Ba Tàu không bao giờ là ba tào, ba tạo, hay ba tao...
có chăng là ba tau, ba tẩu... ba tào lao
trong Việt ngữ
ba, ngoài là chuyện ba mẹ
là số ba
là ngày lễ: ba mươi tết
là vụ mùa: ba giăng...
là tên gọi: ba ba, ba khía, ba chỉ, ba gác, ba tiêu...
là từ phiên âm: ba-lê, ba-lô, ba-đờ-xuy...
là số đo, số đếm, số lượng...
là các điển cố: ba tháng, ba xuân, ba thu, ba đông...
là khái niệm phức tạp, kiểu: ba ngôi, ba kiếp, ba hồn, ba sinh, ba cõi...
còn lại, những chữ ba đi trước đều có cái ý kiểu như ba tào lao, hay ba xạo...
chúng ta có hơn các trường hợp sau đây:
1. các từ chỉ những phần không hoàn chỉnh: ba bị...
2. các từ chỉ tính cách: ba hoa, ba gai, ba láp, ba lăng nhăng...
3. các từ chỉ công việc: ba cùng, ba không, ba sạch...
4. các từ chỉ tình trạng: ba vạ, ba chìm bảy nổi, ba sôi hai lạnh...
5. các từ biểu trưng: ba tuổi ranh, ăn ba hột, ba tấc lưỡi...
6. và có cả: Ba Tàu
tại sao có Ba Tàu, mà không có Ba Pháp, Ba Nhật, Ba Mỹ, Ba Hàn...
mà lại có Ba Tư?[1]
tại sao Ba Tàu hay đi chung với ba que, ba trợn, ba lém...
mà lại thiếu ba-toong?
tại sao trong lúc này giang hồ liên mạng lại truyền nhau vế đối này:
NGƯỜI KHINH NGƯỜI,
NGƯỜI ĐÉO RA NGƯỜI,
NGƯỜI THẤY MÀ KINH,
ẤY LÀ NGƯỜI KINH.
......
đúng là lúc chúng ta cần: ba mặt một lời, ba máu sáu cơn...
nhưng chúng ta lại: ba chân sáu cẳng, ba đầu sáu tay, ba chớp ba nhoáng...
và cuối cùng, với Ba Tàu, rõ ràng, chúng ta lại ứng phó bằng Ba Phải.
_________________________
[1]Ba Tư là phiên âm của tên nước Persia.Nguồn:
http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=6823