“Lễ” trong ngành Ngoại Giao:
Trong xã hội có giai cấp, lễ dập đầu quỳ lạy là tiêu chí để phân biệt đẳng cấp, chủ yếu dùng trong quan trường, như chư hầu lạy hoàng đế, quan lạy vua, quan nhỏ lạy quan lớn, môn sinh lạy thầy, nô tài lạy ông chủ, vv… Vì nó có tác dụng duy trì quan hệ đẳng cấp trong nội bộ giai cấp thống trị nên nó được bọn thống trị bao đời nay sử dụng không có thay đổi gì. Tam bộ nhất bái là trên đường đến nơi diện kiến, cứ mỗi ba bước phải quỳ lạy một lạy. Lễ này thường được áp dụng để nối lại mối quan hệ hữu nghị sau những trận chiến Giáo Trừng (vừa phạt vừa dạy).
Ngoài lễ lạy ra, lễ nghi bày tỏ sự kính trọng còn có “cung”, tức là khoanh hai tay trước ngực để bày tỏ sự cung kính. Thiên vi Tử sách Luận ngữ nói: “Tử Lộ khoanh tay đứng hầu”. Khoanh tay, thường là tay trái để ngoài, tay phải để trong, khi dự lễ ma chay tống táng thì ngược lại. Một loại nữa là “ấp”, tức là khoanh tay, cúi đầu, ngày nay gọi là “tác ấp” (cúi đầu chào). Đó là lễ nghi khi chủ khách gặp mặt. Loại thứ ba là “Trường ấp”, tức là khi gặp nhau đứng nghiêm, hơi gập người, hai tay khoanh tròn, đó là lễ với người trên mình. Thứ tư là “Cúc cung” - gập người sát đất. Chủ yếu là gập người, khấu đầu. Lễ này xuất hiện muộn, đặc biệt áp dụng khi được vua ban cho 4, 8 hoặc 16 chữ vàng, và mỗi khi bái kiến sau đó.
Nguồn: Đại học Chính trị Quốc gia Chuyên ngành Ngoại giao.
Chép lại nhân dịp TT Nguyễn Tấn Dũng chuẩn bị công du Bắc Kinh vào cuối tháng này.