Án tuần hành cầu nguyện “gây rối trật tự”. Tội tụ tập trước đại sứ quán “lạ”. Cưỡng hành. Trục xuất. Tội “ném đá gây thương tích”. Tội đòi đất. Tội kêu oan. Cô lập. Khủng bố thân nhân/gia đình. Huy động xã hội đen hành hung. Đặt hàng bài viết mạ lị. Nghị định 31CP. Chỉ thị 37Ttg. Pháp lệnh Tôn giáo. Điều luật 88. Quyết định 97. Tội “phát biểu thiếu tinh thần xây dựng”. Tội yêu nước…

Còn “đóng cửa lại trừng trị chúng nó”, bao gồm các lập luận cà lăm cà lặp lắm lần là “chuyện nội bộ của VN”. Nhưng cụ thể và chính yếu là các biện pháp cấm cửa phóng viên nước ngoài; từ chối cấp visa; hủy bỏ ngay tại sân bay hiệu lực visa đã lỡ cấp; dựng ngựa sắt, bảng cấm chụp ảnh, và khóa trái bên ngoài cổng rào/cửa cái tư gia các nhân vật đấu tranh dân chủ hóa mà ký giả nước ngoài có thể tìm gặp; lệnh cho người phát ngôn ngoại giao chối tất mọi câu hỏi về việc vi phạm nhân quyền; thậm chí, đập máy ảnh vào gáy phóng viên nước ngoài lọ mọ đi săn ảnh nhà nước đàn áp giáo dân…

Hãy nghiệm thử: “những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh” mà Tôn Nữ Thị Ninh (và cả đảng đang tự coi là cha chú) bảo cần phải đóng cửa trừng trị theo cách riêng đó là những ai? Người hỏi là các nhà báo, các tổ chức quan trắc nhân quyền quốc tế hoặc hiệp hội ký giả không biên giới… Câu hỏi bộc lộ sự quan tâm sâu sắc đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN. Vậy thì, câu trả lời của phái đoàn công cử đi Mỹ “giải độc” ắt hẳn là phải nhắm tới những người đang bị trù dập trong nước (mà dư luận thế giới quan tâm), cả trong tù nhỏ lẫn tù lớn, tức là bao gồm gần hết cả nhân dân ngoài đảng, kể cả cha mẹ ông bà chú bác cô dì cậu mợ của đảng viên. Tất cả đều là con cháu của đảng, và từng được phân loại hỗn láo, bướng bỉnh… dựa trên độ mở miệng hay lý phản biện.

*

Giàu Chó – Khó Con

Phải chăng tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó chính là lý do mà các phần tử đảng tha hóa/cường hào/nhũng lạm đến mức không thể bao che nữa thì tất yếu bị khai trừ, hạ tầng từ cấp cha chú xuống hàng con cháu, hoặc con chó, và trả về cho nhân dân?

Phải chăng tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó cũng là nền tảng của nguyên tắc/quy luật Xin-Cho truyền thống, ngay trong cơ chế đảng và nhà nước CHXHCNVN, và đương nhiên được áp dụng tăng cấp lũy thừa mọi kiểu nhũng nhiễu/cửa quyền khi ra đến dân?

Phải chăng tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó cũng chính là động lực chủ yếu xây dựng nên thể chế gia trưởng, giữa thủ trưởng với thuộc cấp/gia nô trong mọi cơ quan, lan ra ngoài thành phong cách “phụ mẫu chi dân” giữa đảng viên/cán bộ/công chức với nhân dân?

Phạm Quang Nghị, Tiến sĩ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng VH-TT, tay đạo văn bài “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Định hướng bảo tồn và phát huy”, đã từng đứng trên ý niệm nền móng của tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó mà phán một kết luận về trận mưa/lụt lịch sử ở Hà Nội rằng: “Nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm”.

Nguyễn Thế Thảo, Thạc sĩ kinh tế, Kiến trúc sư, Chủ tịch UBND Hà Nội, Ủy viên TƯ đảng, đang bức xúc về tính vô hiệu của Pháp lệnh Thủ đô, và đang tự phấn đấu tại chức trước đề nghị nâng cấp quy hoạch quan chức Hà Nội lên mức 100% tiến sĩ, cũng từng dựa vào tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó mà hăng tiết đập bàn đòi thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi tòa Tổng Giám Mục Hà Nội hồi năm ngoái.

Cũng chính cái tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó mà giới lãnh đạo CHXHCNVN quen thói trịch thượng/xấc xược/vô phép/vô tắc/vô nghì/vô trách nhiệm trong mọi tiếp cận. Điển hình xưa là một Ủy viên Bộ chính trị từng vỗ ngực: “Luật là Tao”. Điển hình gần là Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, và Nguyễn Xuân Hiển, TGĐ Vietnam Airlines… Điển hình gần nữa là: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, nổi tiếng ba miền về một nhà thờ họ hoành tráng, tác giả một cụm từ giản đơn nhưng trị giá 150 triệu đô là “Chủ Trương Lớn”, tác giả bản kết luận về việc triển khai thực hiện Quyết định 97 và xử lý việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS).

Nguyen_Tan_Dung

Ngay cả một tay lướt/kiểm mạng, dù không hiển thị chức tước/hàm vị trên Net, chỉ ghi nick là nguyen huy tuong, cũng gắng sức chứng tỏ bản chất trung thành với giẻ rách trong một câu còm về bài viết của người khác: “Cha Ông ta có câu : Con không chê cha mẹ khó, Chó không chê chủ nghèo. Nếu ai đó hoàn cảnh nhà nghèo, có đứa con trai quý tử chạy sang nhà hàng xóm nói rằng : ‘Tôi rất nhục nhã khi là con trai ông bà ấy’ thì họ sẽ nghĩ sao? và hàng xóm sẽ nghĩ sao?. Và con chó đang tự nhiên quay lại sủa vào mặt chủ thì số phận con chó ấy sẽ như thế nào chắc mọi người đều có thể đoán ra…!”.

*

Chó Đá Vẫy Đuôi

Không ai rõ anh hàng xóm của gia đình cậu quý tử đó phản ứng ra sao. Người ta chỉ có thể, nhân chuyện “con chó đang tự nhiên quay lại sủa vào mặt chủ”, mà liên tưởng ngay đến một anh hàng xóm lựa khựa to xác từng tận tâm tận lực dạy cho VN một bài học Giáo Trừng, với biết bao “Chiến Hữu Trùng Phùng” trong lửa đạn, đã chớp nhoáng san bằng 6 tỉnh biên giới của ta chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 tháng để chuẩn bị di dời cột mốc. Bấy giờ, những tiếng gầm gừ của ta càng vang dội, đến nay vẫn còn âm vọng như những tiếng rên.

Mãi hơn chục năm sau, sau khi Quốc Tế III tan rã, giới lãnh đạo anh hùng và thần thánh không thua gì Lê Văn Tám của ta …bỗng dưng muốn khóc, vì chỉ trong nháy mắt mà mất hết kinh viện lẫn quân viện từ Mát-xcơ-va, cũng không còn một điểm chống lưng nào cho ra hồn, mới lật đật điều chỉnh các sách giáo khoa sử địa, rồi đàn đúm nhau qua Bắc Kinh khấu kiến, bái lãnh một hơi 16 chữ vàng, tăng cường phụ trội thêm cả 4 chữ tốt.

Hóa ra, cái mối tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó không chỉ giới hạn ở tầm đảng-dân trong nước, mà còn vượt cả biên cương, vươn ra biển rộng, như một ngọn hải đăng tư tưởng chỉ đạo đối ngoại có ảnh hưởng sâu sắc và sinh tử đến vận mệnh cả đảng.

Lại có người nghĩ ngược. Chính cái tâm thức Cha-Con/Chủ-Chó có sẵn trong lòng lãnh đạo (theo dòng sự kiện) từ đận nhập cảng chủ nghĩa, rập đúng quy luật mà dân Tây vẫn gọi là “đứa nào trả tiền, kẻ đó chỉ huy”, cộng thêm một mớ “Khổng trộn Lão” (chư hầu lệ thuộc vương triều/thần dân lệ thuộc vua quan/nhân viên lệ thuộc thủ trưởng…) nhặt nhạnh trên đường về, nó mới biến tướng/quay ngược/cô đọng/kết tủa lại một cách sáng tạo và đậm đà màu sắc dân tộc thành bản đề cương vắn tắt về mối tương quan Cha-Con/Chủ-Chó cực kỳ tiện dụng cho một nền chính trị “chăm lo – tuân phục” vô cùng cần thiết cho quy trình thống trị trong nước.

Không tin ư? Cứ đọc lướt một vài chương đầu của bộ lô-can toàn tập (do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2000), tất rõ cái tâm thức đội trên đạp dưới đó rời Bến Nhà Rồng khi nào và bằng cách nào.

Vẫn chưa tin ư? Xin chịu khó đọc thêm quyển tự truyện duy nhất và để đời của tác giả Trần Dân Tiên (xuất bản lần đầu năm 1948 tại TQ, lần gần nhất vào tháng 4 năm 2005 bởi nhà xuất bản Trẻ, kích thước: 14×20 cm, trọng lượng: 170 gram, số trang: 159 trang, giá bán 18.500 đồng/cuốn), nhớ đặc biệt chú ý các trang 56, viết về mẫu quốc, và trang 113-114, viết về bối cảnh của một bài diễn văn lịch sử. Hoặc đọc thêm đoạn giữa Phần Năm của một quyển sách mỏng phiếm bình quyển tự truyện vừa nói, khắc biết.

Hệ quả ra sao? Chí ít đã có 7 sách lược được đề ra (nhưng không nhất thiết là …thất sách):

Một là: Cụm từ “con dân”, lẽ ra phải tương ứng với “tổ quốc” hay “đất nước”, thì đã bị bóp méo đi cho đúng theo định hướng cần thiết là phải tương ứng với “lãnh tụ” (cá nhân), với “lãnh đạo” (nhóm cá nhân), hoặc là với “đảng và nhà nước” (tập thể).

Hai là: Nhân dân không được chọn chính quyền/nhà nước, theo đúng quy luật vĩnh hằng của tạo hóa là không một con cái nào được quyền chọn cha mẹ, cũng không một chú chó nào có quyền được chọn chủ nhà.

Ba là: Chính quyền không có chức năng phục vụ nhân dân, nên chẳng có trách nhiệm gì. Ngược lại, nhân dân có đầy đủ nghĩa vụ phải tuân thủ chính quyền vô điều kiện, nếu không muốn bị trừng trị. Bởi vì: Nòng súng đẻ ra quyền lực, còn chính quyền thì đẻ ra nhân dân. Không có chính quyền XHCN này thì không thể có nhân dân XHCN này!

Bốn là: Yêu nước là yêu CNXH, tất yếu là phải yêu luôn cả tập đoàn có công lao thần thánh nhập khẩu CNXH. Muốn yên thân, hãy yên chí và yên lặng mà yêu tất. Cấm cãi! Đồng chí sống sót của những liệt sĩ thời chiến, cho dù có trở thành các kẻ cướp thời bình, vẫn còn nguyên đó mọi hào quang xương máu của đám đông đồng đội liệt sĩ. Phải yêu họ. Kể cả bố mẹ liệt sĩ cũng phải yêu họ. Cấm cãi!

Năm là: Phải bảo vệ đảng và nhà nước XHCN như bảo vệ con ngươi của chính mình/cha mẹ mình (luận văn tốt nghiệp, đề tài học tập các cấp, trên mặt báo, trên truyện tranh, trên loa phường, trên truyền hình…).

Sáu là: Bất kỳ ai đòi có ý kiến, đòi quyền kiến nghị, đòi minh oan, đòi nhà, đòi đất, đòi trường sở, đòi chỗ tu hành, đòi nơi thờ phượng, thậm chí đòi làm người… đều đương nhiên và đích thị là thuộc thành phần con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh. John Stuart Mill từng bảo “sự tệ hại của việc dìm nhốt một ý kiến chính là sự đánh cắp đối với loài người và với nhiều thế hệ…”. Đảng ta từng tự hào đã cướp chính quyền, thì sá gì tiếng ăn cắp?

Bảy là: Như Voltaire từng nói: “Con người, càng hiểu biết thì càng tự do”, cho nên, đối sách với trí thức tất yếu có khác với thành phần công nông vốn dĩ ít chịu suy nghĩ sâu xa. Tuy nhiên, vẫn phải khẩn cấp xử lý thích hợp/thích đáng/thích nghi đối với mọi trí thức “lợi dụng chức năng phản biện” và có những phát biểu ngoài lề/ngoài luồng/thiếu tinh thần xây dựng/hỗn láo/bướng bỉnh, bất kể là ở Viện nào, bất kể là đã bị giải thể hay tự giải thể.

*

Đầu Dê – Móng Chó

Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của kẻ chăn”. Cụ Phan Chu Trinh, từ thế kỷ trước, đã từng tiên liệu/mường tượng/hình dung ra một VN đổi mới như thế.

Nay, vẫn Tôn Nữ Thị Ninh, trong một dịp hỏi-đáp khác, đã trần tình: “Điều mà chúng tôi biết, chúng tôi đang tìm một nền kinh tế thị trường với bộ mặt nhân bản, chú tâm đến chuyện công bằng xã hội, văn hóa và phát triển về mặt nhân văn… Còn chuyện khi nào chúng tôi mới tìm đến đó được, tôi cũng không rõ”.

Chẳng phải chỉ mình người trần tình không rõ. Cả cái đang tìm mặt mũi ra sao còn chưa biết, giống như loại thuốc tiên trường sinh bất lão mà các đạo sĩ Tàu mãi miết đi tìm hàng nghìn năm qua chưa thấy, thì sao lại hỏi khó nhau là chừng nào tìm ra? Đã bao lần đại hội ngũ niên rồi mà các TBT lẫn ủy viên các thứ của đảng ta vẫn còn vò đầu bứt tai thì sá gì Thị Ninh với chả Thị Nở!

Cụ Tây Hồ lỡ mà sống lại, có thắc mắc “bao giờ cho đến tháng Mười”, thì cũng sẽ bị khẩn cấp xử lý thích hợp/thích đáng/thích nghi, và lắm khi là thích thú nữa, y hệt như tình hình các trí thức thuộc đẳng cấp cây đa cây đề cả nước trong cái think-tank IDS vừa Tự Giải Thể và sắp sửa chuyển sang chế độ chính thức và chính xác Bị Giải Thể, căn cứ theo kết luận triển khai QĐ97 vừa mới đưa vào sử dụng.

Lý do?

1. Nhân dân không có quyền đặt câu hỏi về đường đi, điểm đến hay bao giờ đến. Nhân dân Liên Xô và Đông Âu cũ có bao giờ đặt những nghi vấn hoàn toàn thiếu tinh thần xây dựng thế đâu?

2. Think-tank các loại, dù ở cấp chiến lược cũng vậy, cũng chỉ được nghiên cứu trong lề, theo đúng những quy hoạch ưu việt của trên, và thể hiện rõ tính minh họa, sao cho có tiềm năng đẻ ra/chiêu dụ/khuyến mãi/thu hút các đề án nhiều tỷ USD, chứ không phải là để thực thi/lạm dụng/vượt ngưỡng quyền phản biện để làm rõ hay nêu cảnh báo mọi điểm ưu/khuyết/đúng/sai/lợi/hại của đường đi/điểm đến/khi nào đến. Nguyên tắc cốt lõi của mọi nghiên cứu là phải đề cao ưu tiên ổn định chính trị lên trên các tiêu chí khác. Phản biện cần ký duyệt là bởi thế! Còn ngoài ra, đất nước có đi thụt lùi, hay mọi thiệt hại đường dài chỉ là những thách thức đen của các thế hệ sau này, không liên can gì đến các nghị quyết đậm tính thời cơ vàng hôm nay.

3. Mọi phản biện lớn/nhỏ/trắng/xám/đen/vàng/đỏ… đều phải được đảm bảo trọng thị sự an toàn của tiến trình “công bố công khai”, tức là, trước khi qua khâu xét duyệt, không một ai được dựa trên sự thật cùng kết quả nghiêm chỉnh mà tùy tiện tuyên bố ngang ngược/ngang ngửa/ngang dọc/ngang nhiên/ngang phè/ngang bướng/ngang tàng/ngang ngạnh… Quan trọng nhất là phải đảm bảo cho chúng nằm gọn trong khuôn khổ đạo đức cách mạng. Nguyên tắc cốt lõi của đạo đức XHCN là không được phạm húy/phạm thượng/phạm giới. Đặc biệt là không được làm hoen ố/nhòe nhoẹt/vấy bẩn/rạc rài 16 chữ vàng và 4 chữ tốt trời ban.

4. Không có bất kỳ một Viện nghiên cứu nào, hay bất kỳ một cá nhân ở trong hay ở ngoài bất kỳ Viện nghiên cứu nào, có quyền/có thể công khai/kê khai/phân tích/vạch trần/phê phán/phơi bày/thách đố mọi đặc tính vi hiến/vi luật/sỉ nhục quốc thể đối với mọi văn bản của bộ chính trị, TƯĐ, ban bí thư, ban tuyên giáo, các ban ngành khác của đảng, chính phủ, văn phòng chính phủ, các bộ hay các cấp dưới bộ, không loại trừ nội dung các trang mạng của đảng hay của các bộ, nhất là bộ Công Thương. Kể cả việc chỉ trích những lỗi nặng/nhẹ các cỡ của các “cậu đánh máy”, “cậu chỉnh hình”, hay các “cậu pốt bài”.

5. Không một cá nhân/tổ chức/đoàn thể/câu lạc bộ/hiệp hội/hội/nhóm/viện nào có quyền đặt lãnh đạo đảng/chính phủ/mặt trận/đoàn/ủy ban/hội đồng… vào tình trạng đuối lý/mất mặt/sỉ diện/nhục nhã… bằng những phản biện/ý kiến/tranh luận/phát biểu bất kể là đủ hay thiếu tinh thần xây dựng. Lại càng không thể tự ý/tự tiện cướp/đoạt/giành/chiếm/xóa mất cơ hội trừng trị của lãnh đạo đảng/chính phủ/mặt trận/đoàn/ủy ban/hội đồng… bằng cách tự giải thể.

6. Không một tổ chức/đoàn thể/câu lạc bộ/hiệp hội/hội/nhóm/viện nào, kể cả trong hay ngoài quốc doanh, kể cả nội vi hay ngoại vi, có quyền tự giải thể/giải tán/giải nhiệm. Bởi trong chính thể bao cấp/bao biện/bao che của CHXHCN, hành động tự giải thể/giải tán/giải nhiệm đó đích thực và dứt khoát là một sự sỉ nhục toàn diện/toàn thời/toàn phương vị cho toàn đảng từng được lịch sử giao phó sứ mệnh lãnh đạo toàn quân/toàn dân với niềm tự hào là quang vinh muôn năm.

7. Mọi cá nhân/tổ chức/đoàn thể/câu lạc bộ/hiệp hội/hội/nhóm/viện đều phải nhất thiết quán triệt, hãnh diện và nhiệt liệt hoan hô nền “dân chủ độc đảng” ưu việt của ta. Qua đó, đảng ưu việt quang vinh muôn năm của ta đã/đang/sẽ cáng đáng toàn bộ hoạt động chìm/nổi mọi ban ngành ưu việt về lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách có hệ thống, có liên hệ hữu cơ và thống nhất xuyên suốt. Có nghĩa là không một ai có quyền đặt vấn đề về những hệ thống độc lập, kể cả một hệ thống pháp luật độc lập hay những Viện Nghiên Cứu độc lập.

*

Xuống Chó – Lên Voi

Rõ ràng, các thứ Nghị định 31CP, Chỉ thị 37Ttg, Pháp lệnh Tôn giáo, Điều luật 88, Quyết định 97… đều tự thân là những bước thụt lùi tụt hậu của đất nước và con người VN, nhưng lại cực kỳ cần thiết cho sự ổn định của một chính thể độc tài toàn trị như chế độ CHXHCNVN.

Nó càng cần thiết hơn bao giờ hết trong thời đại liên mạng toàn cầu ngày nay. Bởi qua đó, lượng thông tin thời đại tràn như lũ, nhanh như chớp, đã giúp mọi người cùng rõ từ đâu nãy nòi cái mối tương quan mất dạy Cha-Con/Chủ-Chó đó.

Người ta hiểu do đâu nó được kéo dài, tất nhiên, sẽ nắm bắt ngay vì sao nó cần được chấm dứt. Nếu muốn đất nước VN cất cánh và con người VN thăng hoa.

Và người ta mừng là nó được xóa bỏ, chính thức và chính xác kể từ ngày Hội Đồng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược IDS tuyên bố giải thể.

Người ta mừng là nó còn xóa cả cái dấu chấm hết mà đảng và nước đã từng ưu ái cài tặng vào nhân cách của người VN, thông qua việc tiếp thu thụ động cái mối tương quan mất dạy Cha-Con/Chủ-Chó đó trong nhiều thập kỷ qua.

Người ta mừng là bởi biết rằng từ nay phải chủ động xóa sạch cái mối tương quan mất dạy Cha-Con/Chủ-Chó đó còn sót lại trong mọi sinh hoạt đời thường hàng ngày, kể cả trên truyện phiếm hay trong chuyện diễu.

John Gardner từng bảo: “Chính những người Công Dân phải đưa thể chế chính trị và bộ máy Chính Quyền lại gần với thực tại cuộc sống, buộc nó có trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm, đồng thời giữ cho nó trung thực. Không ai khác có thể làm được điều này”.

Những Công Dân của IDS cũ đã đi được bước đầu của những chuyển đổi, để khởi động cho cả nước cùng nhau làm được điều này.

Có thể không có nhiều người nhớ đến ngày hội tụ khai trương IDS. Nhưng 14/9/2009, với quyết định của IDS tự giải thể, để biểu thị thái độ dứt khoát của Hội Đồng Viện trước QĐ 97, quả xứng đáng được tuyên dương là Ngày lịch sử minh định mối tương quan Công Dân-Chính Quyền.

23/10/2009 – chuẩn bị 1 tuần tạc bia mừng sinh nhật kép 30-10 của cả Hồng Ngát lẫn Thị Ninh.

Blogger Đinh Tấn Lực

Đội Sổ


Đội Sổ

Trong Chỉ số Tự do Báo chí 2009 của tổ chức Phóng viên không Biên giới vừa công bố ngày 20/10/2009, Việt Nam xếp thứ 166 /175, nằm trong Top 10 đếm từ dưới lên, sánh vai với 3 nước cộng sản còn lại là Trung Quốc, Cuba và Bắc Hàn.

theo đánh giá của tổ chức
Phóng viên không Biên giới,
với các vị trí
166/175 (2009),
168/173 (2008),
162/169 (2007),
155/168 (2006),
158/167 (2005),
161/167 (2004),
159/166 (2003),
131/139 (2002),
tình trạng tự do báo chí tại Việt Nam không có tiến bộ gì đáng kể trong vòng 8 năm qua và Việt Nam hầu như thường xuyên nằm trong số 10 nước đứng cuối bảng:



145 Iraq 53,30
146 Azerbaijan 53,50
- Democratic Republic of Congo 53,50
148 Sudan 54,00
149 Afghanistan 54,25
150 Israel (extra-territorial) 55,50
151 Belarus 59,50
152 Fiji 60,00
153 Russia 60,88
154 Tunisia 61,50
155 Brunei 63,50
156 Libya 64,50
157 Rwanda 64,67
158 Equatorial Guinea 65,50
159 Pakistan 65,67
160 Uzbekistan 67,67
161 Palestinian Territories 69,83
162 Sri Lanka 75,00
163 Saudi Arabia 76,50
164 Somalia 77,50
165 Syria 78,00
166 Vietnam 81,67
167 Yemen 83,38
168 China 84,50
169 Laos 92,00
170 Cuba 94,00
171 Burma 102,67
172 Iran 104,14
173 Turkmenistan 107,00
174 North Korea 112,50
175 Eritrea 115,50

VN & Cubba: Thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới



"Việt Nam, Cuba như là Trời Đất sinh ra. Một anh ở phía Đông. Một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ. Việt Nam gác thì Cuba nghỉ".

Tiếng hát người nô lệ mới


Tiếng hát người nô lệ mới

. Nguyễn Ước

(1973)

Lúc đó, sóng gió loạn cuồng vùn vụt nổi lên tràn ngập bốn phương trời đất nước.

Sóng cuồn cuộn từ khơi đại dương xanh thẳm cuốn thuyền mỏng manh ngư phủ già nua khổ hạnh chìm xuống lòng biển thâm u.

Gió tơi bời thổi từ núi rừng huyền bí và bình nguyên hiền hòa làm trốc gốc cây đại thụ và đau đớn đứt lìa bao lũ tre non.

Sóng gió xô đẩy trăm vạn lũ cá con xinh đẹp lên đỉnh cao non ngàn, tung bay tán loạn muôn triệu hạt mầm vừa gieo trên đất cày yêu dấu.

Sóng gió vũ bão lướt qua bao thị thành làng mạc, giật sập chòi tranh vách đất người thôn dã, cuốn trôi từng sào lúa luống khoai vun xới công phu, tan tành từng viên gạch cổ thành đền đài dinh thự, đóng mặn mồ hôi trên da thịt người lao động khố rách áo ôm.

Sóng gió làm đứt bao nôi trẻ thơ, vỡ nát mộng đầu thanh xuân của bao tình nhân mới lớn, lặng tắt nụ cười của đôi tân hôn bên thềm đời hạnh phúc.

Sóng gió đẩy bát cơm xa miệng người, ngăn cách dòng máu đỏ về tim, cho quần áo lạ lùng cơ thể, ngôi nhà chẳng ấm hơi người ngơi nghỉ cuối ngày, trái mộng cuộc đời xa xôi diệu vợi và ước mơ hạnh phúc là hình phạt dành cho những người tù khổ sai một đời lưu lạc khôn nguôi.

Sóng gió đưa lời ru nghẹn ngào lên môi mẹ hiền một đời lao nhục vì con, tiếng khóc nấc trong tim người vợ trẻ xa chồng từ những đêm đầu chinh chiến và xếp hàng vạn nếp nhăn lên vầng trán cha già lao lực.

Lúc đó, hài nhi không dám cất tiếng chào đời, trẻ thơ không mong trở thành khôn lớn, người khôn lớn cầu nguyện mau đến tuổi già, người già van vái chóng đến ngày kết thúc sự sống dù không dám mơ có chiếc quan tài làm nơi trú ẩn sau cùng giữa lòng mẹ đất.

Vì lúc đó, bạn ơi, ngày dài như chưa bao giờ tắt nắng, đêm đen như huyệt tối thâm u và mỗi bình minh là mỗi mặt trời chói lòa đỏ máu. Bạn ơi, một lũ người mới xuất hiện với hình thể mới y phục mới ngôn ngữ mới và ảo vọng mới làm sống lại con người ác thú lâu nay ẩn tận đáy hồn bạn hồn tôi.

Họ trọn đời ngu dại cất lời khôn ngoan nên các hiền giả ngơ ngác như người mất trí nhớ. Họ đôi tay huyết lệ đưa lên cao với thánh giá hay hoa hường nên các bậc chân tu hốt hoảng như người phạm tội, suối lạch dương thế bỗng đục ngàu, mọi bụi hoa hường đua nhau héo úa, đức thế tôn bước hoài không tới tòa sen và đấng cứu chuộc vẫn khóc mãi trên thập tự.

Họ biến tư thất thành đền đài uy nghiêm nên những đình chùa giáo đường vắng bóng tín đồ, hiu hắt như buổi chợ chiều.

Họ biến đồn trại thành nơi huấn luyện làm người nên trường học chỉ là chỗ bán buôn.

Họ đưa cao lá cờ đỏ màu thép súng phủ lên núi rừng đồng ruộng xanh biếc đầy tiếng bom đạn oan khiên nên màu đỏ đất cao nguyên màu mỡ trở thành máu và màu vàng lúa chín trở thành màu da người bệnh hoạn.

Và chính họ, những kẻ nô lệ vật chất chức tước, những tên cờ bạc bịp một sớm một chiều lên làm chủ nhân, nên bạn ơi, bạn và tôi và mọi người, những người chân thành yêu mến cuộc đời, quí trọng con người, xót thương sự sống, trở thành những tên nô lệ mới không mang thân phận tôi đòi nhưng không được một lần ngước mặt.

Những tên nô lệ được họ chia cho tấm vải bảo có màu sắc tự do bình đẳng nhưng bạn và tôi không biết may mặc vào đâu cho ấm hơi thân thể.

Họ không làm mù mắt tôi nhưng mắt tôi không được nhìn về nơi có ánh sáng. Họ không khoét tai tôi nhưng từ nay tôi không còn được nghe lời dịu dàng của mẹ già, âu yếm của vợ hiền, reo vui của tình nhân và hơi thở ngàn đời bao bọc của vũ trụ.

Họ không xiềng xích chân tôi nhưng tôi không còn dám bước đi theo nhịp tim mình, rung theo gió lướt trên đám mạ xanh và rì rào bên rừng thông yên tĩnh.

Họ không trói chặt tay tôi nhưng đôi cánh tay này không bắt nhịp được với những xúc động của tâm hồn và khi đưa ra đã không gặp được một bàn tay.

Họ không làm mờ tối trí óc tôi nhưng trí óc ơi, từ nay ngươi chỉ là chiếc máy phản ứng theo nhịp đời đang được điều kiện hóa.

Họ không làm đứt dây đàn của tâm hồn tôi nhưng lòng tôi hẹp nên dây đàn đã chùng, mắt tôi tối đen nên âm thanh đã lạc và tay tôi quờ quạng không cầm vững phím đàn.

Họ không đày đọa tôi vì họ làm tôi tự buông thả mình. Họ không bán rao tôi nhưng làm tôi như một gái giang hồ không còn cảm xúc, tình nguyện làm tôi tớ cho đủ thứ chủ nhân ông, những tưởng mình chẳng mất gì, đâu ngờ tàn cuộc mới biết tôi chẳng còn gì.

Họ đặt bạn ở gần tôi, tôi ở gần mọi người, nhưng sao trong mắt bạn mắt tôi không vọng bóng con người mà chỉ còn xa cách ngộ nhận. Họ đặt tôi dưới mái nhà quen thuộc giữa vợ hiền con nhỏ nhưng sao ngày hạnh phúc xưa cũ không còn.

Họ đẩy tôi ra ngã ba đường, bảo tôi tự do chọn lựa nhưng sao đường nào cũng ngập tràn gió chướng và không đường nào đáng gọi tự do.

Họ dẫn dắt tôi đến các thiếu nữ thanh xuân, nhưng ô kìa các em, khuôn mặt hôm nào còn thùy mị, ngực hôm nào còn thanh tân, tứ chi hôm nào còn vướng víu, nay đã rũ rượi xa cách muôn trùng.

Họ đặt tôi ngồi giữa các thanh niên mới lớn, nhưng sao các anh, cánh tay hôm nào đưa cao, vóc dáng hôm nào còn vững chãi, mái tóc hôm nào còn bồng bềnh, vầng trán hôm nào cao ngạo mộng tưởng gồ lên chấp nhận phong trần mà nay mắt đã lạc thần như nghé con mất mẹ.

Họ đặt tôi giữa chợ đầy hương đèn hoa quả ngũ cốc nhưng sao tôi chỉ thấy toàn hành khất vắng bặt kẻ bán người mua.

Và còn nhiều nữa bạn ơi, làm sao tôi kể hết. Họ cho tôi mọi thứ nhưng tôi không có được hai con đường để chọn lựa. Tôi chỉ còn một đường vào ngục thất của đời mình, của tăm tối và bất công đã trở thành bầu khí và nếp gấp của trật tự mới, của những đêm dài mà tự do là ác mộng và sáng tạo là điên đảo loạn cuồng.

Và ô kìa bạn ơi, họ đứng ngoài song cửa cuộc đời, giẫm chân lên các lối đi hèn mọn vỗ tay reo cười đắc thắng. Chúng ta trong này, hỡi bạn hiền của tôi ơi, sao chúng ta vẫn nhìn nhau phiền muộn.

Hỡi người thanh niên, sao tóc bạn rũ dài xuống trán. Hỡi người thiếu nữ, sao để phấn son làm mờ đôi mắt ngây thơ xiêm áo xa hoa hoen ố ngực non tơ hồn trinh khiết. Hỡi người sinh viên sao để sân trường thành nơi huấn nhục. Hỡi người trí thức sao anh để tâm hồn chùng lại xa cách dân đen. Hỡi người giáo chức sao thầy để học trò lòng trống trải như lớp học mắt vô tri như bàn ghế. Hỡi người công chức sao để bữa no bữa đói mà anh vẫn tiếp tục một đời thư lại. Hỡi người chiến sĩ, anh bảo vệ ai khi da thịt anh đang lần hồi vỡ nát. Hỡi người lao động sao anh hì hục trong xưởng làm khi không đủ cơm ăn. Hỡi chị tiểu thương, sao bán buôn gồng gánh thúng mủng vơi đầy ế ẩm buồn tênh.

Há chẳng phải mắt chúng ta đã thấy ánh sáng, tai chúng ta đã nghe lời dịu ngọt và từ cửa miệng ta đã thoát ra những tiếng cười. Tim này đã rung động vì tiếng khóc con thơ, giọt lệ mẹ già, nụ cười người yêu và tấm nghĩa tình của người phối ngẫu.

Há chẳng phải chân chúng ta từng vượt núi băng đèo cho người người đều nhịp bước, tay chúng ta từng vung lên san bằng chướng ngại để xây đắp cuộc đời. Chúng ta vốn là người của tự do và ánh sáng, hạnh phúc và yêu thương, công lý và huynh đệ, của sự sống kéo dài từ muôn kiếp, chan hòa mặt đất và chảy tràn lên tận cõi thiên cung.

Vì lúc thất vọng là lúc sáng ngời tin yêu, lúc gục xuống là lúc trỗi dậy, lúc lạc loài là hứa hẹn một chuyến trở về, lúc bơ vơ là lúc đầy ắp giấc mơ đoàn tụ. Người nô lệ khốn khổ nhất là người sáng tạo phong phú nhất, kẻ quyết liệt bắt đầu vì không còn gì nữa để mất và hoa đời chỉ nở trên đôi tay đẫm mồ hôi, trái đời chỉ đến trên đôi môi đắng cay chiến đấu, sự sống chỉ bắt đầu khi ta vượt vùng u minh cõi chết.

Vì sáng mai này ánh mặt trời vẫn chan hòa trên rừng thông ruộng lúa, hoa đồng nội vẫn lớn lên giữa bụi gai và chim sẻ chim sâu vẫn reo ca mừng đón ngày nhân gian mở hội cho muôn vạn sinh linh.

Vì còn hơi thở là còn sự sống, còn máu trở về tim là còn dịp bắt đầu, còn tiếng nói, trí óc là còn chế ngự được vùng tương lai trước mặt.

Vì bạn ơi, ta còn một đời để sống, mái nhà để trở về, vợ hiền để ôm ấp, tình nhân để hò hẹn, cha mẹ già để tâm tình vòi vĩnh. Ta còn con người của chính ta để vun đắp bằng mồ hôi của da thịt, máu của xác thân làm làm cây tiếp sinh cho loài người muôn thế hệ, làm nhịp cầu cho con cháu mai sau.

Vì lòng yêu sự thật, công chính và tự do mạnh hơn cái chết. Vì chết chỉ là một chuyến trở về an nghỉ cùng tiền nhân, vui vầy cùng thượng đế chờ ngày nhận đủ những thân yêu đã xa lìa dưới thế.

Vì thế, bạn ơi, hãy cùng tôi, người bạn hiền của tôi ơi, hãy dìu nhau trỗi dậy. Ta cất cao tiếng hát, mắt ngời tin yêu đi về hướng mặt trời. Ta mang theo trong ta những mặt trời nhỏ đầy lửa con tim, xóa ta sương mù băng giá, làm quê hương tỉnh cơn sóng gió loạn cuồng…


Nguồn: Đăng lần đầu trong giai phẩm tốt nghiệp của Đại học Huế 1974

-----------------------------------------

http://www.talawas.org/?p=11844

TS. Nguyễn Quang A: "Rất tiếc, VN không có hệ thống luật pháp độc lập"



TS. Nguyễn Quang A:

"Rất tiếc, VN không có hệ thống luật pháp độc lập"


. Hà Giang/Người Việt

Sau khi chính phủ Hà Nội ra Quyết Ðịnh 97, cấm cá nhân và tổ chức phản biện chính phủ, thì một cơ quan nghiên cứu độc lập, có tên là IDS, nơi quy tụ nhiều trí thức hàng đầu, tuyên bố tự giải thể để phản đối. Tiến trình tự giải thể chưa hoàn tất, thì văn phòng chính phủ đưa ra một thông báo mà nhiều người cho là có ý đe dọa các trí thức của IDS. Hà Giang của Người Việt phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng IDS, hiện cư ngụ Hà Nội, về vấn đề này.

Hà Giang: Văn phòng chính phủ vừa ra Thông Báo về kết luận của ông Nguyễn Tấn Dũng, trong đó xác định Quyết Ðịnh 97 là cần thiết và hợp với Hiến Pháp và luật pháp Việt Nam. Xin tiến sĩ cho biết nhận định của ông?

T.S. Nguyễn Quang A: Thứ nhất, tôi lấy làm tiếc là những ý kiến xây dựng theo đúng pháp luật của chúng tôi đã không được những người có thẩm quyền đếm xỉa.

Một văn bản gửi đến cho ông bộ trưởng Bộ Tư Pháp vào ngày mùng 1 Tháng Mười vừa rồi lẽ ra là chỉ trong vòng mười ngày, ông bộ trưởng phải trả lời cho tôi bằng văn bản cho biết rằng ông thụ lý những lời yêu cầu đó hay không. Cho đến ngày hôm nay, đã được mười bốn ngày kể từ ngày ông ấy nhận văn bản đó, cơ quan nhà nước vẫn khẳng định là việc làm của mình là đúng theo pháp luật.

Tôi có thể khẳng định lại là việc làm liên quan đến Quyết Ðịnh 97 này, tức là việc xây dựng thẩm định cái quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng luật hiện hành của Việt Nam.

Việc thứ hai, chúng tôi tuyên bố tự giải thể IDS ngày 14 Tháng Chín, thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đó, chúng tôi làm tất cả những thủ tục pháp lý, giải quyết những vấn đề lương lậu v.v... thì quá trình này đang diễn ra.

Có lẽ thủ tướng muốn giao cho đúng quy định về việc tự giải thể của chúng tôi, và nếu theo nghĩa xây dựng, thì đấy có thể hiểu là có thể họ sẽ hỗ trợ chúng tôi trong thủ tục pháp lý, để làm cho quá trình đúng pháp luật.

Hà Giang: Nhưng nếu mà hiểu theo nghĩa tiêu cực thì sao? Nhất là câu: “Giao ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xử lý những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS)”?

T.S. Nguyễn Quang A: Cũng có thể hiểu nghĩa theo một ý không xây dựng.

Câu “xử lý những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng...” thì chúng tôi cho rằng đây là một sự đe dọa, trù dập không đúng pháp luật.

Luật khiếu nại và tố cáo nghiêm cấm tất cả những hành động như thế, và tất cả những hành động của chúng tôi suốt từ ngày mùng 8 Tháng Chín cho đến nay, đều là những hành động góp ý cho chính phủ, cho các cơ quan công quyền một cách xây dựng.

Ðáng tiếc, những lời khuyên của chúng tôi không được tiếp nhận. Chúng tôi khuyên là nên hoãn quyết định này, thì lúc đó còn giữ được danh dự rất tốt cho những người có liên quan.

Ðến lúc quyết định sắp được thi hành thì chúng tôi kiến nghị bộ trưởng Bộ Tư Pháp, với tư cách là người gác cổng của pháp luật Việt Nam, ông hãy đưa kiến nghị với thủ tướng, để thủ tướng ra quyết định ngừng hay hủy quyết định của chính mình, như thế cũng đã là xấu hơn cách xử lý trước.

Rất tiếc, kiến nghị đó của cá nhân tôi, đã không được hồi âm, và điều ấy buộc ngày hôm nay, tôi sẽ phải dùng đúng quyền công dân của mình, gửi một đơn đến Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, và đề nghị Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội xem xét ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định phi pháp của thủ tướng, và trình ra Quốc Hội để Quốc Hội bãi bỏ Quyết Ðịnh 97 theo đúng tinh thần của luật hiện hành.

Hà Giang: Một mặt thì tiến sĩ và nhiều trí thức trong và ngoài nước cho rằng quyết định của thủ tướng là sai với hiến pháp, và sai với pháp luật Việt Nam, mặt khác thì văn phòng thủ tướng nhất quyết cho rằng quyết định của họ là hợp pháp, vậy thì ai sẽ có đủ thẩm quyền để xác quyết việc này?

T.S. Nguyễn Quang A: Rất tiếc ở Việt Nam không có tòa án Hiến Pháp, không có một hệ thống luật pháp độc lập. Giả như nếu có một hệ thống luật pháp độc lập và có một tòa án Hiến Pháp, thì cơ quan đó là cơ quan quyết định cuối cùng xem ai đúng, ai sai. Việt Nam không có cơ quan như vậy.

Theo luật hiện hành thì Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan lý giải luật và là cơ quan có thẩm quyền ra những quyết định đình chỉ những điều khoản trái với luật, và trình Quốc Hội để Quốc Hội bãi bỏ những quyết định như thế.

Hà Giang: Tiến sĩ có đặt nhiều hy vọng vào Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội không?

T.S. Nguyễn Quang A: Chúng tôi là những công dân tuân chỉ pháp luật thì chúng tôi phải tin tưởng và dựa vào những cơ quan có thẩm quyền hiện nay, còn kết quả ra như thế nào thì chúng tôi chưa dám chắc.

Hà Giang: Xin cảm ơn ý kiến của tiến sĩ.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=102805&z=1

Thư Ngỏ của một công dân bình thường gửi TT Nguyễn Tấn Dũng về quyết định 97


Thư Ngỏ

của một

công dân bình thường

gửi TT Nguyễn Tấn Dũng

về quyết định 97


. Nguyễn Ngọc

Kính gởi : Ngài Nguyễn Tấn Dũng - Thủ Tướng Chính phủ

Trước tiên, tôi xin gởi đến Ngài và gia quyến lời chúc sức khỏe của một công dân Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc ngay trên xứ sở Việt Nam.

Thưa Ngài,

Khi Ngài lên nắm quyền Thủ Tướng, người dân đã có hy vọng vào Ngài vì người ta cho rằng Ngài là Thủ Tướng trẻ nhất của Việt Nam tính cho đến lúc Ngài làm Thủ Tướng, Ngài có tinh thần cương trực dám nói dám làm, trong mắt giới quan sát quốc tế, Ngài là một chính khách can đảm và có năng lực. Có thể nói quãng thời gian Ngài cầm quyền là quãng thời gian khó khăn hơn rất nhiều so với các Thủ Tướng tiền nhiệm của Ngài. Tôi hiểu và cảm thông với Ngài trong bối cảnh hầu như Việt Nam không còn có thể "đóng cửa để trong nhà bảo nhau".

Tôi muốn bày tỏ suy nghĩ của mình trước Ngài vì tôi vẫn còn nhớ Ngài cũng là Thủ Tướng đầu tiên sẵn sàng đối thoại trực tuyến cùng người dân với hơn 20.000 câu hỏi được gởi đến, Ngài đã đánh giá cao tình cảm và tinh thần trách nhiệm cùng sự tin tưởng của người dân đối với Ngài nói riêng cũng như Đảng và Nhà nước nói chung. Sau buổi đối thoại Ngài còn cho biết "Tôi muốn tiếp tục đối thoại với người dân" (Dân Trí - 09/2/2007) và tôi hoàn toàn tin tưởng cho đến bây giờ Ngài vẫn còn nhớ và giữ nguyên ý định này.

Chính vì vậy tôi viết lá thơ này gởi đến Ngài vì biết rằng dù rất muốn đối thoại tiếp tục với người dân nhưng Ngài không có đủ thời gian để làm việc đó. Tôi vẫn tin Ngài là người uy tín và vẫn còn nhớ những điều mình đã nói trước người dân.

Tôi phát biểu với tư cách là một công dân không tham gia hội, đoàn hoặc bất cứ một tổ chức khoa học nào cả, điều này có nghĩa tôi đang chấp hành đúng theo tinh thần QĐ 97 của Ngài ban hành.

Thưa Ngài,

Quyết định 97 có được "Thực tế, dư luận chung hoan nghênh" hay không thì cần phải có điều tra khách quan và khoa học, trang báo điện tử Chính phủ không thể nói mà thiếu cơ sở như vậy được. "Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp lắng nghe" từ ai để yêu cầu các Bộ Trưởng rà soát kỹ lại tính hợp hiến, hợp pháp QĐ 97? Tôi đề nghị Ngài cần thông báo rõ thông tin này cho người dân để đảm bảo tính khách quan của sự việc.

Ngài giao cho "UBNDTP Hà Nội chủ trì cùng Bộ Khoa học và công nghệ có hình thức xử lý thích hợp đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện nghiên cứu phát triển (IDS)” là Ngài dựa vào bộ luật nào? Việc IDS tự giải thể thì các thủ tục theo sau có liên quan hay không liên quan thì cũng chỉ với Nhà nước, đề nghị Ngài đừng đưa Đảng vào đây, chính TW Đảng đã có chủ trương rất rõ: Đảng không làm thay chính quyền. Việc IDS giải thể không nên được "Đảng hóa" để dần dần hình sự hóa và biến nó thành một chiêu bài chính trị.

Đề nghị Ngài nhìn nhận việc tự giải thể IDS dưới con mắt Luật gia (theo tôi được biết Ngài cũng tốt nghiệp cử nhân luật) và của một Thủ tướng - nước CHXHCNVN - thành viên Liên hợp quốc - Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an liên hiệp quốc - Thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sắp tới là Chủ tịch khối ASEAN vào năm 2010.

Thưa Ngài,

Các luật lệ của Việt Nam khi ban hành không những cần phải được xem xét một cách cẩn trọng so với hiến pháp và các bộ luật liên quan trong nước mà còn phải được xem xét, đối chiếu nghiêm túc theo những thỏa thuận của Nhà nước CHXHCNVN với thế giới thông qua công ước quốc tế, luật pháp quốc tế, bởi lẽ đơn giản: VIỆT NAM MUỐN LÀM BẠN VỚI TẤT CẢ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI và Nhà nước CHXHCNVN đã cam kết với thế giới về nhiều điều từ kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học v.v...

Nội dung cuộc họp ngày 24/9 theo thông tin từ trang báo điện tử Chính phủ nước CHXHCNVN và yêu cầu của Ngài ngày 14/10 trên trang mạng Vietnamnet toát lên một không khí khẩn trương thật sự.

Thưa Ngài, tại sao vậy?

Nếu Ngài và các quý Ngài bộ trưởng có liên quan đến việc ban hành QĐ 97 đã chắc chắn rà soát kỹ lưỡng tính hợp hiến, hợp pháp của QĐ 97 thì có cần phải yêu cầu:

- "khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm quyết định này”,

- "khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư hướng dẫn",

- "cần lưu ý việc tổ chức phổ biến, giới thiệu rộng rãi và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc sau khi ban hành Thông tư hướng dẫn này"

Đọc xong bài báo này, thưa Ngài Thủ Tướng , tôi cho rằng Ngài và các vị Bộ Trưởng có liên quan làm cho lòng dân chúng tôi cũng thật... khẩn trương và chúng tôi cảm thấy cái gì đó rất gấp gáp, vội vã, lụp chụp môt cách thật... vô cùng bối rối.

Tôi tự hỏi, Ngài đang là Thủ Tướng của một Nhà nước pháp quyền XHCN và nước CHXHCNVN có một loạt các vị thế trên trường quốc tế (như nêu trên), tại sao Ngài và các vị Bộ trưởng không thể ngồi bình tĩnh xem xét như vẻ bên ngoài an nhiên luôn hiện rõ trong các cuộc xuất hiện trước công chúng của quý Ngài mà người dân chúng tôi thường thấy trên các Đài truyền hình trong và ngoài nước?!

Nếu QĐ 97 đã đựơc xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn cả năm như Ngài Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hà Hùng Cường trả lời cho Viện IDS thì một không khí quá khẩn trương thông qua những lời lẽ trên các báo có thể làm cho QĐ 97 trở nên "nhạy cảm" chăng?

Thưa Ngài,

Nếu Ngài đủ tự tin khi ban hành QĐ 97 thì cứ hãy để cho QĐ 97 bình thường đi vào cuộc sống và được cuộc sống phán xét đúng sai như các quyết định khác mà Ngài ban hành.

Người dân chúng tôi hiện nay cũng khá "nhạy cảm" khi một QĐ bình thường lại có vẻ trở nên bất bình thường và phải "khẩn trương, nghiêm túc thực hiện" như là trong tình trạng sẵn sàng làm một cái gì đó rất nghiêm trọng, có cần đến vậy không, thưa Ngài!

Nếu QĐ 97 trở nên "nhạy cảm" và phải "lưu ý thực hiện nghiêm túc" QĐ này thì lỗi là ở những người soạn thảo và trình cho Ngài ký ban hành QĐ 97. Bởi lẽ, một quyết định ban hành thì cứ vậy thực hiện (đương nhiên là những người soạn thảo và ban hành sau khi đã rà soát tính hợp hiến, hợp pháp kỹ lưỡng kể cả đối chiếu với những thỏa thuận, cam kết với thế giới) không cần phải dùng những tính từ nghe căng thẳng và có tính "thiết quân luật" như thế. Nếu Ngài thấy tôi phân tích đúng, thì đề nghị Ngài cần xem xét rõ tránh nhiệm của những ai đã tư vấn làm ra QĐ 97 để dân tình nhốn nháo đến vậy làm ảnh hưởng đến suy tư, trăn trở của Ngài với biết bao lo toan cho vận nước đang đầy rẫy "thù trong giặc ngoài".

Thưa Ngài Thủ Tướng!

Tôi mong Ngài hãy thật sự bình tĩnh, ngồi xuống lau mặt và uống cạn một ly nước lọc, đóng cửa phòng làm việc lại một ngày và không tiếp bất kỳ ai để có thời gian suy xét thấu đáo về mọi việc. Tôi xin nhắc lại, tôi rất hiểu và cảm thông với Ngài, đặc biệt trong 2 năm gần đây, quá nhiều sự việc xảy ra đối với Ngài, tôi cũng hiểu thật ra Ngài đang rất cô đơn và có vẻ mất phương hướng dù quanh Ngài luôn có biết bao kẻ cận kề.

Tôi mong Ngài hãy dành không khí khẩn trương đó cho những việc cần khẩn trương và cấp thiết hơn nhiều, đặc biệt đồng bào Việt Nam ta đi tránh bão tại Hoàng Sa trong cơn bão số 9 vừa rồi bị lính Trung Quốc cướp bóc và ngược đãi. Sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn để làm yên lòng dân khi Ngài - với tư cách Thủ Tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao và các ban ngành có liên quan làm ngay một việc gì đó cho ngư dân, họ sẽ cảm kích Ngài với tấm lòng biết ơn vô hạn và Ngài cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc nhiều khi khẩn trương làm việc đó.

Riêng về việc "xử lý thích hợp những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân trong IDS", tôi đề nghị Ngài cần định nghĩa rõ "thế nào là thiếu tinh thần xây dựng" để cho các cá nhân trong IDS "tâm phục, khẩu phục" và nếu Ngài có thể chỉ rõ những phát biểu đó vi phạm vào điều khoản nào của những bộ luật nào thì Ngài mới chứng minh Ngài đang thi hành pháp luật Việt Nam trên tinh thần thực hiện Nhà nước pháp quyền XHCN và mọi việc phải được xử theo Hiến pháp và luật pháp.

Về tình, thưa Ngài, ngay như một người tự tử đã chết sau khi các bác sĩ đã dốc lòng cứu chữa cũng chẳng pháp luật nào lôi đầu họ ra hay cậy nắp quan tài để truy tố họ về tội "tự hủy hoại thân thể", chẳng lòng nhân đạo nào của cha, của mẹ, của bạn bè, vợ chồng, con cái có thể đứng bên linh cữu để đòi "xử lý thích hợp" những lời nói mà người ta trước khi chết đã trút hết sự phẫn uất để linh hồn họ dễ siêu thoát. Thưa Ngài, dù sao IDS cũng đã tự bức tử họ rồi. Hy vọng Ngài "lớn không chấp nhỏ"

Mấy lời mạo muội gởi đến Ngài.

Lá thơ này nếu được may mắn đến tay Ngài và được Ngài dành chút thời gian đọc hết đó là diễm phúc của người dân chúng tôi, mặc dù không nhiều lắm, nhưng tôi vẫn cố hy vọng được chút nào hay chút ấy.

Dù sao đi nữa, tôi vẫn chúc Ngài và gia quyến mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng.

Nguyễn Ngọc (một công dân Việt Nam)