8 Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
Kêu Gọi Ông Nguyễn Tấn Dũng
Trả Tự Do Cho Các Nhà Dân Chủ
Kính gởi:
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Qua Tòa Đại Sứ Việt Nam
1233 20th Sunset St.
Washington, DC 20036
Thưa Thủ Tướng:
Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đặt nền tảng cho việc bảo vệ những quyền căn bản của tất cả mọi người trên thế giới. Hôm nay, chúng ta cùng đứng chung trong Ngày Nhân Quyền 2008 để kỷ niệm 60 năm bản văn kiện trên và thêm nữa để kêu gọi tất cả các chính quyền tôn trọng những nguyên tắc được thiết lập trong bản tuyên ngôn.
Là những thành viên của Quốc Hội Hoa Kỳ, chúng tôi quan tâm tới những vi phạm nhân quyền đang xẩy ra trên thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam. Mặc dù đã hứa tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ và giam cầm nhiều người chỉ vì họ thực thi quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp.
Cô Phạm Thanh Nghiêm, 31 tuổi, là một nhà đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Cô đang bị giam giữ không xét xử tại nhà tù Trần Phú ở Hải Phòng. Việc bắt giam cô xảy ra sau khi cô làm đơn xin được biểu tình một cách ôn hòa. Ngoài ra, cô còn là mục tiêu theo rõi, sách nhiễu sau khi cô thực hiện những trợ giúp nhân đạo cho gia đình những ngư phủ Việt Nam, mà theo báo cáo, đã bị tấn công ngay trong hải phận Việt Nam bởi tàu chiến của hải quân Trung Quốc. Cô Nghiên vẫn tiếp tục kiên trì đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp, không kể tới những hê lụy.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, cũng được biết dưới tên Điếu Cày trên làng báo blog, là một nhà đấu tranh trên mạng internet tại Việt Nam, đã bị bỏ tù vì những bài viết và kêu gọi phản đối một cách ôn hòa. Điếu Cày là môt người tiên phong trong phong trào dân báo, tường trình về những vấn đề có tầm mức quốc gia cần được quan tâm như tham nhũng, bóc lột nhân công, và bạo hành của cảnh sát. Ông bị bắt vào tháng 4 khi kêu gọi tẩy chay cuộc rước đuốc thế vận ngang qua Việt Nam.
Theo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Phạm Thanh Nghiêm và Điếu Cày có quyền tự do hội họp, phản đối, và phát biểu một cách tự do. Chính quyền Việt Nam không những đã công nhận Bản Tuyên Ngôn mà còn có những cam kết khác về việc tôn trọng tự do cá nhân.
Sáu mươi năm trước đây, cộng đồng thế giới đã xăc nhận rằng tất cả mọi người đều sinh ra với những quyền căn bản và trách nhiệm tập thể của chúng ta là duy trì những quyền đó. Phạm Thanh Nghiêm và Điếu Cày cũng đã được sinh ra với những quyền đó, nhưng đã bị trừng phạt chỉ vì đã thực thi những quyền căn bản trên. Nhân quyền cần được áp dụng cho mọi cá nhân và cũng đã đến lúc Việt Nam phải công nhận và bảo vệ những quyền tự do đó.
Trân trọng kính chào,
Đồng ký tên:
Loretta Sanchez
Zoe Lofgren
John Olver
Maurice Hinchey
Janice Schakowsky
Chis Van Hollen
Edward Royce
Daniel Lungren
Sao kính gởi:
Ngài Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nước Việt Nam Bà Condoleeza Rice, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Ông Michael Michalak, Đai sứ Hoa kỳ tại Việt Nam Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Hoa Kỳ