Cần lắm những câu chửi thề...
. (không biết tên tác giả)
.... Vì ở đâu, thời nào, thì cuộc sống cũng không thể thiếu được những tiếng chửi như thế. Ví dụ như Phạm Ngũ Lão khi ngồi đan sọt ở phố Phù Ủng bị lính đâm thủng đùi. Đáng lẽ khi đó, một câu "Mẹ mày!" phát ra, thì đó mớI đúng là khẩu khí của một lực điền ứ thừa ý chí. Hay khi Lê Lai dụ địch giãn vòng vây ở núi Chí Linh, sau khi rút mũi tên ra khỏi cổ, câu cuối cùng của người anh hùng thứ 21 này phải là "tiên sư bố thằng nào xô ông ra!".
Vậy mà tịch khống một tiếng chửi thề, suốt 4 nghìn năm lịch sử. Đấy là nguyên nhân của sự kiện 70% điểm số môn lịch sử ở duới m ức kém.
Từ thuở hồng hoang, cha tổ của chúng ta là Lạc Long Quân- thuộc dòng thủy quái. Xì căng-đan cụ để lại là vụ sinh nở dị thường và sau đó là cuộc ly hôn đầu tiên trong lịch sử. Dấu hiệu của một tương lai mờ mịt và một bản sắc âm tính cho con Lạc cháu Hồng!
Em lớn lên trong câu hát ru của mẹ, trong thủ thỉ chuyện cổ tích bên bếp lửa nồng đượm của bà, (đoạn này cô giáo bảo phải chép y nguyên như thế, bất kể mẹ mày có không cho mày bú tý vì sợ xấu mất ti, hay bà mày có còn hay đã chết). Trong giấc mơ hiện về một hình ảnh Thạch Sanh hiền lành chất phác, một Lang Liêu thuần hậu hiếu thảo, một Thánh Gióng 3 tuổi cưỡi ngựa sắt đua lên giời. Đó là những biểu tượng đỉnh cao về hình ảnh người đàn ông đích thực của con cháu Lạc Hồng. Một Thạch Sanh biết nấu cơm bằng niêu vạn năng để đuổi giặc, biết bắn gục đại bàng và chém chết chằn tinh (đek biết là con gì?), nhưng đần vẫn hoàn ngu khi để anh Lý phỉnh phờ lừa cho hết lần này đến lần khác. Tục ngữ hiện đại nên bổ sung câu: Ngu như Thạch Sanh! mới là đầy đủ. Một Lang Liêu khù khờ nhờ quý nhân đãi mà nặn ra được một sản phẩm ẩm thực - một năm chỉ nên ăn mấy ngày nếu không muốn chết vì ngán - sau thành quốc hồn quốc tuý. Ngán - nhờ đó mà được lên làm vua. Mà sao qua mấy lần thi với lại dài dài hội thảo, không thấy ai lấy hình tượng trên tròn dưới vuông làm cái logo cho du lịch nước nhà nhỉ???
Hình ảnh âm tính nhất của người đàn ông Nam Việt có lẽ là bộ trang phục áo dài khăn đóng. Em đồ rằng nhà tạo mẫu bộ thời trang này có nguồn gốc xuất thân từ thái giám đoàn. Từ đường chít eo bên hông đến cái khăn đóng siết chặt màu đen cứt trâu, đó không thể là biểu tượng cho một trang Nam tử được. Vậy mà em vẫn thấy hình ảnh đó qua những văn nhân ưỡn ẹo phe phẩy quạt nan Dương Lễ, Lưu Bình; qua anh hùng đả cướp cứu mỹ nhân Lục Vân Tiên, qua cả những thần tượng âm nhạc thời nay là các anh Quang Linh, Minh Thuận trên sân khấu Lan Anh. Có lần em còn thấy cả anh Quốc Khánh của VTV3 cũng bận như thế. Nghe nói còn suýt được chọn làm quốc phục vào các ngày đại lễ.
Tư chất yếu đuối của đàn ông được bù trừ bằng bản tính cứng rắn của người phụ nữ Việt Nam. Cổ tích cho các cháu bé có kể rằng, cô Tấm dịu hiền sau khi hoàn lương qua bao kiếp, trở thành hoàng hậu đã không ngần ngại dùng đòn thù, dội nư ớc sôi vào người em gái, lột da lóc thịt làm mắm gửi về cho mẹ kế của mình. Một kịch bản mà Edgar Poe sau này đã đạo về để mông thành truyện ngắn Black Cat. Anh gì ở bên Mỹ qua nghiên cứu lịch sử Việtnam chắc không loại trừ mục đích như thế. Cuộc khởi nghĩa chống Tàu đầu tiên được ghi nhận là của hai chị Trưng, sau đó là của chị Triệu. Truyền thống trọng nam khinh nữ của hai ngàn năm Nho giáo muối mặt thừa nhận rằng: vào những năm đầu tiên của Công Nguyên, nuớc Việt không tồn tại đàn ông.
Sử ta, chèo (miền bắc) và cải lương (miền Nam) đã tôn vinh Thái Hậu Dương Vân Nga, người đàn bà được ghi nhận là người vi phạm luât hôn nhân gia đình rõ ràng khi chưa mãn tang chồng mà đã theo giai, rồi tình nguyện để gã trai ấy đào mỏ. Lịch sử cũng ca ngợi Ỷ Lan, cô thôn nữ dám xiên cả Hoàng hậu lẫn một đại đội phi tần đem nướng trên giàn thiêu. Lại còn bịa ra một khái niệm rất vớ vẩn là Tứ bất tử: Có ai biết Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh có công lao gì cho sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm hay trong phong trào xóa đói giảm nghèo của dân tộc???. Hình tượng Mẫu của văn hóa Việt chủ yếu phục vụ nhu cầu cúng bái và lên đồng, một sân chơi lành mạnh cho cộng đồng gaỵ Như thế, nói một cách mất nết, lịch sử Việtnam chẳng sinh ra được một người phụ nữ nào cho nên hồn. May mà sau này còn có chị Dậu, người đã dám "bán chó bán con lấy tiền vào hang thăm anh Trỗi" (@ văn Trò).
Nhân vật kỳ vĩ nhất của lịch sử trung cận đại Việt Nam có lẽ là Nguyễn Văn Ánh. Hai mươi năm nếm mật nằm gai không sờn chí. Xoay xở nhờ cậy từ Xiêm La đến Phú Lãng Sa rồi cuối cùng biết huy động nội lực để khôi phục nhà Nguyễn. Kỳ công hơn việc dẹp tan dư đảng Tây Sơn của nẫu Thơm, là việc bóp mũi sĩ phu Bắc Hà, dựng nên một kinh đô Phú Xuân nền nã mà thuần Việt - tuy vẫn nhuốm màu âm tính - để rồi 190 năm sau dễ dàng trở thành di sản thế giới mà không tốn một xu nào Lobby. Về điểm này, anh Lưu Bị bên Tàu phải gọi bằng cụ. Vĩ đại hơn cả là cuộc khẩn hoang Nam kỳ biến Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp chính thức trở thành những bóng ma sờ soạng (@ Chế Bồng Hoan). Biến An Nam từ hình chữ I sang chữ S. Trong lịch sử kinh bang của 2000 năm trước đó, đố có cụ nào quy hoạch giải phóng mặt bằng mà được một diện tích nhiều rộng và nhiều mặt tiền như thế??? Triều Nguyễn không phải chỉ biết xây nhiều lăng tẩm đẹp như anh Thiệp nói, mà là xây cái cơ chế quân chủ thích hợp nhất cho công cuộc thuộc địa hóa tất yếu của Báđalộc. Thế mà... lịch sử!!!! Anh Ánh ở bên kia thế giới, nếu biết công lao của mình bị con cháu phỉ nhổ như thế nào chắc chắn sẽ văng một câu: "Đù má, không có tía, lấy đâu ra Sàigòn để bây đi Tây???".
Đó mới là tiếng nói đích thực của lịch sử. Nếu như Sử ta có chép được nhũng lời nói trần tục như thế, thì có lẽ điểm Sử năm nay khá hơn rồi!
Ờ, mà có ai, có chỗ nào ghi lại sự kiện lịch sử ở Thái Bình cách đây gần chục năm không nhể? Ngày ấy em về thăm Thái Bình và được tận mắt chứng kiến khí thế sục sôi của nhân dân trong phong trào trừng trị lũ tham quan sâu mọt hại dân hại nước. Dưng cơ mà chả ai đưa tin nên đại đa số con Lạc cháu Hồng không hề biết đến sự kiện lịch sử này. Giá như khi ấy cả nước cùng hưởng ứng với nhân dân Thái Bình thì nay đám tham quan đâu còn đất để lộng hành! Giá như các nhà sử học cỡ như Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan... có chút ít trung thực và dũng cảm ghi lại sự kiện lịch sử này, thì có nhẽ, môn sử cũng chả bị tủi thân đến nhường ấy.
Mà noí đếk gì đến mấy thí sinh thi đại học Sử. Đến phóng viên của một tờ báo điện tử lớn hàng đầu đất nước, tên tuổi bay sang tận Mỹ tận Anh mà còn hăng hái chú thích ảnh "Quân đội Xô Viết đổ bộ ở Normandy", gắn cái ảnh lính Việt nam cộng hoà vào đoạn văn tả cảnh tiễn bộ đội ta vào Nam chiến đấu cơ mà. Có việc đếk gì đâu! Báo của anh lại còn có bài chính luận về lịch sử thế này:
Nguyên văn bởi vietnamnet.vn
Ai bảo Sử ta không hấp dẫn?
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của một dân tộc nhỏ bé mà quật cường không thể không hấp dẫn đối với hậu thế. Một dân tộc thủa xa xưa nằm ở đâu đó phía biển Nam của Trung Hoa rộng lớn mà không hề nhạt nhòa hoặc bị đồng hoá hẳn không thể khiến người sau nói là: "không có gì đáng quan tâm".
Bao thế hệ chúng ta lớn lên mang theo trong lòng niềm tự hào dân tộc - yếu tố nuôi dưỡng tinh thần yêu nước qua những huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Thánh Gióng. Những câu chuyện có thể làm nên giấc mơ lớn lao, đẹp đẽ của những đứa trẻ Việt tuổi lên ba khi còn nắm tay bà nội, bà ngoại.
Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại với những cột mốc sừng sững có thể khiến bao nhiêu nhà viết sử xứ khác phải ao ước: Cuộc viễn chinh sang Đông Dương của thực dân Pháp, Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30/4/1975... Lịch sử trăm năm của nước Việt gắn với tên tuổi Hồ Chí Minh có thể làm nên nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn.
Bởi thế mới có chuyện, trong những thư viện của các trường Đại học tại Pháp, Mỹ hiện lưu trữ nhiều tư liệu lịch sử Việt Nam để sinh viên nghiên cứu. Bởi thế, hẳn sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng chúng ta lại gặp một người nước ngoài thuộc sử Việt Nam hơn cả người Việt, và nghề chính của họ là: nghiên cứu về Việt Nam, trong đó đa phần là nghiên cứu Lịch sử. Đã có những cuốn sách viết về nhân vật lịch sử Việt Nam thành nổi tiếng trên thế giới.
Theo em biết thì chị tác giả bài này được coi là cây bút đinh của báo đấy. Chắc chị đang đi nghỉ mát ở Quất Lâm thì bị giục trả bài nên chị viết, quả thật, chuối đếk tả được. Tất nhiên cái trí tưởng tượng của em nó khác trí tưởng tượng của trẻ con năm 2005, nhưng em cũng ko tin là đứa trẻ 2005 sau khi đọc, nghe, xem huyền thoaị Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mỵ Châu - Trọng Thủy xong sẽ được... giáo dục về tinh thần tự hào dân tộc và lòng yêu nước! Em cũng đíu hỉu chị tác giả "bởi thế" cái giề? Chuyện tìm được người nước ngoài biết sử VN hơn người VN... là do chuyên môn của họ là Việt Nam học, có cái gì là lạ? Cũng như bây giờ nếu chị bấm điện thoaị 1088*8*1 hoặc 1900561570 thì đương nhiên các em trực tổng đài sẽ cho chị biết kết quả trận bóng đá bất kì. Vì đơn giản đấy là nghề của các em í. Còn trong thư viện ở Pháp, Mỹ nó có tư liệu về VN vì Pháp Mỹ nó có đánh nhau ở VN, chứ báu bở đếk giề? Nói chị biết, ít nhất 3 tỷ người trên trái đất nó còn đếk biết VN ở đâu, độ 1 tỷ nữa nghe máng máng VN dính đến vụ đánh nhau với Mỹ, trong đó có khoảng 1 nửa nghĩ giờ vẫn đang đánh nhau! Em thật với chị, nếu chị đi thi đợt vừa rồi chắc chắn chị sẽ thuộc nhóm 0 điểm môn Sử. Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng ... toàn là truyền thuyết, bịa từ đầu đến cổ mà chị xếp vào "Sử" thì bảo học tập noi gương cái gì? Rồi Mị Châu, Trọng Thủy mà phát huy lòng yêu nước thì em chắc cái lòng của chị bị thả mịa nó vào nồi nước luộc rồi. Chủ tịch Hồ chí Minh là một con người như thế nào mà chị ghép Người với 100 năm lịch sử Việt? Lịch sử Việt trăm năm tính từ thời điểm nào? Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, thế Hồ Chí Minh có từ khi nào? Đến nay là bao nhiêu năm? Chắc chị cũng chả hiểu chị đang viết cái gì, nghe người ta bẩu thế thì chị viết thế chị nhể.
Con gái em nó học lớp 4. Một hôm đi học về , em thấy nó dấm dúi khóc. Hỏi, nó bảo bị cô mắng là dốt như bò vì môn sử dễ thế mà cũng bị điểm kém. Mở bài kiểm tra của nó ra xem em thấy có câu hỏi thế này: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa nền giáo dục thời Lý Trần với thời Lê? Nào, các anh chị nhà báo trả lời hộ em câu hỏi này cái. Nếu không trả lời được thì mời xem cái đáp án của cô giáo nó: giáo dục thời Lý Trần chú trọng đến Phật giáo, còn thời Lê chú trọng đến Nho giáo!!!
Tiên sư bố chúng nó chứ! Một học sinh lớp 4, một đưa trẻ 9 tuổi liệu có thể hiểu thế nào là "nền giáo dục", "Nho giáo", "Phật giáo" không? Có hiểu được Phật giáo và Nho giáo khác nhau thế nào không? Có hiểu "nền giáo dục chú trọng vào Nho giáo, Phật giáo" nghĩa là thế nào không? Ngay đến cả các anh giáo chị giáo, các anh nhà báo chị nhà báo, chán vạn anh còn cha hiểu được nữa , nói gì đến con trẻ. Vậy mà những người viết sách giáo khoa, những giáo sư tiến sỹ, những nhà đại tri thức, vẫn cứ vô tư nhồi nhét vào đầu óc non trẻ mớ kiến thức lịch sử "hàn lâm" đến vớ vẩn như vậy. Mẹ kiếp, đúng là nền giáo dục giáo điều, vô cảm. Sử ta cũng phải chép y nguyên cả câu chửi này nữa.
Dân ta phải thuộc sử ta. Đã đành rồi.
Nhưng trước hết, sử ta phải đúng là sử đã!
(không biết tên tác giả)